Đường ống dẫn khí mới giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào LNG

Song Minh |

Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mới ở biển Barents có thể giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào LNG.

Công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Wood Mackenzie cho biết trong một báo cáo mới tuần này rằng, một đường ống mới ở biển Barents vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các giàn khoan Bắc Cực của Na Uy đến châu Âu có thể giảm bớt sự phụ thuộc của lục địa này vào nhập khẩu LNG (khí thiên nhiên được hóa lỏng).

Na Uy đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất cho châu Âu sau khi Nga cắt hầu hết khí đốt đường ống vào năm ngoái sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina.

Nhưng con đường duy nhất để khí đốt tự nhiên sản xuất ở biển Barents đến được các thị trường là thông qua cơ sở xuất khẩu LNG của tập đoàn dầu khí Na Uy Equinor tại Hammerfest. Không có liên kết trực tiếp nào từ biển Barents đến mạng lưới đường ống dẫn khí đốt chính của Na Uy.

Xét tầm quan trọng của việc cung cấp khí đốt cho châu Âu, vào tháng 3, Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy đã yêu cầu nhà điều hành cơ sở hạ tầng khí đốt Gassco nghiên cứu các lựa chọn để đưa thêm khí đốt biển Barents ra thị trường.

Trong phân tích, Gassco đã xem xét các giải pháp kỹ thuật khác nhau để tăng khả năng xuất khẩu khí đốt từ biển Barents, bao gồm tăng khả năng xuất khẩu tại cảng LNG Hammerfest, xuất khẩu amoniac xanh, xây một nhà máy khí đốt mới và đường ống dẫn khí xuống biển Na Uy để vận chuyển thông qua mạng lưới đường ống dẫn khí hiện có.

Gassco cho biết, đường ống dẫn khí từ biển Barents dường như là lựa chọn tốt nhất trong số ba phương án nói trên.

Hồi tháng 4, Bộ trưởng Dầu khí và Năng lượng Terje Aasland nói, việc nâng cao năng lực xuất khẩu sẽ rất quan trọng đối với việc thăm dò và phát triển khí đốt ở biển Barents, vùng biển ngoài khơi Na Uy có tiềm năng cao nhất chứa các nguồn khí đốt chưa được khám phá.

Theo Wood Mackenzie, lộ trình xuất khẩu trị giá 5 tỉ USD được đề xuất cần có sự hỗ trợ của chính phủ.

Daniel Rogers, nhà phân tích cấp cao tại Wood Mackenzie, nói: “Lập luận về carbon và kinh tế xã hội để xây dựng một đường ống và sự phát triển hơn nữa của lưu vực - dù rất mạnh - nhưng đường ống sẽ không thể được xây dựng nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ”.

Báo cáo của Wood Mackenzie cho hay, việc nhà nước tài trợ cho đường ống, hoặc việc EU đưa ra Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), theo đó sẽ đánh thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia không có cơ chế định giá carbon, sẽ tăng khả năng cạnh tranh về chi phí cho dự án đường ống.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Châu Âu và Trung Quốc cạnh tranh mua LNG của Mỹ

Khánh Minh |

Lo ngại về an ninh năng lượng, châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.

EU lần đầu mua LNG nhiều hơn khí đốt nhập qua đường ống

Thanh Hà |

Liên minh châu Âu (EU) tăng mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) sau khi mất nguồn cung khí đốt bằng đường ống của Nga.

Nền kinh tế lớn nhất EU ký hợp đồng LNG 20 năm thay thế khí đốt Nga

Thanh Hà |

Đức ký hợp đồng 20 năm về nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ để thay thế khí đốt Nga.

Thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng gần gấp ba lần

Thanh Hà |

Thâm hụt ngân sách của chính phủ Mỹ đã lên đến gần 1,4 nghìn tỉ USD trong giai đoạn từ tháng 10.2022 đến tháng 6.2023.

Nhiều trường hot tại Hà Nội tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2023

Vân Trang |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội đã giao 3.339 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024 cho 34 cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Những đề xuất nổi bật

Minh Hương |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi). Thời gian qua, giới chuyên gia, đại biểu quốc hội, cơ quan chuyên môn góp ý nhiều đề xuất nổi bật...

Tuyển nữ Việt Nam có thể tạo nên cột mốc lịch sử mới

MINH PHONG |

Hãng thống kê hàng đầu thế giới Opta kì vọng tuyển nữ Việt Nam sẽ tạo nên một cột mốc lịch sử mới tại World Cup 2023.

2 kịch bản khi áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Vân Hà |

Áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên, trở thành cơn bão số 1. Khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa lớn diện rộng kéo dài trong nhiều ngày tới.

Châu Âu và Trung Quốc cạnh tranh mua LNG của Mỹ

Khánh Minh |

Lo ngại về an ninh năng lượng, châu Âu và Trung Quốc đang cạnh tranh gay gắt để ký kết các thỏa thuận cung cấp dài hạn với các nhà phát triển và xuất khẩu LNG của Mỹ.

EU lần đầu mua LNG nhiều hơn khí đốt nhập qua đường ống

Thanh Hà |

Liên minh châu Âu (EU) tăng mua khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) sau khi mất nguồn cung khí đốt bằng đường ống của Nga.

Nền kinh tế lớn nhất EU ký hợp đồng LNG 20 năm thay thế khí đốt Nga

Thanh Hà |

Đức ký hợp đồng 20 năm về nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ để thay thế khí đốt Nga.