Nga dè dặt trước "cách mạng nhung" ở nước vệ tinh Armenia

S.M |

Nhiều người nói đến một "cuộc cách mạng nhung" sẽ đưa Armenia, một quốc gia vốn phụ thuộc nặng nề vào Mátxcơva, bước vào kỷ nguyên dân chủ. Nhưng cho đến nay, Nga dường như vẫn dè dặt trước các biến động ở Armenia.

Theo nhà chính trị học Hrand Mikaelian được RFI dẫn lời, có rất nhiều cơ hội để lãnh đạo đối lập Armenia Nikol Pashinyan và đảng của ông lên nắm quyền, mặc dù cuộc thương lượng hôm 1.5 giữa Pashinyan với đảng đa số thất bại. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo đối lập vẫn kêu gọi dân chúng tiếp tục phong trào bất tuân dân sự. Tân chính phủ sẽ phải sửa luật để chuẩn bị tổ chức bầu cử trước kỳ hạn.

Dù chính trị Armenia thay đổi theo hướng nào, vai trò của nước Nga cũng sẽ rất lớn. Hoạt động phản kháng tại Armenia diễn ra cơ bản trong bầu không khí hết sức ôn hòa, chủ trương bất bạo động được tuân thủ, không có các cuộc tranh luận chia rẽ người Armenia thành hai phe thân Nga và chống Nga.

Lãnh đối lập Pashinyan, một chính trị gia rõ ràng có quan điểm thân phương Tây, tuyên bố, nếu lên nắm quyền "các lợi ích của Nga tại Armenia sẽ không bị đe dọa". Ông cũng không che giấu việc đã có cuộc gặp với các đại diện ngoại giao của Nga hôm 25.4, và Mátxcơva bảo đảm không can thiệp vào công việc nội bộ của Armenia.

Một tiến trình chuyển tiếp chính trị có thể gọi là "cách mạng nhung Armenia" đang diễn ra không có sự tham gia của bất cứ thế lực bên ngoài nào. Không có bất cứ một đảng phái nào, bên đối lập hay bên chính quyền, kêu gọi tác nhân bên ngoài, cho dù đảng Cộng hòa cầm quyền cùng các lãnh đạo của đảng này có mối quan hệ mật thiết với Mátxcơva, theo ghi nhận của nhà quan sát Richard Giragosian, giám đốc một trung tâm tư vấn độc lập ở Yerevan.

Quan hệ giữa Armenia và Nga không dễ dàng. Nhà phân tích Richard Giragosian một mặt nhấn mạnh đến những áp lực mà Mátxcơva có thể dùng để chi phối Yerevan, nhưng đồng thời cũng lưu ý đến những lúng túng của Nga.

Nga có nhiều cách để chi phối Armenia, bởi quốc gia này vốn phụ thuộc sâu sắc vào Mátxcơva, về quân sự, về khí đốt, chưa kể đến nguồn kiều hối đáng kể do người lao động ở Nga gửi về. Armenia là quốc gia duy nhất trong vùng Kavkaz có một căn cứ quân sự Nga.

Vậy vì sao Mátxcơva thận trọng? Nhà phân tích Richard Giragosian ghi nhận thái độ mà ông gọi là "thụ động, chờ đợi" của Mátxcơva. Ông đưa ra ba lý do.

Thứ nhất là về mặt an ninh, quân sự, Mátxcơva không muốn mạo hiểm để cho quan hệ với Yerevan trở nên thêm tồi tệ. Trong các đụng độ quân sự biên giới mới đây (2016) giữa Armenia với nước láng giềng Azerbaijan, phần thắng thuộc về Azerbaijan, chủ yếu do có các vũ khí hiện đại mua được từ Nga (trong lúc chính Armenia, chứ không phải Azerbaijan, nằm trong khối quân sự do Nga bảo trợ).

Điều thứ hai là Mátxcơva không hiểu được những gì đang thực sự diễn ra tại nước láng giềng đàn em nhỏ bé, bởi không có dấu hiệu là Mỹ và EU can thiệp, bởi vậy Mátxcơva quyết định không "khiêu khích phương Tây một cách vô ích".

Điểm quan trọng thứ ba, mà theo ông Richard Giragosian có thể là "điều quan trọng nhất" khiến Nga dè dặt. Đó là Thủ tướng tạm quyền Karen Karapetyan (một cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí Nga Gazprom), được coi là chỗ dựa đáng tin cậy của Mátxcơva, hiện đang nỗ lực "thoát khỏi quan hệ phụ thuộc vào Nga" và xích gần lại EU, đặc biệt với Thỏa thuận Đối tác Toàn diện Tăng cường (CEPA), được ký kết hồi tháng 11.2017. Ông Karen Karapetyan dự kiến sẽ là một "nhân tố căn bản" trong cuộc chuyển tiếp chính trị tại Armenia hiện nay.

S.M
TIN LIÊN QUAN

Lãnh đạo đối lập nước láng giềng Nga dọa gây "sóng thần chính trị"

Khánh Minh |

Lãnh đạo đối lập Armenia, ông Nikol Pashinyan dọa gây "một trận sóng thần chính trị" nếu không được bầu làm thủ tướng trong cuộc họp bất thường của Quốc hội hôm 1.5. Và ông đã thất bại.

"Cách mạng nhung" rúng động nước láng giềng đồng minh của Nga

N.V |

Tổng thống Armenia Armen Sargsyan hôm 23.4 đã chấp nhận sự từ chức của chính phủ dưới sức ép của người biểu tình.

Binh sĩ Nga tự sát vì vô tình bắn chết đồng đội

Vân Anh |

Một binh sĩ hợp đồng của Nga đã tự sát sau khi vô tình bắn chết một quân nhân ở trung tâm huấn luyện Alagyaz, Armenia hôm 23.10.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Lãnh đạo đối lập nước láng giềng Nga dọa gây "sóng thần chính trị"

Khánh Minh |

Lãnh đạo đối lập Armenia, ông Nikol Pashinyan dọa gây "một trận sóng thần chính trị" nếu không được bầu làm thủ tướng trong cuộc họp bất thường của Quốc hội hôm 1.5. Và ông đã thất bại.

"Cách mạng nhung" rúng động nước láng giềng đồng minh của Nga

N.V |

Tổng thống Armenia Armen Sargsyan hôm 23.4 đã chấp nhận sự từ chức của chính phủ dưới sức ép của người biểu tình.

Binh sĩ Nga tự sát vì vô tình bắn chết đồng đội

Vân Anh |

Một binh sĩ hợp đồng của Nga đã tự sát sau khi vô tình bắn chết một quân nhân ở trung tâm huấn luyện Alagyaz, Armenia hôm 23.10.