Hiệp định Paris trong ký ức của bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký ngày 27.1.1973. Đây được coi là chiến thắng vĩ đại không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Với bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam, những ký ức về thời điểm đó vẫn luôn được trân trọng.

Kiên định lập trường Việt Nam thống nhất

Bà Helen Luc - nguyên Thượng nghị sĩ, nguyên Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Đảng Cộng sản Pháp tại Thượng viện Pháp, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp - Việt chia sẻ, Paris là điểm tụ hội của rất nhiều người ủng hộ Việt Nam.

“Năm 1968, rất nhiều sinh viên Pháp đã hô vang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh để ủng hộ Việt Nam, bởi vì đó là một cuộc đấu tranh chính nghĩa để chống lại chủ nghĩa đế quốc. Nếu như Việt Nam giành thắng lợi thì cũng là thắng lợi của Pháp và nhân dân toàn thế giới” - bà nói.

Bà Helen Luc nhớ lại, trong quá trình đàm phán Hiệp định Paris, ông Lê Đức Thọ đã bày tỏ rõ lập trường. Lúc đó, ông Lê Đức Thọ cố tình ngồi gần cửa để giới báo chí có thể nghe được lập trường rằng Việt Nam phải thống nhất về một mối, phải được hòa bình. Khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger không muốn ông Lê Đức Thọ ngồi gần cửa để thông tin cho báo giới.

Bước tiến rất quan trọng

Trong khi đó, ông John McAuliff - nhà hoạt động chính trị - xã hội Mỹ, tích cực tham gia phong trào chống chiến tranh, ủng hộ nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia - nhận định: “Hiệp định Paris, tuy không phải là bước đi cuối cùng, nhưng là một bước tiến rất quan trọng đóng góp vào gìn giữ và đem lại hòa bình cho Việt Nam”.

Ông cho rằng, Hiệp định Paris được ký kết cũng là “động lực đối với phong trào hòa bình, chống chiến tranh trên thế giới”.

Cựu chiến binh Hải quân Mỹ John Terzano cho hay, một tháng trước khi Hiệp định Paris được ký kết, ông rời Việt Nam trên một tàu khu trục.

Ông cảm thấy rất may mắn là thành viên của đoàn cựu chiến binh Mỹ quay trở lại Việt Nam đầu tiên sau chiến tranh vào năm 1981. Ông nhớ lại, đoàn tới Hà Nội một tuần trước lễ Giáng sinh và khi đi dạo, một người dân Việt Nam hỏi họ có phải cựu chiến binh Mỹ không. “Chúng tôi trả lời phải và họ nói: Ồ, chào mừng các ông đến Việt Nam” - ông John Terzano - người cùng với John Kerry và Bobby Muller là thành viên tích cực của tổ chức "Cựu binh Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam", đồng sáng lập tổ chức "Cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam" và Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam - kể lại.

“Một hành động rất tử tế, tốt bụng và đầy tình bạn như thế làm chúng tôi rất xúc động. Chúng tôi nhận ra rằng, cuộc chiến tranh này không thể làm gì tổn hại đến trái tim và khối óc Việt Nam. Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam vẫn tiếp tục tiến lên. Chính những trái tim và tâm hồn Mỹ vẫn còn bị tóm giữ, còn bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh” - ông  John Terzano cho hay.

Một người Mỹ khác, nhà báo Wilfred Buchett - người bất chấp khó khăn hiểm nguy, vượt suối trèo đèo, vượt dãy Trường Sơn để mang những thông tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam đến với thế giới trong thời kỳ đó.

Nhớ lại những ký ức về người cha thân yêu, ông George Buchett, con trai của nhà báo Wilfred Buchett, cho biết: "Cha tôi đã có những tác phẩm, bài báo được xuất bản về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, giúp cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn" về tình hình ở Việt Nam.

Ông George Buchett kể, về Hiệp định Paris, cha ông rất tích cực đưa tin về hoạt động và đàm phán giữa hai bên từ Paris từ năm 1968. "Cha tôi sống và đưa tin từ Paris. Trước đấy, ông sống ở Campuchia nhưng quyết định chuyển sang sống và làm việc ở Paris để đưa tin. Cha tôi cũng đau đáu một điều là mong muốn đóng góp vào việc đem lại hòa bình ở Đông Dương" - ông nói.

Nghệ sĩ người Mỹ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội chia sẻ thêm: "Tôi rất may mắn khi cha làm việc tại Việt Nam. Ông đã kể những câu chuyện, đã có những bài báo để chia sẻ về những gì đang thực sự diễn ra tại Việt Nam. Ông có cảm tình với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với cuộc chiến chính nghĩa của Việt Nam. Đã rất nhiều lần ông nói về Bác Hồ, về Việt Nam, phản đối chủ nghĩa thực dân xâm lược, chủ nghĩa đế quốc".

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Hiệp định Paris: Độc lập, tự cường toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến

Thanh Hà |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, độc lập, tự cường và toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiệp định Paris 1973: Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai

Thanh Hà |

Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là sự kiện lịch sử, một chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, ngày 13.1, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức chương trình "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai". 

Ý kiến trái chiều về thay đổi chu kỳ đăng kiểm theo thời gian hay kilomet

HỮU CHÁNH - HOA LỆ |

Mới đây, Bộ GTVT đã yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam lấy ý kiến chuyên gia về việc thay đổi chu kỳ đăng kiểm xe theo thời gian hay theo kilomet. Đã có nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này.

Nỗi đau của con voi phải chở khách du lịch suốt 25 năm

Thúy Ngọc |

Voi Pai Lin, 71 tuổi, bị biến dạng cột sống sau 25 năm làm việc trong ngành du lịch tại Thái Lan, với những ngày phải cõng tới 6 khách du lịch một lúc.

Cô giáo gặp tai nạn vì đâm vào chó thả rông: Chuyển hồ sơ công an điều tra

Trọng Lộc |

Phú Thọ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đoan Hùng đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra vụ chó thả rông khiến một cô giáo gặp tai nạn, chấn thương sọ não.

Chánh Thanh tra Lâm Đồng bị bắt tạm giam vì đại dự án 25.000 tỉ đồng

Hữu Long |

Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây là dự án từng bị Thanh tra Chính phủ tuýt còi vì các sai phạm trong thủ tục đầu tư, thậm chí còn để mất 257ha đất rừng…

Thu hồi đất, bồi thường... được đặc biệt quan tâm góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Cát Tường - Thái Mạnh |

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các vấn đề được đặc biệt quan tâm, nhận được nhiều ý kiến góp ý gồm có việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;...

Hiệp định Paris: Độc lập, tự cường toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến

Thanh Hà |

Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, độc lập, tự cường và toàn vẹn non sông là nguyên tắc bất biến, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiệp định Paris 1973: Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai

Thanh Hà |

Hiệp định Paris ký ngày 27.1.1973 là sự kiện lịch sử, một chiến thắng mang tính bước ngoặt đối với cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, ngày 13.1, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam tổ chức chương trình "Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai".