Liên Hợp Quốc: 25 triệu trẻ em bỏ lỡ tiêm chủng định kỳ do COVID-19

Bảo Trân |

Ước tính có khoảng 25 triệu trẻ em không được tiêm chủng định kỳ do COVID-19 và nhiều thông tin trái chiều về vaccine.

Theo Liên Hợp Quốc, khoảng 25 triệu trẻ em trên toàn thế giới đã bỏ lỡ việc tiêm chủng định kỳ chống lại các bệnh thông thường. Nguyên nhân phần lớn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các dịch vụ y tế, thậm chí một số trường hợp gây ra thông tin sai lệch về vaccine.

Trong một báo cáo mới được công bố ngày 15.7.2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và UNICEF cho biết, số liệu của các tổ chức này cho thấy từ năm ngoái, có khoảng 25 triệu trẻ em không được chủng ngừa các bệnh phổ biến như bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Được biết, xu hướng sụt giảm này đã bắt đầu từ năm 2019.

Giám đốc Điều hành UNICEF Catherine Russel nhận định: “Đây là một báo động đỏ về sức khỏe trẻ em”. Theo bà, thế giới đang chứng kiến sự “sự sụt giảm lượng tiêm chủng kéo dài liên tục lớn nhất từ trước đến nay”, thậm chí, hậu quả của việc này sẽ phải đo lường bằng số người tử vong.

Dữ liệu cho thấy, phần lớn trẻ em không được chủng ngừa sinh sống ở các nước đang phát triển như Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Nigeria và Philippines. Tỉ lệ bao phủ vaccine đang sụt giảm ở mọi khu vực trên thế giới và những tác động tồi tệ của nó đã được chứng kiến ở Đông Á và Thái Bình Dương.

Các chuyên gia cũng cho biết, “bước thụt lùi lịch sử” này nằm trong phạm vi tiêm chủng đặc biệt đáng lo ngại vì nó diễn ra khi tỉ lệ suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở trẻ em đang tăng lên. Theo đó, trẻ em bị suy dinh dưỡng thường có hệ thống miễn dịch kém hơn và dễ tử vọng hơn khi gặp các bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi.

Liên Hợp Quốc nhấn mạnh: “Sự kết hợp của suy dinh dưỡng với khoảng cách tiêm chủng ngày càng gia tăng có nguy cơ tạo ra điều kiện cho một cuộc khủng hoảng về sự sống còn của trẻ em”.

Các nhà khoa học cho biết, tỉ lệ bao phủ vaccine thấp đã dẫn đến sự bùng phát các bệnh như sởi và bại liệt. Trước đó, vào tháng 3.2020, WHO và các đối tác đã yêu cầu các nước tạm dừng nỗ lực xóa sổ bệnh bại liệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gia tăng. Kể từ đó, ước tính có hàng chục “làn sóng dịch” bại liệt ở hơn 30 quốc gia.

AP News dẫn lời Giáo sư về sức khỏe trẻ em tại Đại học London - Helen Bedford - cho hay, điều này đặc biệt “bi thảm vì chúng ta đã đạt được tiến bộ to lớn trong hai thập kỷ trước đại dịch COVID-19 nhằm cải thiện tỷ lệ tiêm chủng ở trẻ em trên toàn cầu”. Theo Giáo sư Helen Bedford, tin tức này gây sốc, tuy nhiên không đáng ngạc nhiên. Thậm chí, bà lưu ý, các vấn đề của dịch vụ tiêm chủng thường là các “nạn nhân sớm” của thảm họa kinh tế hoặc xã hội lớn.

Bác sĩ Nhi khoa tư vấn tại Bệnh viện Nhi đồng Great Ormond Sreet của Anh - Tiến sĩ David Elliman - cho rằng, điều quan trọng ở thời điểm hiện tại là phải đảo ngược xu hướng tiêm chủng đang ngày càng sụt giảm ở trẻ em.

Vị tiến sĩ này từng nói trong một tuyên bố: “Tác động của những gì xảy ra ở một nơi trên thế giới có thể ảnh hưởng và trở thành vấn đề toàn cầu” khi lưu ý đến sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 và bệnh đậu mùa khỉ cùng một thời điểm. “Cho dù mục đích của chúng ta là gì, dựa trên nền tảng đạo đức hay ‘tư lợi’, chúng ta phải đặt trẻ em và lợi ích của trẻ em lên hàng đầu trong danh sách ưu tiên của mình”.

Bảo Trân
TIN LIÊN QUAN

Đắk Lắk phê bình nhiều địa phương vì tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 thấp

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa phê bình nhiều địa phương vì có tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 thấp.

Tiêm vaccine COVID-19 mũi 4: Vận động người dân, tăng tốc tiêm chủng

Thanh Chân |

Hôm nay (30.6) là ngày cuối trong đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở TPHCM. Cùng với việc vận động, tuyên truyền, các quận, huyện và TP.Thủ Đức tiếp tục triển khai đồng loạt các điểm tiêm hằng ngày trên địa bàn thành phố để tăng tốc tiêm chủng liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), củng cố và tăng cường miễn dịch cho người dân.

TPHCM nói gì trước thông tin khan hiếm vaccine tiêm chủng cho trẻ?

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trước tình hình khan hiếm vaccine ở nhiều cơ sở y tế, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) khẳng định các loại vaccine bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cơ bản đầy đủ. Các loại vaccine dịch vụ sẽ tuỳ thuộc vào từng cơ sở tiêm chủng.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Đắk Lắk phê bình nhiều địa phương vì tỉ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 thấp

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa phê bình nhiều địa phương vì có tỉ lệ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 thấp.

Tiêm vaccine COVID-19 mũi 4: Vận động người dân, tăng tốc tiêm chủng

Thanh Chân |

Hôm nay (30.6) là ngày cuối trong đợt cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở TPHCM. Cùng với việc vận động, tuyên truyền, các quận, huyện và TP.Thủ Đức tiếp tục triển khai đồng loạt các điểm tiêm hằng ngày trên địa bàn thành phố để tăng tốc tiêm chủng liều nhắc lại lần 2 (mũi 4), củng cố và tăng cường miễn dịch cho người dân.

TPHCM nói gì trước thông tin khan hiếm vaccine tiêm chủng cho trẻ?

Huyên Nguyễn |

TPHCM - Trước tình hình khan hiếm vaccine ở nhiều cơ sở y tế, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) khẳng định các loại vaccine bắt buộc trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cơ bản đầy đủ. Các loại vaccine dịch vụ sẽ tuỳ thuộc vào từng cơ sở tiêm chủng.