EU tiến thoái lưỡng nan vì Ukraina

Song Minh |

EU chỉ có thể chi trả khoảng 46% yêu cầu bồi hoàn của các nước cung cấp vũ khí cho Ukraina.

Quỹ của EU để giúp các quốc gia thành viên thay thế vũ khí mà họ đã gửi đến Ukraina sẽ chi trả chưa đến một nửa số yêu cầu bồi hoàn được gửi cho Brussels - tờ Politico đưa tin hôm 14.10.

Ngay sau khi bùng nổ xung đột giữa Nga và Ukraina nổ ra vào cuối tháng 2, EU cho biết sẽ bồi hoàn cho những quốc gia thành viên cung cấp vũ khí cho chính phủ Ukraina. EU đã phân bổ 500 triệu euro (487,3 triệu USD) để làm việc này, nhưng khi các yêu cầu bồi hoàn đầu tiên được đệ trình, hóa ra số tiền chỉ đủ để chi trả 85%.

Quỹ này sau đó đã được tăng lên 1,5 tỉ euro (1,46 tỉ USD) nhưng vẫn chưa đủ - mà theo các nhà ngoại giao giấu tên, hiện chỉ đủ hoàn trả cho khoảng 46% yêu cầu.

Các nguồn tin tiết lộ, Ba Lan đặc biệt không hài lòng vì nước này đã nộp 1,8 tỉ euro (1,75 tỉ USD). “Đối với họ, mức dưới 50% là quá ít” - một trong những nhà ngoại giao chỉ ra.

Warsaw đã đình trệ thỏa thuận cuối cùng về khoản bồi hoàn trong nhiều ngày, hy vọng có thể thương lượng một tỉ lệ cao hơn. Các nguồn tin cho biết, những sự chậm trễ đó khiến một số quốc gia thành viên thất vọng. Ba Lan cuối cùng đã đồng ý với con số 46%.

“Kế hoạch bồi hoàn đang suy yếu có nguy cơ làm tổn hại danh tiếng của EU như một đối tác quân sự đáng tin cậy” trong bối cảnh Kiev kêu gọi tăng cường cung cấp vũ khí - tờ Politico chỉ ra.

Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky cho biết, các hệ thống phòng không là ưu tiên mới trong hợp tác của Kiev với các nước phương Tây, khi Nga tấn công tên lửa nhằm vào các mục tiêu quân sự và cơ sở hạ tầng trên khắp Ukraina.

Nga từ lâu đã chỉ trích việc Mỹ, EU, Anh và các nước khác cung cấp vũ khí cho Ukraina, cho rằng động thái đó chỉ kéo dài giao tranh và làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Ngày 12.10, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Alexey Reznikov xác nhận đơn vị đầu tiên của hệ thống phòng không IRIS-T tiên tiến của Đức đã đến Ukraina. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht mô tả chuyến hàng này là đóng góp quan trọng vào khả năng của Ukraina để tự vệ trước “các cuộc pháo kích bằng tên lửa”.

Hệ thống phòng không IRIS-T. Ảnh: Global Look Press
Hệ thống phòng không IRIS-T. Ảnh: Global Look Press

Bộ trưởng Reznikov viết trên Twitter: “Một kỷ nguyên phòng không mới đã bắt đầu ở Ukraina. IRIS-Ts từ Đức đã ở đây. Kiev cần thêm vũ khí loại này. Việc bảo vệ bầu trời Ukraina trước Nga là một mệnh lệnh đạo đức”.

Vài giờ sau, Bộ Quốc phòng Đức đăng tweet, nhấn mạnh rằng Berlin đã giữ lời, và thông báo “hệ thống phòng không IRIS-T SLM đầu tiên đã đến Ukraina”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra cam kết hồi tháng 6, dự kiến chuyển vũ khí ​​vào tháng 11. Tổng cộng 4 hệ thống gồm xe chỉ huy, xe radar và bệ phóng gắn trên xe tải dự kiến ​​sẽ đến Ukraina vào năm 2023.

Theo các phương tiện truyền thông, Kiev đã yêu cầu ít nhất 12 hệ thống phòng không cực kỳ hiện đại này và đề nghị mua chúng trực tiếp từ nhà sản xuất Diehl Defense.

Tuy nhiên, tờ Der Spiegel cho biết 3 hệ thống mà Berlin hứa hẹn thậm chí vẫn chưa được sản xuất.

Trong khi đó, quân đội Đức vẫn chưa nhận được một đơn vị nào của biến thể IRIS-T trên mặt đất. Điều này nhấn mạnh mối quan ngại của một số chính trị gia Đức và các hãng truyền thông rằng Berlin đang cạn kiệt nghiêm trọng kho vũ khí của mình khi cung cấp cho Kiev.

Trong khi đó, Ukraina cho đến gần đây vẫn liên tục chỉ trích Đức về việc nước này không sẵn sàng cung cấp vũ khí hạng nặng.

Với tầm bắn hiệu quả được cho là lên tới 40km, hệ thống phòng không IRIS-T khá đắt tiền, theo cựu Đại sứ Ukraina tại Đức Andrey Melnik. Phát biểu với tạp chí Wirtschaftswoche vào tháng 6, ông Melnik ước tính, một hệ thống như vậy có thể trị giá khoảng 140 triệu euro (135,4 triệu USD).

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn dầu khí Nga kiện chính phủ Đức

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đã đệ đơn kiện chính phủ Đức vì nắm quyền kiểm soát các nhà máy lọc dầu của hãng tại nước này.

Dự báo bất ngờ về nền kinh tế Nga và EU

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Nga - quốc gia bị trừng phạt - sống động hơn so với nền kinh tế của EU.

NATO cân nhắc yêu cầu thay máu toàn bộ kho vũ khí của Ukraina

Khánh Minh |

NATO hy vọng làm trong 10 năm tới kho vũ khí của Ukraina "hoàn toàn có thể tương tác" với các kho vũ khí của phương Tây.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Tập đoàn dầu khí Nga kiện chính phủ Đức

Ngọc Vân |

Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft đã đệ đơn kiện chính phủ Đức vì nắm quyền kiểm soát các nhà máy lọc dầu của hãng tại nước này.

Dự báo bất ngờ về nền kinh tế Nga và EU

Ngọc Vân |

Nền kinh tế Nga - quốc gia bị trừng phạt - sống động hơn so với nền kinh tế của EU.

NATO cân nhắc yêu cầu thay máu toàn bộ kho vũ khí của Ukraina

Khánh Minh |

NATO hy vọng làm trong 10 năm tới kho vũ khí của Ukraina "hoàn toàn có thể tương tác" với các kho vũ khí của phương Tây.