Hội nghị An ninh Munich: Trọng tâm là xung đột Ukraina

Thanh Hà |

Hội nghị An ninh Munich khai mạc ngày 17.2, kéo dài tới ngày 19.2 tại Đức. Đây là hội nghị an ninh đầu tiên kể từ khi xung đột Nga - Ukraina bắt đầu gần một năm trước, ngày 24.2.2022. 

Mọi con đường đều dẫn đến Munich

Theo Foreign Policy, trong giới an ninh Châu Âu, mọi con đường đều dẫn đến Munich. Hội nghị An ninh Munich - cuộc họp thường niên của các nhà lãnh đạo và chuyên gia quốc phòng thế giới - có các đại biểu như Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị, cùng hơn 60 bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao.

Giới tinh hoa an ninh thế giới tập trung tại Hội nghị An ninh Munich khi dấu mốc tròn 1 năm xung đột Nga - Ukraina đang đến gần, cuộc đua cho vị trí tổng thư ký tiếp theo của NATO nóng lên và phương Tây đang tìm cách giảm dần ảnh hưởng của Nga tại các nước đang phát triển ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á.

Gần một năm trước, tại Hội nghị An ninh Munich, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã ra lời cảnh báo khi Nga tập trung hàng chục nghìn binh sĩ ở biên giới Ukraina. Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cũng kêu gọi phương Tây hỗ trợ quân sự nhiều hơn và trừng phạt nếu Nga thực sự sắp triển khai binh sĩ.

Một năm sau, cũng tại Hội nghị An ninh Munich, các nhà lãnh đạo thế giới trở lại (lần này, ông Zelensky không tham dự và đại diện từ Ukraina là Ngoại trưởng Dmytro Kuleba), vẫn đang trăn trở với một năm được cho là đẫm máu nhất ở Châu Âu kể từ khi Chiến tranh Thế giới 2 kết thúc.

Hàng trăm quan chức quốc phòng và ngoại giao tham dự hội nghị năm nay đối mặt với những câu hỏi lớn về việc liệu phương Tây có dũng khí và cả nguồn lực để tiếp tục hỗ trợ Ukraina trong thời gian dài, trong khi tất cả các nước đang chật vật đương đầu với một thách thức dài hạn lớn hơn ở phía đông, với sự vươn lên của Trung Quốc hay không.

Trong nhận định của một số quan chức hàng đầu, 2 mối đe dọa này không tách rời nhau. Trước hội nghị Munich, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay, kết quả xung đột Nga - Ukraina có tác động quan trọng với Châu Á bởi nếu Nga giành thắng lợi sẽ tác động tới tính toán của các quốc gia khác trong khu vực về những điều sẽ thực hiện.

Năm nay, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến ​​có bài phát biểu quan trọng về sự hỗ trợ của Mỹ với Ukraina và an ninh Châu Âu trong ngày 18.2. Các diễn giả khác bao gồm Tổng thư ký NATO Stoltenberg; nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị và người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell.

Tuy nhiên, không phải những bài phát biểu công khai, nội dung thực sự tại Hội nghị An ninh Munich diễn ra ngoài sân khấu, trong các cuộc họp riêng giữa các quan chức. Tất cả những điều đó có thể mang tới những thông tin thú vị về cách chính sách đối ngoại đang được triển khai theo thời gian thực ở Munich, Foreign Policy lưu ý.

Đón đợi điều gì ở Munich?

Tổng thư ký NATO tiếp theo là ai sẽ là câu hỏi lớn khi diễn ra Hội nghị An ninh Munich. Ông Stoltenberg đã đảm nhận vị trí này từ năm 2014 và dự kiến rời cương vị này khi nhiệm kỳ kết thúc vào tháng 10. Foreign Policy đã trao đổi với các quan chức quốc phòng và ngoại giao trong nhiều tuần về người kế nhiệm ông Stoltenberg và nhận thấy 2 điều rõ ràng: Thứ nhất, không ai thực sự biết ai sẽ thay ông Stoltenberg. Và thứ hai, đây là vấn đề thực sự rất phức tạp. Theo các nguồn tin, người Anh đang vận động bầu Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace, nhưng người Pháp có khả năng sẽ phản đối. Các nước Đông Âu thúc đẩy một nhân sự từ khu vực như Thủ tướng Estonia Kaja Kallas, nhưng một số quan chức Tây Âu có thể phản đối.

Người Mỹ, đặc biệt là nhiều quan chức hàng đầu tại Bộ Ngoại giao, đang thúc đẩy Phó Thủ tướng Canada Chrystia Freeland, nhưng một số quốc gia thành viên có thể sẽ không ủng hộ bà bởi Canada không đáp ứng tiêu chuẩn chi 2% GDP của NATO cho phòng thủ. Phản đối vì lý do tương tự cũng dành cho một ứng cử viên tiềm năng khác - Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez.

Nhìn chung, danh sách các ứng cử viên cuối cùng vẫn đang thay đổi. Nhiều người muốn NATO bắt kịp thời đại, bổ nhiệm nữ tổng thư ký đầu tiên. Từng có ý tưởng về việc ông Stoltenberg đảm nhận thêm nhiệm kỳ nữa nhưng phía ông Stoltenberg đã bác khả năng này. Dù vậy, có một điều được đồng thuận là các bên đều muốn có ứng cử viên tổng thư ký vào thời điểm NATO tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo tại Vilnius, Lithuania vào tháng 7 tới.

Một vấn đề khác dự kiến thành tâm điểm là vị thế của các nước phương Nam tại Hội nghị An ninh Munich. Năm qua, khắp Châu Á, Mỹ Latinh và Châu Phi đã góp phần làm giảm nhẹ tác động của trừng phạt Nga do phương Tây áp đặt. Điển hình là khi Hội nghị An ninh Munich khai mạc, các tàu chiến Nga đang cập cảng ngoài khơi Nam Phi, sẵn sàng tập trận quân sự chung với Nam Phi và Trung Quốc.

Foreign Policy lưu ý, những điều này là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách ở Washington, Brussels, Paris và những nơi khác ở phương Tây rằng không thể đối xử với các nước ở Nam bán cầu như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Có hơn 10 nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo chính phủ hoặc bộ trưởng hàng đầu từ Châu Phi và Mỹ Latinh sẽ đến Hội nghị An ninh Munich năm nay.

Các cuộc tiếp xúc của nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich cũng là nội dung được quan tâm. Một số quan chức Châu Âu nói rằng, ông Vương Nghị đang sắp xếp cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Stoltenberg. Một số quan chức Mỹ tiết lộ, nhóm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang làm việc để sắp xếp một cuộc gặp với ông Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich. 

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Nga cảnh báo về vai trò của NATO trong xung đột Ukraina

Ngọc Vân |

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự tham gia của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraina ngày càng trở nên rõ ràng hơn, bất chấp những tuyên bố ngược lại.

Nga mở cuộc tấn công mới trước thềm 1 năm xung đột Ukraina

Ngọc Vân |

NATO ủng hộ báo cáo từ Ukraina rằng Nga mở cuộc tấn công mới sau gần 1 năm phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina.

NATO đánh giá thiệt hại của cuộc xung đột Ukraina

Khánh Minh |

Một số quốc gia thành viên NATO gần như hết đạn dược vì cung cấp cho Ukraina.

Những vất vả của ngành y... rồi sẽ qua

Thùy Linh |

Các chuyên gia y tế thể hiện sự lạc quan trước những khó khăn vướng mắc mà ngành y tế đang phải trải qua. Tăng lương, phụ cấp cho y bác sĩ, việc giải quyết từng bước những khó khăn trong vấn đề thiếu thuốc, vật tư y tế... cũng đang tạo ra nhiều hy vọng.

Khuyến cáo của bác sĩ sau vụ 6 người ngộ độc do ăn nấm rừng

Nguyễn Minh |

Bác sĩ cảnh báo, các loại nấm rừng khó có thể nhận biết có độc hay không, đặc biệt các loại nấm gây ngộ độc còn có mùi và hương vị thơm ngon khiến người dân dễ lầm tưởng là có thể ăn được.

Camera an ninh ghi lại cảnh ngang nhiên trộm cắp đồng hồ nước ở TPHCM

Huân Duy |

TPHCM - Camera an ninh ghi lại một đối tượng đi xe máy rảo nhiều tuyến đường trên địa bàn Thạnh Lộc, quận 12 (TPHCM), rồi ngang nhiên tháo dỡ nhiều đồng hồ nước để trộm cắp. Người dân cần hết sức cảnh giác và đề phòng vấn nạn trộm cắp đồng hồ nước này.

Những thánh địa linh thiêng nhất Châu Á

Minh Anh |

Dưới đây là 7 ngôi đền, chùa nổi tiếng ở Châu Á với kiến trúc đồ sộ và sự linh thiêng huyền bí mà du khách nhất định không thể bỏ qua.

Nở rộ lừa đảo qua tin nhắn "Tình 1 đêm", mời gọi mại dâm

Thái Mạnh - Bảo Bình |

Những ngày qua, nhiều thuê bao di động nhận được tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo đến từ tên người gửi “Tinh 1 Dem” hoặc “Hen ho”... Mặc dù có tên người gửi khác nhau, nhưng nội dung của các tin nhắn này đều là mời chào môi giới mại dâm với những đường link lạ đính kèm.


Nga cảnh báo về vai trò của NATO trong xung đột Ukraina

Ngọc Vân |

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết sự tham gia của NATO vào cuộc xung đột ở Ukraina ngày càng trở nên rõ ràng hơn, bất chấp những tuyên bố ngược lại.

Nga mở cuộc tấn công mới trước thềm 1 năm xung đột Ukraina

Ngọc Vân |

NATO ủng hộ báo cáo từ Ukraina rằng Nga mở cuộc tấn công mới sau gần 1 năm phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina.

NATO đánh giá thiệt hại của cuộc xung đột Ukraina

Khánh Minh |

Một số quốc gia thành viên NATO gần như hết đạn dược vì cung cấp cho Ukraina.