Mất thị trường khí đốt lớn nhất, Gazprom chật vật sinh tồn

Thanh Hà |

Gazprom trải qua biến động mạnh sau khi khách hàng lớn nhất giảm nhập khẩu khí đốt Nga.

Cuối năm ngoái, Gazprom báo cáo doanh số bán khí đốt sang Trung Quốc ở mức kỷ lục. Tuy nhiên, trên thực tế, công ty đang phải vật lộn với việc mất đi thị trường lớn nhất ở châu Âu.

“Gazprom hiểu rằng họ sẽ không bao giờ có được miếng bánh to và béo bở như châu Âu nữa. Họ phải chấp nhận điều đó. Con đường duy nhất hiện nay là tìm kiếm những nguồn doanh thu tương đối nhỏ hơn, dần dần phát triển chúng và thu thập những mảnh nhỏ" - Marcel Salikhov - người đứng đầu Viện Năng lượng và Tài chính - cho biết.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Nga còn dự đoán kết quả cả năm 2023 của Gazprom cho thấy công ty không còn có lãi và khoản lỗ ròng có thể lên tới 1 nghìn tỉ rúp (10,8 tỉ USD) vào năm 2025.

Tỉ trọng khí đốt EU nhập từ Nga giảm từ hơn 40% năm 2021 xuống còn 8% vào năm ngoái, theo dữ liệu của EU. Giá khí đốt cũng giảm xuống so với mức đỉnh ghi nhận vào đầu cuộc xung đột ở Ukraina.

Ông Salikhov chỉ ra, Gazprom đang tìm khách hàng mới. Tuy nhiên, giao dịch của ông lớn khí đốt Nga tại Trung Á và việc tăng nguồn cung sang Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ bù đắp được từ 5-10% thị trường châu Âu đã mất.

Để đạt được thay đổi đáng kể, Gazprom cần đầu tư rất lớn vào đường ống dẫn khí cũng như các cơ sở hạ tầng khác để phục vụ những thị trường mới, Financial Times lưu ý.

Thời điểm xung đột ở Ukraina nổ ra, Gazprom dường như ở vị thế tốt hơn so với các nhà xuất khẩu năng lượng khác của Nga vì khí đốt chưa bị phương Tây trừng phạt như dầu mỏ.

Tuy nhiên, tình hình xoay chuyển vào tháng 9.2022 khi đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2 bị vỡ. Nord Stream 1 vận chuyển tới 40% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu, khiến Nga gặp thêm bất lợi.

Với Gazprom, thị trường Nga luôn chiếm thị phần lớn hơn nhiều so với châu Âu, qua đó giúp công ty trụ vững. Tuy nhiên, giá khí đốt mà Gazprom bán trong nước thấp hơn nhiều nên doanh số bán hàng trong nước không đủ để bù đắp cho việc mất thị trường EU.

Thêm vào đó, Gazprom phải bán khí đốt trong nước theo mức giá quy định, trong khi các đối thủ như Rosneft và Novatek do tư nhân điều hành có thể bán giá chiết khấu.

Nhà nước Nga cũng áp đặt khoản thuế bổ sung hàng tháng với Gazprom là 50 tỉ rúp sau khi xung đột Ukraina nổ ra. Khoản thuế này kéo dài tới 2025.

Dù xuất khẩu khí đốt Nga sang Trung Quốc tăng lên, khối lượng tăng lên vẫn tương đối nhỏ, Financial Times lưu ý. Nga đưa sang Trung Quốc khoảng 22 tỉ mét khối khí đốt qua đường ống vào năm ngoái, rất nhỏ so với mức trung bình 230 tỉ mét khối xuất khẩu sang châu Âu trong thập kỷ trước cuộc chiến ở Ukraina.

Gaprom có thể cải thiện triển vọng nếu đạt được thỏa thuận xây đường ống dẫn khí “Sức mạnh Siberia 2” (Power of Siberia 2) dài 3.550km, kết nối các mỏ khí từng cung cấp cho châu Âu để chuyển sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh và Mátxcơva vẫn chưa thống nhất được việc xây dựng đường ống.

Các nhà phân tích độc lập cũng như các nhà nghiên cứu làm việc cho nhà nước Nga đều nhận định, ngay cả trong kịch bản lạc quan nhất, đường ống dẫn khí Sức mạnh Siberia 2 cũng sẽ cần nhiều năm để xây dựng và không thể bù đắp được doanh số bị mất ở châu Âu.

Bên cạnh đó, dù xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga đang dần tăng lên nhưng vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ so với lượng giao khí đốt qua đường ống dẫn khí trước chiến tranh.

Novatek chiếm phần lớn lượng xuất khẩu LNG của Nga, trong khi đó, Gazprom thiếu cơ sở hạ tầng chuyên dụng để chuyển đổi và vận chuyển nhiên liệu dạng lỏng.

Gazprom Neft - đơn vị kinh doanh dầu mỏ của Gazprom - đã trở thành cứu cánh của công ty, đóng góp 36% doanh thu và 92% thu nhập ròng trong nửa đầu năm 2023. Giá trị thị trường của Gazprom Neft thậm chí còn vượt qua giá trị thị trường của công ty mẹ vào năm ngoái.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo lặp lại khủng hoảng khí đốt EU

Ngọc Vân |

Nguồn cung khí đốt của EU an toàn và ổn định, nhưng thời tiết lạnh giá và căng thẳng địa chính trị đe dọa lặp lại cuộc khủng hoảng khí đốt.

EU chi hàng chục tỉ euro mua khí đốt và dầu của Nga

Ngọc Vân |

EU đã chi gần 30 tỉ euro để mua khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga trong năm 2023.

Tranh chấp mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu được đưa ra tòa trọng tài

Thanh Hà |

Các ông lớn khí đốt đã đưa vụ tranh chấp mỏ khí đốt Groningen với Hà Lan ra tòa trọng tài.

Vụ nhờ Đỗ Hữu Ca chạy án, Trương Xuân Đước điều hành 26 công ty, mua bán hơn 21.000 hóa đơn

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Theo cáo trạng, “ông trùm hóa đơn” Trương Xuân Đước cùng vợ đã thành lập 26 công ty, trong đó có 10 công ty do Đước trực tiếp làm giám đốc; số còn lại do những người khác đứng danh giám đốc. Suốt quá trình hoạt động cho đến khi bị bắt, thông qua 26 công ty này, đã có hơn 21.000 hóa đơn được mua bán.

"Thót tim" các phương tiện vượt ẩu trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Cao tốc Cam Lộ - La Sơn có tổng chiều dài 98,3 km đi qua địa phận 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị hiện có 2 làn xe, không có dải phân cách, nhiều phương tiện lái ẩu, vượt lấn làn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cao tốc này tồn tại những bất cập khiến nhiều người lo lắng khi lưu thông trên tuyến đường này.

Chợ truyền thống Yên Bái xuống cấp, tiểu thương ngủ gật vì vắng khách, ế ẩm

Hồng Nguyên |

Từng được coi là trung tâm mua sắm của tỉnh Yên Bái và vùng lân cận, nhưng hiện tại chợ truyền thống này đã xuống cấp, lượng khách ra vào vô cùng thưa thớt.

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long xin giảm án

Việt Dũng |

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long - người bị kết án 18 năm tù trong đại án Việt Á về tội "Nhận hối lộ" - đã gửi đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Đối tượng ở Hải Dương chế thiết bị đánh bạc bịp có chất phóng xạ

Hoàng Khôi |

Sáng 21.2, Công an tỉnh Hải Dương thông tin, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh vừa có Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Đinh Trọng Thủy (sinh năm 1966, trú tại phường Bình Hàn, TP.Hải Dương) về tội “Tàng trữ, sử dụng trái phép chất phóng xạ” quy định tại khoản 1 Điều 309 Bộ luật Hình sự.

Cảnh báo lặp lại khủng hoảng khí đốt EU

Ngọc Vân |

Nguồn cung khí đốt của EU an toàn và ổn định, nhưng thời tiết lạnh giá và căng thẳng địa chính trị đe dọa lặp lại cuộc khủng hoảng khí đốt.

EU chi hàng chục tỉ euro mua khí đốt và dầu của Nga

Ngọc Vân |

EU đã chi gần 30 tỉ euro để mua khí đốt, dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga trong năm 2023.

Tranh chấp mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu được đưa ra tòa trọng tài

Thanh Hà |

Các ông lớn khí đốt đã đưa vụ tranh chấp mỏ khí đốt Groningen với Hà Lan ra tòa trọng tài.