Hàng trăm quan chức y tế Trung Quốc bị điều tra tham nhũng trong đại dịch

Khánh Minh |

Trung Quốc tiến hành chiến dịch chống tham nhũng trong ngành y chỉ vài tháng sau khi kết thúc chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt.

Cơ quan phòng chống tham nhũng của Trung Quốc đã điều tra hơn 160 quan chức bệnh viện trong năm nay, sau khi lĩnh vực y tế của nước này nhận được tài trợ công trị giá hàng tỉ USD trong đại dịch COVID-19.

Các phương tiện truyền thông nhà nước cho hay, hơn 150 giám đốc và quan chức bệnh viện đã bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng trong lĩnh vực y tế, khởi động từ đầu năm nay, nhưng số liệu của tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) cho thấy, tổng số có thể đã lên tới 168 người tính đến tuần này.

Tháng trước, ít nhất hai giám đốc điều hành cấp cao của các công ty dược phẩm là Zhou Wei, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ y tế Winning, và Fan Zhihe - Chủ tịch công ty Công nghệ Sinh học Huyết thanh Thượng Hải - bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng.

Chiến dịch chống tham nhũng trong ngành y được khởi động chỉ vài tháng sau khi Trung Quốc kết thúc chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt.

Dữ liệu do Ủy ban Y tế Quốc gia công bố vào tháng 3 cho thấy, Trung Quốc đã đầu tư cho các cơ sở y tế trên cả nước hơn 110 tỉ nhân dân tệ (15,2 tỉ USD) trong 3 năm đại dịch COVID-19 kể từ năm 2020.

Một nguồn tin cho biết chiến dịch chống tham nhũng có hệ thống trong lĩnh vực y tế sẽ tiếp tục đến năm 2024, vì vậy “nhiều người đứng đầu ủy ban y tế, bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ y tế sẽ bị điều tra trong những tháng tới”.

Tính cấp bách của chiến dịch chống tham nhũng đã được phản ánh trong một thông báo do Ủy ban Y tế Quảng Đông đưa ra vào tháng trước, cho các bệnh viện và cơ quan y tế lớn ở tỉnh phía nam hai ngày để xem xét báo cáo kiểm toán tài chính, yêu cầu phản hồi một cách chính thức.

Một quan chức y tế Quảng Đông nói rằng, chính quyền cam kết sẽ khoan hồng cho các lãnh đạo bệnh viện và các quan chức ra đầu thú trước tháng 8.

Tiêm vaccine COVID-19 ở Bắc Kinh, tháng 5.2022. Ảnh: Xinhua
Tiêm vaccine COVID-19 ở Bắc Kinh, tháng 5.2022. Ảnh: Xinhua

Ngày 15.7, Bộ Tài chính Trung Quốc ra thông báo chung với Cục Quản lý Bảo hiểm Y tế Quốc gia yêu cầu thanh tra các quỹ y tế địa phương và điều tra kỹ lưỡng mọi vi phạm.

Khoảng một tuần sau, Ủy ban Y tế Quốc gia công bố “chiến dịch chấn chỉnh” kéo dài một năm đối với ngành y tế.

Tiếp đó, ngày 28.7, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến, yêu cầu tăng cường công tác thanh kiểm tra ngành y tế. Ủy ban cho hay, đây là điều “cần thiết trong việc thúc đẩy chiến lược vì một Trung Quốc khỏe mạnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”.

Gần 300 tỉ nhân dân tệ đã bốc hơi khỏi thị trường cổ phiếu trong lĩnh vực y tế trong 6 ngày giao dịch sau cuộc họp của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương - theo Wind, nhà cung cấp dữ liệu tài chính ở Trung Quốc.

Deng Yuwen, cựu phó tổng biên tập báo Study Times của Trường Đảng Trung ương, cho biết Chủ tịch Tập Cận Bình đã để mắt đến lĩnh vực y tế vì đây là ngành gây nhiều bức xúc trong dư luận.

“Chủ tịch Tập Cận Bình biết rõ mối quan tâm của người dân. Ông đã nỗ lực giải quyết vấn đề giá bất động sản tăng vọt và tình trạng bất bình đẳng trong dạy học thêm trong 5 năm qua. Bây giờ ông sẽ tiếp tục công việc trong lĩnh vực y tế” - Deng nói.

Chi phí y tế cao là một trong ba “gánh nặng lớn” - bên cạnh nhà ở và giáo dục - đối với công chúng Trung Quốc. Tình trạng bệnh nhân phàn nàn về chi phí y tế quá cao, ngay cả đối với những bệnh nhẹ, đã tồn tại phổ biến từ lâu.

Việc một số công ty dược hối lộ lãnh đạo bệnh viện để bán được thuốc đã trở thành một bí mật công khai. Các khoản lại quả đôi khi rất khó điều tra vì chúng có thể được ngụy trang dưới hình thức tài trợ hoặc lời mời tham dự các hội nghị y tế.

Xie Maosong, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia của Đại học Thanh Hoa, nói rằng chống tham nhũng là một ưu tiên trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình, với y tế là lĩnh vực mới nhất được chú trọng.

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Chưa thoát mưa lũ, bão Khanun lại gây hậu quả nặng nề ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Bão Khanun gây lở đất chết người ở Trung Quốc trong khi nước này vẫn đang khắc phục hậu quả nặng nề sau đợt mưa lũ lịch sử.

Nguyên nhân đằng sau mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc

Song Minh |

Lưu vực sông ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nơi có 110 triệu người sinh sống, đã phải hứng chịu mưa lũ tồi tệ nhất kể từ năm 1963 do cơn bão Doksuri, cơn bão mạnh nhất ở Trung Quốc trong năm 2023 gây ra.

Một tỉnh của Trung Quốc chi 22 tỉ USD chống COVID-19

Ngọc Vân |

Một số tỉnh của Trung Quốc tiết lộ những khoản tiền khổng lồ đã chi để chống COVID-19, trong đó có tỉnh chi tới 22 tỉ USD.

Lý do Hội An có tên trong top thành phố biển hấp dẫn nhất thế giới

Chí Long |

SCMP liệt kê Hội An của Việt Nam là một trong 9 điểm đến tuyệt vời phù hợp với mọi nhu cầu của du khách, từ tham quan, mua sắm đến nghỉ dưỡng, tắm nắng trên bãi biển dài...

Vụ "đê trăm tỉ làm khổ dân" ở Phú Thọ: Mòn mỏi chờ sổ đỏ

Tô Công |

Phú Thọ - Đã 12 năm sau khi di dời để làm dự án đê trăm tỉ, người dân xã Điêu Lương vẫn chưa thể tái định cư và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Hơn 3.563 tỉ đồng làm 2 khu tái định cư cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 14.8, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với chủ trương đầu tư dự án Khu tái định cư 31,52 ha tại phường Tam Phước, TP Biên Hòa phục vụ công tác tái định cư cho Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Hoãn xử vụ án ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái

Long Nguyễn |

Ngay từ sáng sớm 14.8, rất đông người dân đã có mặt tại trụ sở TAND tỉnh Yên Bái để theo dõi phiên xét xử vụ án liên quan đến ông Đinh Tiến Hùng - nguyên Phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái, song chỉ ít phút sau khi bắt đầu, phiên tòa bị tạm hoãn.

Chưa thoát mưa lũ, bão Khanun lại gây hậu quả nặng nề ở Trung Quốc

Ngọc Vân |

Bão Khanun gây lở đất chết người ở Trung Quốc trong khi nước này vẫn đang khắc phục hậu quả nặng nề sau đợt mưa lũ lịch sử.

Nguyên nhân đằng sau mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc

Song Minh |

Lưu vực sông ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nơi có 110 triệu người sinh sống, đã phải hứng chịu mưa lũ tồi tệ nhất kể từ năm 1963 do cơn bão Doksuri, cơn bão mạnh nhất ở Trung Quốc trong năm 2023 gây ra.

Một tỉnh của Trung Quốc chi 22 tỉ USD chống COVID-19

Ngọc Vân |

Một số tỉnh của Trung Quốc tiết lộ những khoản tiền khổng lồ đã chi để chống COVID-19, trong đó có tỉnh chi tới 22 tỉ USD.