Giải mã sự suy vong của đế chế cổ đại ở sa mạc Sahara

Thanh Hà |

Sa mạc Sahara có diện tích bằng nước Mỹ - là vùng đất cực kỳ khắc nghiệt. Với nhiệt độ ban ngày thường xuyên lên tới 58 độ C, đây là một trong những nơi nóng nhất trên Trái đất.

Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, tại sa mạc Sahara, một đế chế có quy mô bằng nước Đức đã từng phát triển rực rỡ giữa những cồn cát lộng gió. Sự tồn tại của đế chế này có thể là nhờ một công nghệ mới: Hệ thống đường hầm dưới lòng đất.

Theo nghiên cứu mới được trình bày với Hiệp hội Địa chất Mỹ, nền văn minh phát triển vượt bậc diễn ra ở khu vực sa mạc Sahara của Libya ngày nay và được gọi là Đế chế Garamantian.

Người Garamantian đã sinh sống ở vùng phía nam của Libya và Algeria ngày nay trong khoảng thời gian từ 400 trước Công nguyên đến 400 sau Công nguyên.

Frank Schwartz - giáo sư tại Đại học Bang Ohio, Mỹ - chia sẻ với McClatchy News: “Đế chế tập trung vào thành phố chính Germa ở chân một vách đá lớn". Cách xa Germa là những tiền đồn nhỏ - chính là những điểm dừng chân có nước - dọc theo các tuyến đường buôn bán qua sa mạc. Diện tích đất liền của đế chế được cho là khoảng 350.000 km 2 với dân số khoảng 10.000 người.

Garamantian - xã hội đô thị đầu tiên xuất hiện ở sa mạc không có sông ngòi - đã sống sót nhờ sử dụng những đường hầm được gọi là foggaras. Đây chính là những kênh ngầm tương tự như hệ thống dẫn nước, dùng trọng lực để đưa nước từ các tầng ngậm nước đến những khu vực nông nghiệp.

Dùng lao động nô lệ, người Garamantian đã xây dựng hệ thống foggaras có chiều dài khoảng 800 km.

“Kiến thức về foggaras đến từ các tuyến đường thương mại nối từ Ba Tư tới phía đông. Cuối cùng, những hệ thống này đã được triển khai trên khắp Tây Bắc châu Phi, Trung Đông và Tây Ban Nha” - giáo sư Schwartz nói.

Nhà nghiên cứu Schwartz chỉ ra, người Garamantian sinh sống gần một tầng ngậm nước sa thạch lớn, còn sót lại từ thời kỳ sa mạc Sahara ít khô cằn hơn. Sa mạc Sahara là môi trường ẩm ướt, tươi tốt khoảng 5.000 năm trước, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature.

Theo giáo sư Schwartz, không có nguồn bổ sung nước thêm nhưng tầng ngậm nước này quá lớn, đủ để cung cấp nước trong ít nhất 800 hoặc 1.000 năm trong thời kỳ Garamantian.

Tuy nhiên, mực nước của tầng ngậm nước này cuối cùng đã giảm xuống dưới mức có thể đưa vào hệ thống foggaras. Khi nguồn cung cấp nước cạn kiệt và điều kiện địa chính trị thay đổi, vận may của người Garamantian đã chấm hết vào khoảng năm 400 sau Công Nguyên.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Vẻ đẹp hoang sơ của sa mạc 300.000 tuổi lớn nhất Trung Quốc

Thanh Hà - Vĩnh Hoàng (Nguồn: Xinhua) |

Sa mạc Taklimakan - sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc - ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương phía tây bắc nước này được xác định đã hình thành cách đây 300.000 năm.

Ngắm bình minh ở sa mạc lớn nhất thế giới

Việt Văn |

Hình ảnh du khách trên những chú lạc đà đi lại thong dong trên sa mạc có thể bắt gặp ở nhiều quốc gia, với nhiều sa mạc trên thế giới. Nhưng chỉ có một Sahara được gọi là đại sa mạc, vì đây là sa mạc lớn nhất trên Trái đất, là hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái đất (sau châu Nam Cực và Bắc Cực), với diện tích hơn 9.000.000km², nằm ở phía Bắc châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi.

Ai Cập khai quật được xác cá voi 41 triệu năm trong sa mạc

Thanh Hà |

Các nhà cổ sinh vật học Ai Cập khai quật được xác loài cá voi đã tuyệt chủng sống cách đây 41 triệu năm, thời điểm tổ tiên của cá voi vừa hoàn thành hành trình di chuyển từ đất liền ra biển.

Đau lòng cảnh bệnh nhân, người nhà ở ĐBSCL mòn mỏi khóc chờ máu

PHONG LINH - BÍCH PHƯỢNG |

Hơn nửa năm, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ thiếu máu kéo dài đã ảnh hưởng trên diện rộng, không chỉ ở Cần Thơ mà còn khiến nhiều bệnh nhân, bác sĩ trong cả khu vực ĐBSCL lâm cảnh "khóc chờ máu"...

Phát triển du lịch mạo hiểm, đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

Chí Long |

Vụ tai nạn tại Khu du lịch Làng Cù Lần gióng lên hồi chuông báo động trong khai thác du lịch mạo hiểm, đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, phát triển loại hình tiềm năng này.

Chủ bỏ trốn, công ty đã bị thanh lý nhưng Bảo hiểm xã hội của người lao động vẫn bị treo

THÙY TRANG |

Chủ của Công ty TNHH MTV TBO Vina tại Khu công nghiệp Hòa Khánh, Đà Nẵng đã bỏ trốn hơn 5 năm nay. Hơn 400 hồ sơ của người lao động đã được tòa tuyên thắng án, buộc cơ quan chức năng phải thanh lý tài sản doanh nghiệp để trả nợ lương. Nhưng riêng chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) của người lao động đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Bắt Giám đốc Công ty Bảo Việt Cao Bằng

Tân Văn |

Cơ quan Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố vụ án, bắt giam Giám đốc Công ty Bảo Việt Cao Bằng.

Loạt quầy hàng hoang tàn, nằm ngổn ngang cạnh di tích Kinh thành Huế

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Hàng chục quầy hàng lưu động phục vụ trưng bày các sản phẩm cho chương trình phố đêm Hoàng Thành (Kinh thành Huế) nằm ngổn ngang, không phát huy tác dụng, gây lãng phí.

Vẻ đẹp hoang sơ của sa mạc 300.000 tuổi lớn nhất Trung Quốc

Thanh Hà - Vĩnh Hoàng (Nguồn: Xinhua) |

Sa mạc Taklimakan - sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc - ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương phía tây bắc nước này được xác định đã hình thành cách đây 300.000 năm.

Ngắm bình minh ở sa mạc lớn nhất thế giới

Việt Văn |

Hình ảnh du khách trên những chú lạc đà đi lại thong dong trên sa mạc có thể bắt gặp ở nhiều quốc gia, với nhiều sa mạc trên thế giới. Nhưng chỉ có một Sahara được gọi là đại sa mạc, vì đây là sa mạc lớn nhất trên Trái đất, là hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái đất (sau châu Nam Cực và Bắc Cực), với diện tích hơn 9.000.000km², nằm ở phía Bắc châu Phi và có tới 2,5 triệu năm tuổi.

Ai Cập khai quật được xác cá voi 41 triệu năm trong sa mạc

Thanh Hà |

Các nhà cổ sinh vật học Ai Cập khai quật được xác loài cá voi đã tuyệt chủng sống cách đây 41 triệu năm, thời điểm tổ tiên của cá voi vừa hoàn thành hành trình di chuyển từ đất liền ra biển.