Nhiều tổ chức uy tín trên thế giới lạc quan về kinh tế Việt Nam

Đức Mạnh |

Các tổ chức trên thế giới tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay đạt 6,5% như Chính phủ đã đặt ra là hoàn toàn có thể đạt được.

Mục tiêu 6,5% là khả thi

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa công bố dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6%, giảm khoảng 0,3% so với dự báo mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 1. Tuy vậy, con số này của Việt Nam vẫn dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, bất chấp bối cảnh chung không mấy tích cực.

"Thương mại hàng hóa toàn cầu đang ghi nhận hiện trạng tăng trưởng vô cùng ảm đạm trong năm 2023. Tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của một số nền kinh tế lấy thương mại là động lực tăng trưởng chính, đặc biệt là ở Malaysia và Việt Nam, nơi tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức vừa phải" - World Bank nêu rõ.

Thực tế, mức tăng trưởng 6,5% cả năm như Chính phủ đã đặt ra được đánh giá là kịch bản lạc quan nhất. Dù đầy thách thức sau khi GDP quý I chỉ tăng 3,32% nhưng các tổ chức uy tín trên thế vẫn vẫn tin rằng mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được.

Theo đó, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Standard Chartered và ADB cùng đưa ra dự báo GDP Việt Nam 2023 tăng 6,5%.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phải đối mặt với không ít rủi ro, biến động phức tạp, khó lường như sự phục hồi chậm của các đối tác thương mại lớn. Áp lực lạm phát toàn cầu chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.

Bên cạnh đó còn là xu hướng tiếp tục thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia nhằm kiềm chế lạm phát; rủi ro gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu; an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu...

Bản thân doanh nghiệp cũng phải đối mặt với thách thức lớn để tồn tại, duy trì sản xuất, kinh doanh, chờ đợi cơ hội tích cực hơn từ thị trường.

Điều hành kinh tế vĩ mô tiếp tục chịu nhiều áp lực, thu ngân sách nhà nước thời gian tới có thể bị tác động mạnh do sản xuất, kinh doanh, đầu tư gặp khó khăn. Tình hình lao động, việc làm gặp nhiều thách thức...

Lạc quan về tương lai kinh tế đất nước 

Khảo sát của hãng nghiên cứu McKinsey & Company hồi đầu năm cho thấy, có đến 70% người trẻ thuộc thế hệ Millennials (những người sinh năm 1981 - 1996) ở Việt Nam bày tỏ sự lạc quan về triển vọng tương lai kinh tế của đất nước. Đây là tỉ lệ cao nhất trong số các quốc gia châu Á mà đơn vị này khảo sát.

Theo WGSN (Công ty toàn cầu về dự báo xu hướng), Việt Nam sẽ sớm trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và là một trong những quốc gia có kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á trong năm 2023.

Tổ chức này cho biết, Việt Nam nổi lên như điểm đến ưa thích của các công ty đa quốc gia vì ít xảy ra tình trạng gián đoạn sản xuất trong thời kì đại dịch. Số lượng công ty khởi nghiệp cũng đã tăng gấp đôi kể từ khi bắt đầu dịch COVID-19 đến giữa năm 2022. Cùng với đó, những cải tiến về cơ sở hạ tầng logistics góp phần thúc đẩy ngành thương mại điện tử của Việt Nam ước đạt giá trị 49 tỉ USD vào năm 2025.

"Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tin tưởng vào các nhãn hiệu và sản phẩm nội địa với 76% số người thích hàng hóa mang thương hiệu nội địa và "Made in Vietnam" hơn các thương hiệu nước ngoài" - bà Helen Sac - Giám đốc tư vấn khu vực châu Á Thái Bình Dương của WGSN - chia sẻ.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Các yếu tố bên ngoài đang đe dọa tăng trưởng GDP của Việt Nam

Thái Mạnh |

Các chuyên gia của VSI Rating đánh giá, tăng trưởng GDP quý 1 so với cùng kỳ năm trước giảm mạnh xuống 3.32% thấp hơn mức tăng 5.9% của quý 4 năm trước, chủ yếu do sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo sẽ đứng thứ 2 tại ASEAN

Trà My |

Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 đạt 5,8%, đứng thứ hai khu vực cùng với Campuchia và chỉ xếp sau Philippines. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc họp Quốc hội, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023

Song Minh |

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2023, thể hiện niềm tin vào sự phục hồi kinh tế toàn quốc sau đại dịch COVID-19, đồng thời cân bằng trước biến động kinh tế toàn cầu và bất ổn địa chính trị.

Mưa lớn giảm dần vẫn cần đề phòng lũ quét

Hiếu Anh |

Theo thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (văn phòng), từ ngày 15.6 mưa lớn có xu hướng giảm dần nhưng vẫn cần đề phòng lũ quét.

"CIA nhận tin mật từ châu Âu về âm mưu phá hoại Nord Stream"

Ngọc Vân |

Theo thông tin mới của đài truyền hình Hà Lan và báo chí Đức, các điệp viên Hà Lan đã biết về âm mưu của Ukraina phá hoại các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream và chuyển cảnh báo tới Washington.

Dân Thủ đô thấp thỏm lo ngập lụt

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Nắng nóng, cùng với sự háo hức đón chờ các cơn mưa giải nhiệt, người dân Thủ đô lại nơp nớp lo ngập lụt.

Cựu Tổng thống Donald Trump hầu tòa

Song Minh |

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu tòa hôm 13.6, không nhận tội trong vụ kiện tài liệu mật liên bang.

Chưa bàn giao, nhà đầu tư đổ xô thu gom đất dịch vụ ở Mê Linh

THU GIANG |

Thông tin gần 5.700 hộ dân ở huyện Mê Linh vừa được UBND TP Hà Nội giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, giao đất dịch vụ nợ gần 20 năm đang khiến nhiều nhà đầu tư bất động sản quan tâm, có động thái thu gom đất bán giá chênh kiếm lời dù chưa có đầy đủ giấy tờ, pháp lí.

Các yếu tố bên ngoài đang đe dọa tăng trưởng GDP của Việt Nam

Thái Mạnh |

Các chuyên gia của VSI Rating đánh giá, tăng trưởng GDP quý 1 so với cùng kỳ năm trước giảm mạnh xuống 3.32% thấp hơn mức tăng 5.9% của quý 4 năm trước, chủ yếu do sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh.

Tăng trưởng GDP Việt Nam dự báo sẽ đứng thứ 2 tại ASEAN

Trà My |

Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 đạt 5,8%, đứng thứ hai khu vực cùng với Campuchia và chỉ xếp sau Philippines. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Trung Quốc họp Quốc hội, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023

Song Minh |

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5% cho năm 2023, thể hiện niềm tin vào sự phục hồi kinh tế toàn quốc sau đại dịch COVID-19, đồng thời cân bằng trước biến động kinh tế toàn cầu và bất ổn địa chính trị.