Lộ diện nhà máy "nhiên liệu của tương lai" lớn nhất thế giới

Ngọc Vân |

Ở Vịnh Nelson Mandela, tỉnh Đông Cape của Nam Phi, hàng nghìn ha đất sắp trở thành nhà máy “nhiên liệu của tương lai” - nhà máy sản xuất amoniac xanh lớn nhất thế giới.

Amoniac, được tạo thành từ nitơ và hydro, thường được sử dụng làm phân bón. Vào đầu những năm 1910, các nhà khoa học đã nghĩ ra cách tổng hợp phân bón, nhưng trước đó, phân bón nông nghiệp chính là phân chim hoặc phân dơi, phải lấy từ các đảo nhiệt đới và rất khan hiếm.

Sản xuất amoniac ở quy mô công nghiệp giúp nông nghiệp bùng nổ. Theo một nghiên cứu của Đại học Manitoba, nếu không có amoniac sẽ không thể sản xuất khoảng một nửa lương thực của thế giới ngày nay.

Amoniac cũng được sử dụng để sản xuất chất nổ cho ngành khai thác mỏ và là thành phần chính trong nhiều sản phẩm dược phẩm và tẩy rửa.

Hiện tại, sản xuất amoniac chủ yếu dùng nhiên liệu hóa thạch, tạo ra 1,8% lượng khí thải CO2 toàn cầu. Nhưng bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo, có thể sản xuất được amoniac “xanh”, cắt giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất nông nghiệp và mở ra nhiều khả năng sử dụng amoniac.

Nổi bật trong số đó là việc sử dụng amoniac làm nhiên liệu, có thể giúp khử cacbon trong lĩnh vực vận tải biển. Theo CNN, đó là những gì nhà máy ở Vịnh Nelson sẽ chú trọng.

“Amoniac xanh sẽ bắt đầu thay thế dầu FO trên tàu và sẽ thay thế dầu diesel. Nó sẽ trở thành nhiên liệu của tương lai, đặc biệt là trong ngành hàng hải” - Colin Loubser, giám đốc điều hành của Hive Energy Châu Phi, đơn vị đang xây dựng nhà máy, cho biết.

Loubser giải thích, quá trình tạo ra amoniac xanh khá đơn giản, chỉ cần nước, không khí và điện. Điện phân được sử dụng để tách nước thành hydro và ôxy, và một bộ phận tách khí chiết xuất nitơ từ không khí. Hydro và nitơ sau đó được kết hợp để tạo ra amoniac.

“Quá trình làm cho amoniac trở nên xanh là sử dụng năng lượng tái tạo cho việc này, chứ không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, than đá hoặc khí đốt. Đó là một quy trình hoàn toàn xanh” - Loubser nói.

Nhà máy trị giá 4,6 tỉ USD dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2026. Nhà máy sẽ được cung cấp năng lượng bởi một trang trại điện mặt trời gần đó và sẽ lấy nước (cần một lượng lớn để tạo ra amoniac) từ một nhà máy muối ăn địa phương chuyên khử muối trong nước biển.

Theo Loubser, ít nhất 20.000 việc làm sẽ được tạo ra trong khu vực trong suốt vòng đời của dự án.

Đây sẽ là một sự phát triển đáng hoan nghênh cho khu vực. Asanda Xawuka của Coega Development Corporation - đơn vị chịu trách nhiệm mang lại việc làm cho khu vực - cho biết: “Chúng tôi đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19. Nhiều công việc đã bị mất ở Nam Phi. Đối với chúng tôi ở Đông Cape, tỉ lệ thất nghiệp đang ở mức trên 50%. Điều đó có nghĩa là nhà máy tương lai sẽ đem đến cơ hội việc làm lớn cho chúng tôi”.

Ngành vận tải biển tạo ra gần 3% lượng khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2018. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, amoniac sẽ cần chiếm 45% nhu cầu nhiên liệu cho tàu bè toàn cầu vào năm 2050, để có thể thực hiện được kịch bản phát thải ròng bằng 0.

Theo nghiên cứu của Đại học Manitoba, amoniac xanh cũng có thể được đốt cháy trong các nhà máy nhiệt điện than hiện có để nhanh chóng giảm lượng khí thải CO2, hoặc trong các nhà máy được tùy chỉnh để chạy hoàn toàn bằng amoniac.

Một yếu tố hạn chế là amoniac là một loại khí cay và độc, vì vậy cần được xử lý bởi các chuyên gia. Sử dụng amoniac làm nhiên liệu sẽ tạo ra các oxit nitơ, có thể trở thành khí nhà kính và gây ô nhiễm không khí, đòi hỏi phải có thêm công nghệ để kiểm soát khí thải.

Nhiều hệ thống sẽ sử dụng amoniac xanh - bao gồm cả động cơ tàu - vẫn đang được phát triển, đó là lý do mức sản xuất hiện tại thấp. Tuy nhiên, sản xuất dự kiến sẽ bùng nổ: Theo báo cáo của Precedence Research, thị trường amoniac xanh chỉ chiếm 36 triệu USD vào năm 2021, nhưng sẽ tăng lên 5,4 tỉ USD vào năm 2030.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý xe tăng Ukraina phụ thuộc phần lớn vào dầu của Nga

Song Minh |

Theo tờ báo Đức Handelsblatt, Ukraina hiện "phụ thuộc phần lớn" vào dầu của Nga để vận hành xe tăng.

Công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới bắt tay với Trung Quốc

Song Minh |

Gã khổng lồ dầu khí Saudi Arabia mua 3,4 tỉ USD cổ phần của công ty hóa dầu Trung Quốc.

Trung Quốc bắt tay vào dự án khí đốt khó nhất thế giới ở giếng siêu sâu hơn 10.000 mét

Ngọc Vân |

Trung Quốc bắt đầu khoan giếng khí đốt sâu hơn 10.000 mét, được cho là dự án khoan khó khăn nhất thế giới, với hy vọng tìm được trữ lượng khí đốt lớn.

Ồ ạt tình trạng rao bán đất ven sông sau khi san lấp, xây công trình "lậu"

Nhóm PV |

Không dừng lại ở việc lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên các diện tích đất đầm, ao hồ, ven sông, tại Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội) đất ven sông còn được rao bán, ngã giá công khai trong nhiều năm trở lại đây.

Tuyển nữ Việt Nam và những điều thu được từ hai trận đấu tại World Cup 2023

Nhóm PV |

Đội tuyển nữ Việt Nam đã trải qua hai trận đấu tại World Cup 2023 với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Góc nhìn thể thao 121 sẽ cùng BTV Thành Lương có những chia sẻ thêm về hành trình của thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung.

Bão số 2 áp sát đất liền Trung Quốc, cảnh báo nước dâng, sóng lớn

MINH HÀ |

Theo cơ quan khí tượng, bão số 2 đang duy trì sức gió mạnh cấp 13-14, giật cấp 16, trên vùng biển phía Nam tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), suy yếu dần trong hôm nay.

Phương Tây đau đầu tìm đường vận chuyển ngũ cốc Ukraina thay tuyến Biển Đen

Ngọc Vân |

Phương Tây tìm cách ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu sau khi Nga rút khỏi thoả thuận ngũ cốc Biển Đen, khiến ngũ cốc Ukraina gặp khó khăn ra thị trường thế giới.

Vì sao Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam muốn thu tiền bản quyền ca khúc của Blackpink?

Chí Long |

Thông tin đêm nhạc "Born Pink in Hanoi" bị đề nghị hủy bỏ vì vấn đề bản quyền biểu diễn các ca khúc của Blackpink khiến dân mạng không khỏi xôn xao.

Nghịch lý xe tăng Ukraina phụ thuộc phần lớn vào dầu của Nga

Song Minh |

Theo tờ báo Đức Handelsblatt, Ukraina hiện "phụ thuộc phần lớn" vào dầu của Nga để vận hành xe tăng.

Công ty dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới bắt tay với Trung Quốc

Song Minh |

Gã khổng lồ dầu khí Saudi Arabia mua 3,4 tỉ USD cổ phần của công ty hóa dầu Trung Quốc.

Trung Quốc bắt tay vào dự án khí đốt khó nhất thế giới ở giếng siêu sâu hơn 10.000 mét

Ngọc Vân |

Trung Quốc bắt đầu khoan giếng khí đốt sâu hơn 10.000 mét, được cho là dự án khoan khó khăn nhất thế giới, với hy vọng tìm được trữ lượng khí đốt lớn.