Một nghìn lẻ một kiểu chống gian lận thi cử ở các trường học thế giới

NH (T/H) |

Để chống gian lận trong thi cử, nhiều trường học trên thế giới đã áp dụng nhiều hình thức đặc biệt.

Đội mũ chống quay cop

Năm 2013, tạp chí Telegraph đăng tải bài báo nói rằng trường Đại học Kasetart Bangkok, Thái Lan yêu cầu sinh viên của mình đội những chiếc "mũ bảo hiểm chống gian lận" làm bằng bìa các tông hết sức thô sơ trong các kỳ thi giữa và cuối kỳ. Ban đầu bức ảnh được đăng trên Facebook của trường nhưng đã được gỡ bỏ vì gây ra nhiều tranh cãi.

Ban giám hiệu nhà trường cho biết, đây là biện pháp do các em học sinh và giáo viên cùng nhau đề ra để chống gian lận trong thi cử.
Ban giám hiệu nhà trường cho biết, đây là biện pháp do các em học sinh và giáo viên cùng nhau đề ra để chống gian lận trong thi cử.

Đáp lại sự tranh cãi của mọi người, Ban giám hiệu nhà trường cho biết, đây là biện pháp do các em học sinh và giáo viên cùng nhau đề ra để chống gian lận trong thi cử và không học sinh nào cảm thấy không vừa lòng vì chuyện này.

Nhà trường trả lời với giới truyền thông rằng: "Tất cả các học sinh đều cảm thấy rất thú vị khi áp dụng thử phương pháp chống gian lận thi cử mới lạ này”.

Làm bài thi giữa sân trường

Ngày 11.4.2015, hơn 1.700 học sinh tại một trường trung học ở Thiểm Tây, Trung Quốc phải ngồi dưới sân trường nắng nóng để làm bài kiểm tra.

Học sinh làm bài thi giữa sân trường.
Học sinh làm bài thi giữa sân trường.

Khá nhiều trường ở Trung Quốc đã áp dụng hình thức thi cử lạ đời này. Chẳng hạn như trong một kỳ thi của trường Cao đẳng Shaanxi Sanhe, hơn 3.800 thí sinh cũng phải ngồi giữa sân trường làm bài thi dưới sự giám sát của 80 giám thị ngồi trên thang, sử dụng ống nhòm hoặc máy ảnh có độ phân giải cực nét.

Sử dụng Flycam để quan sát

Ở Bỉ, giáo viên tại Đại học Thomas More ở thành phố Antwerp, Bỉ đã từng sử dụng thiết bị bay không người lái gắn camera GoPro để giám sát thí sinh trong các kỳ thi. Với thiết bị tân tiến này, giáo viên chỉ cần ngồi một chỗ và điều khiển thiết bị bay để giám sát mọi hành vi, cử chỉ của các thí sinh.

Flycam được sử dụng để quan sát, phát hiện thí sinh gian lận.
Flycam được sử dụng để quan sát, phát hiện thí sinh gian lận.

Vào rừng thi

Ở Myanmar, cách chống gian lận thi cử là cho thí sinh vào trong rừng làm bài thi.

Che ô khi làm bài thi

Cụ thể vào tháng 12.2016, một thầy giáo tại tỉnh Songkhla, Thái Lan đã nảy ra ý tưởng ngăn chặn các hành vi gian lận, nhìn bài khi thi cử của học sinh. Theo đó, các thí sinh trung học buộc phải che ô và ngồi dưới đó làm bài.

Trường học yêu cầu học sinh che ô khi làm bài.
Trường học yêu cầu học sinh che ô khi làm bài.

Theo lý giải của thầy giáo này, việc che ô sẽ khiến các học sinh không thể nhìn bài nhau. Hơn nữa, những chiếc ô đầy màu sắc sẽ giúp không khí của buổi thi bớt căng thẳng, tăng hiệu quả thi cử hơn rất nhiều.

Cắt hệ thống internet tạm thời

Kỳ thi vào lớp 6 được xem như là tiêu chuẩn giáo dục, mang tính chất quyết định ở đất nước Iraq. Nếu học sinh thi trượt, sẽ phải nói lời tạm biệt với con đường học hành. Chính vì vậy, hệ thống Internet tại nước này đã bị cắt tạm thời trong khoảng từ 5h-8h sáng theo giờ địa phương (trùng với thời điểm diễn ra kỳ thi).

NH (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Vụ gian lận thi cử: Phụ huynh “chạy điểm” cũng cần bị xử lý, dù là ai

Đặng Chung |

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu những phụ huynh dùng tiền chạy điểm cho con không bị công khai và xử lý, sẽ là không công bằng với những thí sinh học thật, thi thật.

Infographic: Những vụ án gian lận thi cử chấn động thế giới

Văn Thắng - Nguyễn Hà |

Những vấn đề xung quanh câu chuyện gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La vẫn làm nóng dư luận. Trên thế giới cũng đã từng ghi nhận nhiều vụ gian lận gây chấn động.

Thầy giáo phát hiện sai phạm thi cử: Phải công khai thí sinh gian lận

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - một trong những người đầu tiên phát hiện ra những sai phạm trong gian lận thi cử cho rằng, cần thiết công khai danh tính của những thí sinh gian lận, nếu không nhiều hệ lụy khác có thể xảy ra.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Vụ gian lận thi cử: Phụ huynh “chạy điểm” cũng cần bị xử lý, dù là ai

Đặng Chung |

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu những phụ huynh dùng tiền chạy điểm cho con không bị công khai và xử lý, sẽ là không công bằng với những thí sinh học thật, thi thật.

Infographic: Những vụ án gian lận thi cử chấn động thế giới

Văn Thắng - Nguyễn Hà |

Những vấn đề xung quanh câu chuyện gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sơn La vẫn làm nóng dư luận. Trên thế giới cũng đã từng ghi nhận nhiều vụ gian lận gây chấn động.

Thầy giáo phát hiện sai phạm thi cử: Phải công khai thí sinh gian lận

Nguyễn Hà - Đặng Chung |

Thầy giáo Vũ Khắc Ngọc - một trong những người đầu tiên phát hiện ra những sai phạm trong gian lận thi cử cho rằng, cần thiết công khai danh tính của những thí sinh gian lận, nếu không nhiều hệ lụy khác có thể xảy ra.