Chợ truyền thống ngày càng ế ẩm

KHÁNH LINH |

Việc cắt giảm chi tiêu của người dân do tình hình kinh tế khó khăn cùng với xu hướng mua hàng của người dân thay đổi, chuyển từ mua trực tiếp qua kênh trực tuyến khiến chợ truyền thống đang mất dần sức hút, trở nên vắng khách ngay trong mùa mua sắm cuối năm.

Bán hàng không đủ chi phí hằng ngày

Theo ghi nhận của Lao Động vào tháng 11.2023, một số chợ truyền thống nổi tiếng kinh doanh sầm uất tại TPHCM như chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Tân Định (Quận 1)… đều xuất hiện những bảng "sang sạp", "cho thuê sạp" thậm chí nhiều kiốt đóng cửa để cắt giảm chi phí.

Bà Khánh Hương - một tiểu thương bán hàng gia dụng tại chợ Bà Chiểu hơn 30 năm - chia sẻ, vào thời “hoàng kim” của chợ truyền thống, khu chợ này chật kín các sạp kinh doanh đủ loại mặt hàng, một kiốt tại chợ có thể đem lại thu nhập đủ nuôi cả gia đình và chi phí cho con cái ăn học.

“Ngày trước, muốn thuê hay mua lại sạp ở chợ còn phải tranh nhau. Có lúc, 1 kiốt chợ vài mét vuông còn đắt đỏ hơn mua một căn nhà, nhưng ai buôn bán cũng phải dành dụm, gom góp để mua "đứt". Thế nhưng, chợ bây giờ có nhiều sạp đóng cửa gần cả năm nay, cho thuê hay sang lại giá rẻ cũng không mấy ai quan tâm”- bà Hương nói.
Không khí vắng vẻ, ảm đạm đặc biệt diễn ra ở khu vực bán quần áo, đồ gia dụng, giày dép… Bà Cù Thị Kim Thúy - tiểu thương bán quần áo tại chợ Bà Chiểu - rưng rưng tâm sự, thời gian gần đây có những ngày mở cửa nhưng không bán được món đồ nào.

“Cứ nghĩ rằng sau dịch tình hình sẽ ổn hơn nhưng bây giờ một mình tôi “ôm” 7 sạp, ế đến mức một mình bán mà không cần thuê thêm người phụ” - bà Thúy ngán ngẩm.

Hiện nay, có rất nhiều tiểu thương kinh doanh truyền thống đang nỗ lực học và áp dụng công nghệ, bán hàng trực tuyến.
Ông Phạm Ngọc Duy - tiểu thương kinh doanh vàng bạc tại chợ Hòa Bình (Quận 5) - cho biết, thời điểm sau dịch lượng khách mua trực tiếp tại chợ sụt giảm, cửa hàng phải tìm mọi cách để tiếp tục kinh doanh nhằm có đủ nguồn thu, chi phí duy trì cửa hàng và đội ngũ nhân viên. Khi thấy hình thức bán hàng online, ông Duy cùng vợ nghiên cứu bán thử, ban đầu chỉ chụp hình sản phẩm rồi đăng bài.

“Hiện tại, đã bán được cho những khách hàng ở nhiều tỉnh thành, không riêng TPHCM. Bán online khó nhất là làm sao đảm bảo được an toàn khi vận chuyển hàng, đáp ứng tốt nhất được yêu cầu của khách nên phải tư vấn hết sức kỹ càng” - ông Duy kể.

Chợ truyền thống phải thay đổi, tạo ra nhiều giá trị

Trao đổi với Lao Động, TS Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TPHCM - xác nhận, đi qua các chợ truyền thống hay khu phố mua sắm nổi tiếng tại TPHCM thời điểm này sẽ đều thấy treo bảng cho thuê, sang nhượng mặt bằng, sạp.

Khi kinh tế khó khăn, người dân có tâm lý thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm và cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình kinh doanh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các kênh bán hàng online, chợ truyền thống ảm đạm là một xu hướng tất yếu.

“Khi kinh doanh khó khăn, tiểu thương sẽ tìm giải pháp tối ưu nhất về chi phí để tiếp tục tồn tại và phát triển, trong đó có trả mặt bằng rút về kinh doanh online. Nhưng kinh doanh online hiện nay cũng đang có một số vấn đề cần giải quyết và kiểm soát, đó là thẩm định chất lượng sản phẩm” - TS Trần Quang Thắng nhận định.

Theo Viện trưởng Viện Kinh tế và quản lý TPHCM, chợ truyền thống cần thích ứng với nhu cầu và sở thích đang thay đổi của khách hàng trong thế giới hiện đại, đồng thời vẫn giữ được bản sắc và nét độc đáo riêng.

“Chợ truyền thống không chỉ là nơi buôn bán mà còn là một nét văn hóa phải lưu giữ, một số ngôi chợ còn gắn liền với lịch sử và là điểm nhấn của thành phố. Không thể để chợ truyền thống biến mất được, do đó cần có sự hỗ trợ, trợ giúp của Nhà nước” - TS Trần Quang Thắng nói.

Theo đó, một số biện pháp khả thi để duy trì, phát triển chợ truyền thống có thể là đổi mới mô hình kinh doanh để tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Chẳng hạn như cung cấp sản phẩm đa dạng, chất lượng với giá thành cạnh tranh hơn. Cung cấp các dịch vụ bổ sung như tham quan, ẩm thực, tổ chức các lễ hội, sự kiện tại chợ để thu hút du khách và người dân địa phương, đẩy mạnh du lịch. Tận dụng công nghệ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như cung cấp dịch vụ đặt hàng, giao hàng trực tuyến, các tùy chọn thanh toán kỹ thuật số.

KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

“Cảnh buồn” trong những khu chợ truyền thống nổi tiếng của Hà Nội

Hoàng Nam - Huyền Mai |

Không còn cảnh chen chúc lựa chọn hàng hóa, các khu chợ nổi tiếng một thời tại Hà Nội ngày càng đìu hiu, vắng lặng. Khi có nhiều phương thức bán hàng nở rộ cũng là lúc một số chợ truyền thống tại Hà Nội lâm vào cảnh đìu hiu.

Nằm cạnh khu công nghiệp, chợ truyền thống vẫn ế ẩm

MỸ LY |

Dù nằm cạnh Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ) với số lượng công nhân đông đúc, nhưng nhiều tiểu thương tại chợ Sang Trắng (quận Bình Thủy) vẫn ngán ngẩm vì buôn bán ế ẩm. Nguyên nhân do hầu hết người lao động đều thắt chặt chi tiêu vì thu nhập giảm sút.

Không sử dụng túi nilon tại các chợ truyền thống, liệu có khả thi?

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Mới đây, Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024. Trong đó, phấn đấu đến hết năm 2024, 60-70% các chợ truyền thống, 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.

Tác phẩm gây ấn tượng mạnh khi kể về công nhân thất nghiệp, ngụp lặn buôn đất

Anh Trang (thực hiện) |

Tác phẩm “Hệ sinh thái và cánh diều của cha” của tác giả Nguyễn Thị Oanh (bút danh Trâm Oanh) tạo ấn tượng mạnh trong “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn“ khi viết về bi kịch của những công nhân bị thời 4.0 đẩy khỏi nhà máy.

Cải tạo chung cư cũ vẫn "giậm chân tại chỗ" 20 năm qua

Quỳnh Trang |

Từ năm 2005, Hà Nội bắt đầu cải tạo các khu chung cư cũ. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn, vướng mắc nên suốt 20 năm qua, việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội vẫn "giậm chân tại chỗ", chỉ có khoảng 1,2% trong tổng số 1.579 nhà chung cư cũ được cải tạo, xây dựng lại. Để hiểu hơn về vấn đề này, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn KTS. Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Một huyện ở Bắc Giang quyết liệt phản đối Amway tổ chức hội thảo đa cấp

Trần Tuấn |

UBND huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) có nhiều văn bản quyết liệt phản đối cho Công ty TNHH Amway Việt Nam tổ chức hội thảo bán hàng đa cấp trên địa bàn huyện.

Chuẩn bị hợp long cầu hơn 100 tỉ đồng nối 2 bờ sông Chảy

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Công trình cầu Tô Mậu hơn 100 tỉ đồng, dài 159m nối 2 bờ sông Chảy sẽ được hợp long vào ngày mai (26.11).

Nhân viên kế toán trường học mong giảm tuổi hưu vì công việc nặng nhọc

trà my |

Không chỉ riêng giáo viên mầm non ủng hộ đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu mà các kế toán trường học cũng mong muốn đề xuất này sớm được thực hiện.

“Cảnh buồn” trong những khu chợ truyền thống nổi tiếng của Hà Nội

Hoàng Nam - Huyền Mai |

Không còn cảnh chen chúc lựa chọn hàng hóa, các khu chợ nổi tiếng một thời tại Hà Nội ngày càng đìu hiu, vắng lặng. Khi có nhiều phương thức bán hàng nở rộ cũng là lúc một số chợ truyền thống tại Hà Nội lâm vào cảnh đìu hiu.

Nằm cạnh khu công nghiệp, chợ truyền thống vẫn ế ẩm

MỸ LY |

Dù nằm cạnh Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ) với số lượng công nhân đông đúc, nhưng nhiều tiểu thương tại chợ Sang Trắng (quận Bình Thủy) vẫn ngán ngẩm vì buôn bán ế ẩm. Nguyên nhân do hầu hết người lao động đều thắt chặt chi tiêu vì thu nhập giảm sút.

Không sử dụng túi nilon tại các chợ truyền thống, liệu có khả thi?

Hồng Diệp - Hiệp Phạm |

Mới đây, Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2024. Trong đó, phấn đấu đến hết năm 2024, 60-70% các chợ truyền thống, 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường.