Lý do EU mãi chưa "cai" được khí đốt Nga

Thanh Hà |

Dù Liên minh châu Âu (EU) đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga nhưng một lượng đáng kể vẫn đang chảy vào khối này.

Theo dữ liệu của EU, tỉ trọng nhập khí đốt Nga qua đường ống của các quốc gia thành viên đã giảm từ 40% năm 2021 xuống còn khoảng 8% vào năm 2023.

Tuy nhiên, khi tính cả khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), thị phần khí đốt của Nga trong tổng lượng khí đốt của EU năm ngoái là 15%.

Cách quan trọng để EU giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga là tăng nhập khẩu LNG từ các nước như Mỹ và Qatar. Tuy nhiên, điều này vô tình dẫn đến làn sóng LNG Nga giảm giá sâu tràn vào khối.

Theo nhà cung cấp dữ liệu Kpler, Nga hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai của EU. Nhập khẩu LNG từ Nga chiếm 16% tổng nguồn cung LNG của EU trong năm 2023, tăng 40% so với lượng LNG Nga bán cho EU năm 2021.

Khối lượng nhập khẩu năm 2023 giảm nhẹ so với năm 2022, nhưng dữ liệu từ quý I/2024 cho thấy LNG của Nga sang châu Âu tăng trở lại 5% so với cùng kỳ năm trước.

Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ là những nhà nhập khẩu lớn. Ba quốc gia này chiếm 87% lượng LNG nhập vào EU năm 2023.

Tuy nhiên, phần lớn LNG này không phục vụ thị trường châu Âu mà được xử lý tại các cảng châu Âu trước khi tái xuất khẩu sang các nước thứ 3 trên khắp thế giới. Với diễn tiến này, một số quốc gia và công ty EU sẽ thu được lợi nhuận.

Một báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) chỉ ra, chưa tới 1/4 (22%) lượng LNG nhập khẩu từ Nga của châu Âu được vận chuyển sang thị trường toàn cầu trong năm 2023.

Petras Katinas - nhà phân tích năng lượng của CREA - chia sẻ với DW rằng, phần lớn LNG này được bán cho các nước châu Á.

Do đó, một số thành viên EU, như Thụy Điển, Phần Lan và các nước vùng Baltic, đang gây sức ép để EU ban hành lệnh cấm hoàn toàn với LNG của Nga.

Cuộc thảo luận của EU đang tập trung vào cấm tái xuất LNG của Nga từ các cảng châu Âu. Theo hãng tin Bloomberg, việc xử phạt các dự án LNG quan trọng của Nga như Arctic LNG 2, kho cảng LNG UST Luga và nhà máy Murmansk cũng đang được xem xét.

Tuy nhiên, Acer - cơ quan quản lý năng lượng của EU - gần đây cảnh báo, giảm nhập khẩu LNG nào của Nga phải diễn ra “theo các bước dần dần” để tránh cú sốc năng lượng.

Các đường ống dẫn khí đang đưa khí đốt Nga vào châu Âu (màu xanh). Ảnh
Các đường ống dẫn khí vẫn đang đưa khí đốt Nga vào châu Âu (màu xanh). Ảnh: DW

Khí đốt từ Nga vẫn đang đưa sang EU theo đường ống dẫn khí. Dù đường ống Nord Stream không hoạt động và đường ống Yamal không còn đưa khí đốt của Nga đến châu Âu, khí đốt của Nga vẫn chảy vào trung tâm khí đốt Baumgarten của Áo thông qua các đường ống đi qua Ukraina. Công ty năng lượng OMV thuộc sở hữu nhà nước của Áo có hợp đồng với công ty khí đốt Gazprom của Nga cho đến năm 2040.

Vào tháng 2 năm nay, Áo xác nhận 98% lượng khí đốt nhập khẩu trong tháng 12.2023 là từ Nga. Chính phủ Áo muốn phá hợp đồng với Gazprom càng sớm càng tốt nhưng để việc phá hợp đồng được thực hiện một cách hợp pháp, EU cần có các biện pháp trừng phạt khí đốt Nga.

Giống như Áo, Hungary tiếp tục nhập khẩu khí đốt Nga qua đường ống dẫn khí với số lượng lớn. Gần đây, Hungary cũng đã đạt được thỏa thuận khí đốt với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng các chuyên gia cho rằng lượng khí đốt thông qua đường ống Turkstream cũng đến từ Nga.

Các chuyên gia chỉ ra, một số quốc gia tiếp tục mua khí đốt của Nga vì đang hưởng lợi từ các hợp đồng giá rẻ và hấp dẫn. Do đó, trừ khi và cho đến khi có lệnh cấm khí đốt Nga thì việc tiêu thụ hay không tiêu thụ khí đố Nga tùy thuộc vào từng quốc gia.

Với các quốc gia như Áo và Hungary, việc chấm dứt nhập khẩu khí đốt Nga thông qua đường ống cuối cùng có thể là do Ukraina định đoạt. Kiev khẳng định sẽ không gia hạn các thỏa thuận hiện có với Gazprom để trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ. Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào cuối năm 2024.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đức tuyên bố không cần khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức tuyên bố không còn phụ thuộc vào LNG hoặc khí đốt Nga, kêu gọi các nước EU khác làm theo.

Tuyến đường mới đưa khí đốt Nga vào thẳng châu Âu

Thanh Hà |

Khí đốt Nga từng được đưa vào châu Âu qua đường ống dẫn khí nay thay bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển tới các cảng biển.

Cửa hậu mới cho khí đốt Nga tái bao phủ khắp châu Âu

Thanh Hà |

Thỏa thuận khí đốt dấu mốc của Hungary với Thổ Nhĩ Kỳ đang mang lại cho Budapest một huyết mạch năng lượng nhưng có thể mở ra một cửa hậu mới cho Nga tái thiết lập ảnh hưởng với hệ thống năng lượng châu Âu.

Biển người ngắm pháo hoa chào mừng lễ 30.4 tại TPHCM

NHÓM PV |

TPHCM - Hàng nghìn người dân, du khách đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ và bến Bạch Đằng (Quận 1) ngắm pháo hoa từ nóc hầm Thủ Thiêm, chào mừng lễ 30.4.

Dự án chung cư Hà Nội bật tăng gần 150 triệu đồng/m2

Thu Giang |

Nguồn cung khan hiếm khiến phân khúc căn hộ chung cư tại TP Hà Nội liên tục lập đỉnh, thậm chí có dự án đã chạm ngưỡng gần 150 triệu đồng/m2.

EU vô thức lún sâu phụ thuộc mặt hàng mới của Nga như với khí đốt

Song Minh |

EU đang “mộng du” và trở nên phụ thuộc vào phân bón của Nga giống như đã từng phụ thuộc vào khí đốt.

Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%

PHẠM ĐÔNG |

Từ 1.7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30%. Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Rơi tự do, mất ngưỡng kháng cự 2.300 USD/ounce

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 1.5: Tính đến 1h00, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 82,6-85,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn niêm yết quanh mức 74,3-76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới "rơi" khỏi ngưỡng 2.300 USD/ounce.

Đức tuyên bố không cần khí đốt Nga

Ngọc Vân |

Đức tuyên bố không còn phụ thuộc vào LNG hoặc khí đốt Nga, kêu gọi các nước EU khác làm theo.

Tuyến đường mới đưa khí đốt Nga vào thẳng châu Âu

Thanh Hà |

Khí đốt Nga từng được đưa vào châu Âu qua đường ống dẫn khí nay thay bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển tới các cảng biển.

Cửa hậu mới cho khí đốt Nga tái bao phủ khắp châu Âu

Thanh Hà |

Thỏa thuận khí đốt dấu mốc của Hungary với Thổ Nhĩ Kỳ đang mang lại cho Budapest một huyết mạch năng lượng nhưng có thể mở ra một cửa hậu mới cho Nga tái thiết lập ảnh hưởng với hệ thống năng lượng châu Âu.