Một tỉnh của Trung Quốc chi 22 tỉ USD chống COVID-19

Ngọc Vân |

Một số tỉnh của Trung Quốc tiết lộ những khoản tiền khổng lồ đã chi để chống COVID-19, trong đó có tỉnh chi tới 22 tỉ USD.

Chi phí lớn

Trước đó, truyền thông Trung Quốc cho rằng chi phí gia tăng là lý do chính khiến nước này từ bỏ chính sách zero-COVID.

Ngày 8.1, khi Trung Quốc mở cửa lại biên giới và chính thức hạ cấp việc quản lý COVID-19 như một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, Tân Hoa Xã đăng bài viết tiết lộ những lý do chính đằng sau sự thay đổi này. “Thật khó để loại bỏ coronavirus, trong khi chi phí xã hội cũng như chi phí của việc phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 đang tăng lên" - bài báo viết.

Tuần trước, các chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu triệu tập các phiên họp lập pháp hàng năm để đưa ra mục tiêu chính sách trong năm 2023. Kỳ họp quốc hội được tổ chức vào tháng 3, trong đó thủ tướng dự kiến sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc, cũng như các kế hoạch ngân sách và các mục tiêu khác.

Quảng Đông - tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng kinh tế - đã chi tổng cộng 146,8 tỉ nhân dân tệ (22 tỉ USD) cho công tác phòng chống và kiểm soát đại dịch trong ba năm qua, bắt đầu từ năm 2020, theo báo cáo ngân sách tỉnh công bố hôm 13.1. Số tiền đó được chi cho việc xét nghiệm COVID-19, tiêm phòng và một loạt chi phí liên quan đến thực thi chính sách. Nó không bao gồm các chi tiêu liên quan đến y tế khác, bao gồm cả chi tiêu y tế công cộng.

Trong ba năm, chi tiêu liên quan đến COVID-19 tăng khoảng 50% mỗi năm, năm 2022 đạt mức cao nhất là 71,1 tỉ nhân dân tệ (10,6 tỉ USD).

Con số đó tương đương với 35% chi tiêu của tỉnh cho nghiên cứu và phát triển. Nó cũng nhiều hơn những gì đất nước đã chi để thành lập quỹ chip quốc gia.

Trung Quốc dành những khoản chi lớn cho công tác phòng chống COVID-19. Ảnh: Tân Hoa Xã
Trung Quốc dành những khoản chi lớn cho công tác phòng chống COVID-19. Ảnh: Tân Hoa Xã

Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp Trung Quốc, còn được gọi là “Quỹ Lớn”, được thành lập vào năm 2014 với khoản đầu tư ban đầu là 138,7 tỉ nhân dân tệ (21 tỉ USD). Đây là chìa khóa cho tham vọng thúc đẩy ngành công nghiệp chip nội địa của Bắc Kinh và cạnh tranh với Mỹ trong các công nghệ then chốt.

Hoá đơn khổng lồ

Các chính quyền địa phương của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền mặt, do ba năm thực hiện chính sách zero-COVID đã gây áp lực lớn về tài chính, trong khi sự sụt giảm của thị trường nhà ở đã cắt giảm nguồn thu.

Thâm hụt ngân sách quốc gia, bao gồm cả thâm hụt của chính quyền trung ương và địa phương, lên mức 6,66 nghìn tỉ nhân dân tệ (944 tỉ USD) trong 10 tháng đầu năm 2022, gần gấp ba lần so với một năm trước, theo tính toán của CNN dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính. Các nhà kinh tế ước tính thâm hụt cả năm có thể đạt mức kỷ lục 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỉ USD) trong năm 2022.

Tài chính của chính quyền địa phương cũng đang gặp khó do nguồn thu giảm mạnh vì tăng trưởng kinh tế yếu cộng với việc giảm thuế cho các doanh nghiệp.

Một số chính quyền khu vực khác cũng báo cáo các hóa đơn COVID-19 khổng lồ.

Ba năm thực hiện chính sách zero-COVID đã gây áp lực lớn về tài chính cho các tỉnh thành của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Ba năm thực hiện chính sách zero-COVID đã gây áp lực lớn về tài chính cho các tỉnh thành của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Ngày 15.1, chính quyền Bắc Kinh cho hay đã chi gần 30 tỉ nhân dân tệ (4,5 tỉ USD) vào năm ngoái để ngăn chặn và kiểm soát COVID-19. Con số này tăng 140% so với năm 2020.

Phúc Kiến, một tỉnh ven biển phía đông giáp với Quảng Đông, dành 13,04 tỉ nhân dân tệ (2 tỉ USD) vào năm 2022 để xử lý đại dịch COVID-19, tăng 56% so với năm 2021, theo ngân sách chính phủ được công bố vào tuần trước. Trong ba năm qua, các hóa đơn lên tới 30,5 tỉ nhân dân tệ (4,6 tỉ USD).

Thượng Hải - thành phố giàu có nhất ở Trung Quốc đại lục, nơi bị ảnh hưởng bởi đợt phong tỏa kéo dài hai tháng do COVID-19 vào tháng 4 và tháng 5 - báo cáo rằng quận Tùng Giang chi cho phòng chống COVID-19 nhiều hơn là cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng vào năm ngoái.

Quận này đã chi cho phòng chống COVID-19 tới 4,45 tỉ nhân dân tệ (664 triệu USD), trong khi chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe chỉ là 3,625 tỉ nhân dân tệ (541 triệu USD). Quận Tùng Giang là nơi một số gã khổng lồ sản xuất chip như TSMC và SMIC đặt nhà máy.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc báo cáo 60.000 ca tử vong do COVID-19, WHO lên tiếng

Song Minh |

WHO đang phân tích thông tin về số ca tử vong tăng vọt do COVID-19 ở Trung Quốc để hiểu rõ hơn về tình hình dịch tễ học cũng như tác động của làn sóng này.

WHO làm việc với Trung Quốc về nguy cơ COVID-19 dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang hợp tác với Trung Quốc để quản lý nguy cơ COVID-19 tăng trở lại khi người dân di chuyển dịp Tết Nguyên đán.

Lý do Singapore không yêu cầu khách Trung Quốc xét nghiệm COVID-19

Nguyễn Hương |

Nhiều quốc gia đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 với du khách Trung Quốc, tuy nhiên Singapore thì không.

Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở Chợ Lớn, TPHCM

Phạm Công Luận |

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách…

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Chứng khoán: Tiếp tục tăng lên ngưỡng kháng cự 1.100 điểm

Gia Miêu |

Việc thị trường vượt vùng tích lũy có thể là tín hiệu kỹ thuật khiến dòng tiền quay lại thị trường chứng khoán.

Thủ tướng Đức nêu điểm mạnh của tân Bộ trưởng Quốc phòng

Ngọc Vân |

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết kinh nghiệm dày dặn và “trái tim nhân hậu” của tân Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius khiến ông trở thành người phù hợp cho vai trò này.

Trung Quốc báo cáo 60.000 ca tử vong do COVID-19, WHO lên tiếng

Song Minh |

WHO đang phân tích thông tin về số ca tử vong tăng vọt do COVID-19 ở Trung Quốc để hiểu rõ hơn về tình hình dịch tễ học cũng như tác động của làn sóng này.

WHO làm việc với Trung Quốc về nguy cơ COVID-19 dịp Tết Nguyên đán

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đang hợp tác với Trung Quốc để quản lý nguy cơ COVID-19 tăng trở lại khi người dân di chuyển dịp Tết Nguyên đán.

Lý do Singapore không yêu cầu khách Trung Quốc xét nghiệm COVID-19

Nguyễn Hương |

Nhiều quốc gia đang tiến hành xét nghiệm COVID-19 với du khách Trung Quốc, tuy nhiên Singapore thì không.