Đức đàm phán giúp đỡ khẩn cấp các hãng năng lượng địa phương

Thanh Hà |

Đức đàm phán cung cấp hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho nhiều nhà cung cấp năng lượng quốc doanh ở những bang đang vật lộn ứng phó với giá khí đốt tăng.

Cuộc thảo luận của chính phủ Đức tập trung vào mạng lưới  hàng trăm công ty cung cấp năng lượng và các dịch vụ thiết yếu khác như nước, cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp, của nền kinh tế lớn nhất Châu Âu.

Các công ty năng lượng địa phương của Đức hiện chịu sức ép ngày càng lớn do giá năng lượng tăng cao và đang kêu gọi chính phủ trung ương hỗ trợ, với khả năng thêm vào dự luật lớn của đất nước sau khi chính phủ Đức can thiệp với 29 tỉ euro (28,59 tỉ USD) để cứu trợ hãng khí đốt khổng lồ Uniper trong tuần này.

Người đứng đầu hiệp hội doanh nghiệp năng lượng địa phương  VKU- ông Ingbert Liebing- cho hay, lĩnh vực này có thể cần tới hàng chục tỉ euro.

"Điều quan trọng nhất là chính phủ liên bang nhận ra sự cần thiết phải hành động" - ông Ingbert Liebing, người từng cảnh báo về khả năng vỡ nợ trong các doanh nghiệp năng lượng địa phương, chia sẻ.

Một nguồn tin chính phủ Đức tiết lộ, cuộc thảo luận giữa chính phủ liên bang và các bang đang ở trong giai đoạn đầu, chưa có khuôn khổ nào được thống nhất. Người phát ngôn của Bộ Kinh tế Đức xác nhận đã liên hệ với các bang liên quan nhưng từ chối cung cấp tin chi tiết.

Đức có hơn 900 công ty gọi là Stadtwerke chuyên phân phối 2/3 tổng lượng khí đốt, với nhiều công ty cũng cung cấp các dịch vụ như nước, xử lý chất thải và giao thông công cộng. Ngày càng có nhiều ý kiến cho thấy nhu cầu cấp thiết phải hỗ trợ khi hóa đơn năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp của Đức ngày càng trong trạng thái không có khả năng chi trả.

Ông Liebing nói rằng, đàm phán có nội dung là các biện pháp cần thiết để bảo vệ những doanh nghiệp năng lượng khỏi những khó khăn cấp bách do giá khí đốt cao.

“Chúng tôi cần hỗ trợ thanh khoản cho các công ty năng lượng đô thị đang phải mua khí đốt với giá gấp 10 lần giá thông thường” - ông nói với Reuters, đồng thời dự đoán rằng 1/10 khách hàng có thể không trả được các hóa đơn cao hơn.

"Điều này đặt ra những khó khăn to lớn. Cũng bởi vì các ngân hàng đôi khi không còn cung cấp tài chính nữa" - ông nói thêm.

Khác với những hãng năng lượng lớn như Uniper, các hãng nhỏ hơn phải vật lộn để khai thác quỹ 100 tỉ euro (100 tỉ USD) do ngân hàng nhà nước KfW cung cấp.

Ổn định tài chính Stadtwerke sẽ là chủ đề trong cuộc họp giữa lãnh đạo các bang và chính phủ Đức vào tuần tới, một nguồn tin tiết lộ.

Markus Lewe - Chủ tịch Hiệp hội các thành phố Đức - cảnh báo về tác động trực diện với công chúng nếu giới chức không tìm ra giải pháp.

"Chính quyền các thành phố ở bờ vực sụp đổ, nhiều dịch vụ khác như ước, thu gom rác và phương tiện giao thông công cộng có thể tan rã" - ông nói.

Chính quyền North Rhine Westphalia, bang đông dân nhất của Đức và là nơi đặt phần lớn ngành công nghiệp nặng của nước này, cho biết đang khẩn trương kiểm tra cách đảm bảo tính thanh khoản cho chính quyền thành phố.

North Rhine Westphalia đang đàm phán với chính phủ liên bang, nhằm hướng tới một "giải pháp công bằng, ở đó gánh nặng được chia sẻ".

Timm Fuchs- chuyên gia về chính sách năng lượng tại Hiệp hội các thị trấn và đô thị của Đức - dự đoán những khoản nợ thanh toán của khách hàng có thể tăng lên 30% và có tới 200 công ty năng lượng đô thị có thể bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, các gói bảo lãnh, cho vay hoặc cứ trợ có thể là giải pháp.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Đức và Đan Mạch bắt tay xây dựng đường hầm dài nhất thế giới

Vĩnh Hoàng |

Đức và Đan Mạch bắt tay nhau xây dựng đường hầm dài nhất thế giới.

Ba Lan gây sức ép để Đức quốc hữu hóa nhà máy của tập đoàn dầu khí Nga

Thanh Hà |

Ba Lan sẽ chỉ giúp cung cấp dầu cho nhà máy lọc dầu PCK Schwedt của Đức nếu Rosneft của Nga không còn là cổ đông, Bộ Khí hậu Ba Lan thông tin.

Đức sắp cứu thêm hãng khí đốt lớn từng trực thuộc Gazprom

Thanh Hà |

SEFE, trước đây là Gazprom Germania, có thể trở thành nhà nhập khẩu khí đốt thứ hai của Đức được bảo vệ khỏi phá sản sau khi Nga cắt nguồn cung.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Đức và Đan Mạch bắt tay xây dựng đường hầm dài nhất thế giới

Vĩnh Hoàng |

Đức và Đan Mạch bắt tay nhau xây dựng đường hầm dài nhất thế giới.

Ba Lan gây sức ép để Đức quốc hữu hóa nhà máy của tập đoàn dầu khí Nga

Thanh Hà |

Ba Lan sẽ chỉ giúp cung cấp dầu cho nhà máy lọc dầu PCK Schwedt của Đức nếu Rosneft của Nga không còn là cổ đông, Bộ Khí hậu Ba Lan thông tin.

Đức sắp cứu thêm hãng khí đốt lớn từng trực thuộc Gazprom

Thanh Hà |

SEFE, trước đây là Gazprom Germania, có thể trở thành nhà nhập khẩu khí đốt thứ hai của Đức được bảo vệ khỏi phá sản sau khi Nga cắt nguồn cung.