EU đồng ý tăng gần gấp đôi năng lượng tái tạo vào năm 2030

Duy Phương |

Ngày 30.3, Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận để tăng gần gấp đôi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong mức tiêu thụ năng lượng của khối 27 quốc gia vào năm 2030. 

AFP cho hay, mục đích thỏa thuận của EU là đạt được mức trung hòa carbon và ngừng nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Thỏa thuận này tìm cách nâng tỉ lệ năng lượng tái tạo từ 22% hiện nay lên 42,5% vào năm 2030.

EU đặt mục tiêu đầy tham vọng trở thành nền kinh tế đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Động thái này của EU cũng là để tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga sau khi Mátxcơva cắt nguồn cung khí đốt vào năm ngoái. EU cũng đã cấm dầu thô vận chuyển bằng đường biển và các sản phẩm dầu mỏ khác từ Nga.

"Năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo chủ quyền năng lượng của chúng ta bằng cách giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch" - ông Frans Timmermans - Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - nói.

Ông Timmermans thông tin thêm, việc tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo và giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch cũng có nghĩa là người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp cận được năng lượng rẻ hơn.

Tuy nhiên, các cơ quan môi trường đã chỉ trích thỏa thuận này của EU vì cho rằng mục tiêu vẫn còn thấp.

“Mục tiêu khoảng 45% là thấp. Việc đặt mục tiêu thấp hơn 45% cho thấy sự mất đoàn kết và thiếu tham vọng của châu Âu” - Cosimo Tansini - chuyên viên chính sách về năng lượng tái tạo tại Cục Môi trường Châu Âu (EEB) - cho biết.

Mục tiêu trước đó cho năm 2030 là đạt mức 32%. Tuy nhiên, thỏa thuận đề xuất các quốc gia thành viên nên nỗ lực hết sức để đạt được 45% cũng như tìm cách cắt giảm thủ tục hành chính với các dự án năng lượng tái tạo.

Theo thông cáo từ Hội đồng Châu Âu, mục tiêu đẩy nhanh xây dưng cơ sở hạ tầng để tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo là một phần trong kế hoạch của EU để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Các tấm quang năng đặt trên mái các tòa nhà ở Haarlem, Hà Lan. Ảnh: Xinhua
Các tấm quang năng đặt trên mái nhà ở Haarlem, Hà Lan. Ảnh: Xinhua

Thỏa thuận bao gồm hydro, năng lượng hạt nhân và sinh khối trong danh sách các nguồn năng lượng tái tạo cùng với công nghệ năng lượng mặt trời và gió. Sinh khối có nguồn gốc từ vật liệu hữu cơ như cây cối, thực vật, chất thải đô thị và cả việc đốt gỗ để sản xuất điện.

Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển muốn tiếp tục đốt gỗ để sản xuất sinh khối, nhưng đã bị các cơ quan môi trường chỉ trích vì lo ngại về tác động của hoạt động này với rừng.

Ông Pascal Canfin - chủ tịch Ủy ban môi trường của Nghị viện Châu Âu - cho biết, thỏa thuận đặt ra các quy tắc nghiêm ngặt về sử dụng sinh khối.

Nhà sản xuất năng lượng hạt nhân lớn của Pháp và các đồng minh muốn "hydro carbon thấp" được tạo ra từ năng lượng hạt nhân có cùng trạng thái với hydro được tạo ra từ năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió.

Một nhóm do Đức dẫn đầu phản đối việc đưa hydro được sản xuất từ ​​​​năng lượng hạt nhân vào trong thỏa thuận của EU vì lo ngại làm chậm tiến độ dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Theo ông Canfin, thỏa thuận của EU có nghĩa là Pháp có thể sử dụng năng lượng hạt nhân và không bị buộc phải xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo để sản xuất hydro cho ngành công nghiệp và giao thông. Đây là điều kiện tuyệt đối để Pháp ủng hộ thỏa thuận này.

Duy Phương
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực cấm, EU vẫn không bỏ được LNG của Nga

Ngọc Vân |

EU dù tìm cách cấm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, nhưng vẫn không thể từ bỏ được loại nhiên liệu này.

Các nước EU dè chừng với nông sản giá rẻ từ Ukraina

Ngọc Vân |

Hai nước EU là Ba Lan và Romania muốn nông dân địa phương được bảo vệ trước làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Ukraina.

EU cảnh báo đáp trả động thái hạt nhân của Nga - Belarus

Ngọc Vân |

EU tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt trừ khi Belarus từ chối tiếp nhận vũ khí chiến thuật của Nga.

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S bị khám xét

Anh Tú |

TPHCM - Trưa 1.4, Công an quận Bình Tân phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM khám xét Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-01S trên đường số 7, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân.

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua Ninh Bình giảm gần 600 tỉ đồng

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Sau khi tỉnh Ninh Bình có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận phương án đầu tư tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 8.450 tỉ đồng, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã về Ninh Bình khảo sát thực tế và UBND tỉnh Ninh Bình đề xuất giảm tổng mức đầu tư xuống còn 7.860 tỉ đồng.

Cột bão bụi trông như vòi rồng ở đại công trường dự án sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Những ngày này trên đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 ở xã Bình Sơn, huyện Long Thành, hàng ngàn hộ dân xung quanh đang bị xáo trộn cuộc sống do những cột bão bụi trông như vòi rồng giữa đại công trường mang theo lượng bụi đỏ khổng lồ phát tán ra xa bên ngoài khu dân cư đi xa hơn 10km.

Cửa khẩu Lạng Sơn sắp thông quan thuận tiện hơn khi Trung Quốc hoàn thiện cơ sở dữ liệu

Anh Tuấn |

Mấy ngày qua, xe chở nông sản, trái cây xuất sang Trung Quốc tái diễn cảnh ùn ứ, xếp hàng chờ do lượng lớn container cùng đổ về các cửa khẩu ở Lạng Sơn.

Tuyến phố duy nhất ở Hà Nội có mái che vỉa hè

Hà Chi - Minh Ánh |

Tràng Tiền là con phố duy nhất của Hà Nội được thiết kế phần mái hiên vỉa hè ở hầu hết cả tuyến phố. Không chỉ giúp người đi bộ tránh nắng, mưa, phần mái che này còn khiến con phố giống như một con phố cổ ở Paris.

Nỗ lực cấm, EU vẫn không bỏ được LNG của Nga

Ngọc Vân |

EU dù tìm cách cấm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, nhưng vẫn không thể từ bỏ được loại nhiên liệu này.

Các nước EU dè chừng với nông sản giá rẻ từ Ukraina

Ngọc Vân |

Hai nước EU là Ba Lan và Romania muốn nông dân địa phương được bảo vệ trước làn sóng nhập khẩu giá rẻ từ Ukraina.

EU cảnh báo đáp trả động thái hạt nhân của Nga - Belarus

Ngọc Vân |

EU tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt trừ khi Belarus từ chối tiếp nhận vũ khí chiến thuật của Nga.