Kiến nghị bồi thường cho người dân Philippines do siêu bão Mawar

Quý An (theo Independent) |

Theo các nhà hoạt động về khí hậu, Philippines đang ở trong “tình trạng khẩn cấp liên tục về khí hậu” do siêu bão Mawar.

Tổ chức Greenpeace International đã yêu cầu các công ty nhiên liệu hóa thạch chịu trách nhiệm về các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng trên toàn thế giới và bồi thường thiệt hại cho các tác động của khí hậu.

Siêu bão Mawar đã khiến đảo Guam bị ngập lụt và mất điện trong nhiều ngày, đồng thời khiến người dân Philippines phải sơ tán.

Siêu bão Mawar là cơn bão mạnh nhất trong năm cho đến nay và là cơn bão mạnh nhất ở phía Bắc bán cầu từng được ghi nhận trong tháng 5.

“Philippines đang trong tình trạng khẩn cấp liên tục về khí hậu” - nhà vận động của Tổ chức Hòa bình xanh Philippines, ông Jefferson Chua, cho biết. “Siêu bão Mawar đã trở thành một yếu tố mà chúng ta phải gánh chịu, bên cạnh những tác động lâu dài hơn như hạn hán, mực nước biển dâng và cạn kiệt tài nguyên”.

Philippines là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ bão nhiều nhất thế giới. Quốc gia Đông Nam Á đã phải đối mặt với trung bình 20 cơn bão mỗi năm.

Ngoài siêu bão Mawar, mỗi năm Philippines phải hứng chịu thiệt hại nặng về do khí hậu. Ảnh: Xinhua
Ngoài siêu bão Mawar, mỗi năm Philippines phải hứng chịu thiệt hại nặng về do tác động từ biến đổi khí hậu. Ảnh: Xinhua

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, nước biển nóng lên nhanh chóng do khủng hoảng khí hậu bắt nguồn từ con người đang tạo ra các cơn bão dữ dội và thường xuyên hơn.

Sáu năm qua, Philippines đã chứng kiến 14 cơn siêu bão. Các quan chức nước này cho hay, các tác động khí hậu đã gây ra tổn thất và thiệt hại ước tính khoảng 10 tỉ USD từ năm 2010 đến năm 2020.

Do siêu bão Mawar, hàng nghìn người ở các khu vực ven biển Philippines đã phải sơ tán, trường học phải đóng cửa, các chuyến bay bị tạm dừng và cảnh báo thủy triều được đưa ra.

Dân làng ở quần đảo Batanes - khu vực có người sinh sống gần cơn bão nhất, đang tái thiết nhà cửa của họ với sự giúp đỡ chính quyền địa phương.

Ông Chua thẳng thắn: “Trên toàn thế giới, những cộng đồng ít chịu trách nhiệm nhất và ít có khả năng đối phó nhất lại là những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng tồi tệ. Họ không chỉ phải chịu gánh nặng cho các tác động khí hậu đang leo thang mà còn phải đối phó với sự lo lắng về một tương lai không chắc chắn”.

Nhà hoạt động này tiếp tục nhấn mạnh: “Ngay cả khi các cộng đồng đang cố gắng hết sức để họ có thể đảm bảo tương lai của chính mình, họ vẫn bị tước quyền vì những người phải có trách nhiệm thay đổi nhất lại cố tình bàng quan”.

Cũng theo Jefferson Chua, siêu bão Mawar - giống như tất cả các siêu bão khác trước đó - là một cảnh báo rõ ràng và cũng là lời nhắc nhở cho các nhà khoa học rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Greenpeace International kiến nghị chính phủ Philippines phải yêu cầu “các công ty nhiên liệu hóa thạch bồi thường tổn thất và thiệt hại”.

“Các công ty nhiên liệu hóa thạch chịu trách nhiệm về phần lớn lượng khí thải carbon góp phần lớn vào cuộc khủng hoảng khí hậu. Họ vẫn đang tìm cách mở rộng hoạt động, làm trầm trọng thêm tác động của biến đổi khí hậu, ngay cả khi họ thu được lợi nhuận khổng lồ từ sự đau khổ của người dân chúng ta” - ông Chua nói.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí One Earth thống kê: 21 công ty dầu khí và than đá lớn nhất dự kiến sẽ gây thiệt hại 5,4 nghìn tỉ USD cho GDP trong giai đoạn 2025-2050, tương đương 209 tỉ USD mỗi năm - dựa trên tỉ lệ phát thải của các doanh nghiệp này từ 1988-2022.

Quý An (theo Independent)
TIN LIÊN QUAN

Siêu bão Mawar có thể suy yếu nhanh hơn dự kiến

Quý An |

Siêu bão Mawar có thể suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhanh hơn dự kiến - theo dự báo của PAGASA.

Lý do siêu bão Mawar còn có tên là Betty

Quý An (theo Independent) |

Tình hình về siêu bão Mawar đang được cơ quan khí tượng Philippines theo dõi sát sao.

Các nước cảnh báo khẩn cấp về siêu bão Mawar

Quý An (theo Xinhua) |

Siêu bão Mawar đang rất dữ dội. Nhiều nước đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về cơn bão này.

Điều tiết sầu riêng từ Hữu Nghị sang Tân Thanh, giải quyết ùn tắc cửa khẩu

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Các tuyến đường dẫn tới các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh đều đã thông thoáng, không còn tình trạng những hàng xe nông sản xếp hàng đợi thông quan sang Trung Quốc kéo dài cả mười mấy cây số.

"Mặc áo dài sẽ thể hiện được tinh thần người Việt ở nghị trường Quốc hội"

Trần Huyền Chi (thực hiện) |

Xoay quanh đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp Quốc hội của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định), khán giả và giới phê bình vẫn tiếp tục tranh cãi với nhiều chiều ý kiến.

Trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ vai trò đồng phạm của ông Huỳnh Uy Dũng

Anh Tú |

Ngày 1.6, TAND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm. Theo đó, Tòa án yêu cầu VKS và cơ quan điều tra làm rõ vai trò đồng phạm của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng "lò vôi").

Hiệu trưởng và hiệu phó đánh nhau giữa sân trường nhận hình thức kỷ luật

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Ngày 1.6, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Lệ Thủy cho biết, vừa có quyết định thi hành kỷ luật đối với Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc.

30 cảnh sát cấp tài khoản định danh điện tử lưu động cho đại biểu Quốc hội

Việt Dũng |

Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội thành lập 2 đoàn công tác để thu nhận tài khoản định danh điện tử cho đại biểu Quốc hội.