EU cân nhắc biện pháp can thiệp thời tiết để hạ nhiệt Trái đất

Song Minh |

EU đang tìm kiếm đánh giá khoa học của phương pháp can thiệp thời tiết để làm mát Trái đất.

Tờ Financial Times đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên tham gia vào cuộc tranh luận về công nghệ địa cầu geo-engineering, một công nghệ gây tranh cãi liên quan đến việc tác động trực tiếp lên thời tiết địa cầu để làm mát Trái đất.

Ủy ban châu Âu dự kiến kêu gọi các nỗ lực quốc tế để đánh giá “những rủi ro và sự không chắc chắn của các biện pháp can thiệp khí hậu, bao gồm cả việc điều chỉnh bức xạ mặt trời” và nghiên cứu cách điều chỉnh bức xạ mặt trời trên toàn cầu.

Tuyên bố này sẽ là lần đầu tiên một cơ quan quản lí quốc gia hoặc khu vực chính thức công nhận mối quan tâm ngày càng tăng đối với geo-engineering - ngành khoa học liên quan đến việc can thiệp vào các kiểu thời tiết để làm mát Trái đất.

Trong số các kĩ thuật gây tranh cãi nhất là quy trình phun sol khí vào tầng bình lưu. Theo đó, một phương tiện bay sẽ được đưa vào cách bề mặt Trái đất khoảng 20-25 km, bắn ra các hạt có kích thước micron phản chiếu ánh nắng mặt trời.

Phương tiện bay như vậy vẫn chưa được chế tạo. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tính toán rằng kĩ thuật geo-engineering nhằm loại bỏ carbon dioxide (CDR) và điều khiển bức xạ ánh sáng mặt trời (SRM) có thể sẽ có kết quả tương tự như các vụ phun trào núi lửa, chẳng hạn như núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991.

Theo Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, những đám mây của vụ phun trào núi lửa này giúp làm mát toàn cầu trung bình từ 0,3-0,5 độ C trong hai năm sau đó.

Các kĩ thuật SRM hoạt động bằng cách phản chiếu lại ánh nắng mặt trời, không cho chúng tiếp cận được mặt đất. Điều này đồng nghĩa với giảm nhiệt độ Trái đất một cách nhanh chóng, nhưng không giảm được lượng khí CO2.

Các phương pháp khác đang được nghiên cứu bao gồm làm mỏng các đám mây ti để nhiều tia hồng ngoại rời khỏi bầu khí quyển hơn. Các đám mây ti được tạo thành từ các tinh thể băng nhỏ vì chúng thường xuất hiện độ cao hơn 6 km, nơi lạnh và có rất ít hơi nước. Mây ti có thể hình thành trước các cơn bão lớn.

Văn bản của EU, không ràng buộc về mặt pháp lí và vẫn có thể thay đổi trước khi công bố, cho thấy mức độ lo ngại rằng nhân loại sẽ không thể giữ sự nóng lên toàn cầu trong giới hạn mục tiêu 1,5 độ C.

Biến đổi khí hậu gây hạn hán nhiều hơn. Ảnh: AFP
Biến đổi khí hậu gây hạn hán nhiều hơn. Ảnh: AFP

Kĩ thuật geo-engineering cũng có thể đề cập đến việc thu hồi và lưu trữ carbon - kĩ thuật đang được nhân rộng như một biện pháp để loại bỏ khí thải ra khỏi không khí.

Tất cả những phương pháp này vẫn đang trong giai đoạn phát triển phôi thai. Một nỗ lực của hàng chục quốc gia do Thụy Sĩ dẫn đầu nhằm thông qua nghị quyết về đánh giá công nghệ geo-engineering tại Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc đã thất bại vào năm 2019.

Trong báo cáo gần đây nhất về cái gọi là “quản lí bức xạ mặt trời”, bao gồm các kĩ thuật khác nhau để điều chỉnh tia nắng mặt trời, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã mô tả công nghệ này là cách “duy nhất” để làm mát hành tinh trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, các tác giả cảnh báo, một số yếu tố, bao gồm chi phí có thể lên tới “hàng chục tỉ USD mỗi năm cho mỗi lần làm mát 1 độ C”, khiến khó có thể triển khai trên quy mô vừa và lớn.

Báo cáo cảnh báo, việc can thiệp vào khí hậu tự nhiên của toàn cầu có thể làm hỏng tầng ôzôn, phân phối lại tác động của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái, gây ra căng thẳng địa chính trị và nếu đột ngột dừng lại, sẽ gây ra sự tái phát đột ngột của hiện tượng nóng lên toàn cầu - lúc đó sẽ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn.

Các nhà khoa học cũng muốn nhấn mạnh rằng các công nghệ thay đổi thời tiết không nên làm mất đi nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính nói chung.

Matthias Honegger, nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức Perspectives Climate Research, nói rằng nếu một quốc gia quyết định triển khai các phương pháp thay đổi bức xạ mặt trời thì có thể đạt được mục tiêu đó “trong vòng vài năm”, đó là “lí do người ta chú trọng nghiên cứu nhanh về vấn đề này”.

Nguyên tắc chính của nghiên cứu hiện tại là “cần phải chắc chắn rằng nó không quá nguy hiểm”, theo ông Honegger.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Hai cơn bão tháng 6 mở màn sớm mùa bão Đại Tây Dương

Khánh Minh |

Hai cơn bão tháng 6 được đặt tên đã mở màn sớm mùa bão Đại Tây Dương, hiện tượng hiếm gặp báo hiệu mùa bão dữ dội.

Bão Bret tiến sát Biển Caribe, vùng áp thấp mới hình thành ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Các điều kiện bão nhiệt đới dự kiến phát triển ở Lesser Antilles vào chiều và tối 22.6 khi bão Bret tiến đến Biển Caribe.

Dự báo lượng bão trên mức bình thường năm 2023

Song Minh |

Các dự báo bão chính thức về mùa bão năm 2023 cho thấy các cơn bão trong năm nay trên mức bình thường và khó đoán hơn.

Bắc Giang bán 23 tấn vải thiều sau 4 giờ livestream trên mạng xã hội

Vân Trường |

Những ngày này, lướt Tiktok, người dùng có thể dễ dàng bắt gặp các clip giới thiệu về vải thiều và nhiều loại đặc sản của Bắc Giang. Cũng trên TikTok, các video livestreams về vải thiều đạt hơn 1,7 triệu lượt xem, hashtag "Hello Bắc Giang" và "Bắc Giang đa sắc" đã có hơn 30 triệu lượt người theo dõi. Đây là một hình thức thúc đẩy tiêu thụ nông sản sáng tạo, bước đầu đem đến các hiệu quả.

Thị trường chứng khoán khởi sắc sau 4 tháng hạ lãi suất điều hành

Đức Mạnh |

Xu hướng lãi suất giảm đã có tác động tích cực tới diễn biến trên thị trường chứng khoán. Thị trường có sự bứt phá nhờ sự đảo chiều của dòng tiền.

Nữ sinh trường làng thành thủ khoa Trường Đại học Luật Hà Nội

Trà My |

Đạt điểm trung bình học tập 3.66/4, Ngô Quỳnh Liên (sinh năm 2001, quê Hải Dương) đã xuất xắc trở thành thủ khoa đầu ra ngành Luật thương mại quốc tế của Trường Đại học Luật Hà Nội năm học 2022-2023.

Đóng BHXH 20 năm, đủ tuổi mới được nhận lương hưu

Phương Ngân |

Nhiều công nhân đã đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 20 năm, nhưng vẫn phải chờ thêm nhiều năm nữa mới có thể nhận lương hưu. Do đó, nhiều người mong thời gian nghỉ hưu được rút ngắn lại bởi sức lao động của công nhân trực tiếp sản xuất có hạn.

Phượt từ Canada đến Việt Nam không cần đi máy bay, ôtô

Chí Long (Theo CNN) |

Markus Pukonen - một lính cứu hỏa Canada, du lịch vòng quanh thế giới trong 7 năm chỉ bằng "cơ bắp và một chút gió".

Hai cơn bão tháng 6 mở màn sớm mùa bão Đại Tây Dương

Khánh Minh |

Hai cơn bão tháng 6 được đặt tên đã mở màn sớm mùa bão Đại Tây Dương, hiện tượng hiếm gặp báo hiệu mùa bão dữ dội.

Bão Bret tiến sát Biển Caribe, vùng áp thấp mới hình thành ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Các điều kiện bão nhiệt đới dự kiến phát triển ở Lesser Antilles vào chiều và tối 22.6 khi bão Bret tiến đến Biển Caribe.

Dự báo lượng bão trên mức bình thường năm 2023

Song Minh |

Các dự báo bão chính thức về mùa bão năm 2023 cho thấy các cơn bão trong năm nay trên mức bình thường và khó đoán hơn.