50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp: Đề cao văn hoá sẻ chia

Song Minh |

Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Pháp khi hai nước cùng nhau kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (12.4.1973 - 12.4.2023) và tròn 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược (tháng 9.2013 - tháng 9.2023).

Ngày 14.3, chia sẻ với báo giới về các sự kiện quan trọng hai nước sẽ tổ chức trong năm nay, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết, kể từ ngày 12.4.1973, quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam đã không ngừng phát triển. Dịp kỷ niệm này cho hai nước cơ hội nhìn lại chặng đường đã qua nhưng cũng để suy ngẫm về tương lai.

"Năm nay, Pháp và Việt Nam cũng kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác Chiến lược, thể hiện mong muốn của chúng ta duy trì mối quan hệ có chiều sâu và có cơ cấu. Sự gần gũi giữa Pháp và Việt Nam bắt nguồn từ một lịch sử chung, và để minh hoạ cho sự gần gũi này, chúng tôi cùng với các cơ quan Việt Nam đã chọn khẩu hiệu "Văn hoá sẻ chia". Ở đây, tôi nhấn mạnh tới hai nền văn hoá - và việc chúng ta chia sẻ hai nền văn hoá của chúng ta" - Đại sứ Warnery phát biểu.

Theo Đại sứ Warnery, một trong những mốc thời gian quan trọng của mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam là khi Tổng thống François Mitterrand tới Việt Nam vào năm 1993 với phái đoàn lớn từ nhiều lĩnh vực, trong đó có các doanh nghiệp, đánh dấu sự trở lại của Pháp tại Việt Nam. Hai chuyến thăm lớn gần đây là chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Pháp năm 2021 và chuyến thăm của Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher tới Việt Nam tháng 12.2022. Trong chuyến thăm này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher đồng chủ trì lễ khởi động các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, công bố logo và chủ đề "Văn hoá sẻ chia".

Nhắc tới chuyến thăm hồi tháng 2 của Tổng Giám đốc toàn cầu Cơ quan Phát triển Pháp AFD thăm Việt Nam để khởi động chương trình hỗ trợ kỹ thuật giữa Tập đoàn Điện lực Pháp và đối tác Việt Nam là Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Đại sứ Warnery nhấn mạnh, Pháp và Việt Nam đều phải đối mặt với thách thức về biến đổi khí hậu, năng lượng và Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại COP26, cũng như khi ký kết Chương trình quan hệ đối tác về dịch chuyển năng lượng công bằng (JETP) vào tháng 12.2022. "Pháp là đối tác hàng đầu, sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam thực hiện tham vọng trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam dịch chuyển sang năng lượng xanh, như điện gió" - Đại sứ Warnery nêu rõ.

Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, Đại sứ Warnery nhấn mạnh, đây là trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước. Chuyến thăm Việt Nam vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm nay của Bộ trưởng Ngoại thương Olivier Becht là chuyến thăm đầu tiên của một thành viên Chính phủ Pháp tới Việt Nam kể từ năm 2018, góp phần làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Bộ trưởng Becht đã đi thử metro số 3 Hà Nội, thăm nhà máy Sanofi, một trong những nhà máy lớn nhất của Pháp ở Việt Nam - một minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Pháp, với hành trình phát triển đạt nhiều thành tựu, đóng góp cho nền kinh tế, y tế và xã hội Việt Nam.

Một lĩnh vực hợp tác quan trọng khác là an ninh quốc phòng. Pháp đang tích cực làm việc với Bộ Quốc phòng để chuẩn bị cho chuyến thăm tại Hải Phòng của tàu Hải quân Pháp vào đầu tháng 4. "Chuyến thăm thể hiện cam kết chung của Pháp về an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và niềm mong muốn thiết tha của chúng tôi bảo đảm tôn trọng luật pháp quốc tế" - Đại sứ Warnery nói.

Nhiều hoạt động đã được lên kế hoạch cho dịp này như gặp mặt, huấn luyện thực hành, thi đấu bóng chuyền, đưa sinh viên lên thăm tàu... Đại sứ Warnery nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những ưu tiên trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp, bởi hai nước chia sẻ nhiều giá trị chung. Cụ thể hai nước lựa chọn chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế, lựa chọn hòa bình, ưu tiên phát triển kinh tế.

Một khía cạnh nổi bật khác trong quan hệ Đối tác Chiến lược là Pháp và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ để bảo tồn di sản trong nhiều năm qua, thể hiện qua những công trình xung quanh hồ Hoàn Kiếm, nhà hát Lớn đã được bảo trì với sự hợp tác của Pháp vào năm 1997.

Pháp cũng tích cực tham gia bảo tồn Hoàng thành Thăng Long cũng như bảo tồn các công trình kiến trúc khác tại Việt Nam. Cũng trong lĩnh vực di sản văn hoá, ngày 14.2, Đại sứ quán Pháp đã khai mạc triển lãm tại Văn Miếu, với sự hợp tác của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp, TP.Hà Nội và Cục Văn thư và Lưu trữ Việt Nam. Ngoài ra, Pháp có nhiều dự án khác trong lĩnh vực này, như dự án "Di sản sẻ chia" nhằm mục đích đặc biệt là hỗ trợ đào tạo các cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực bảo tàng.

"Bảo tồn di sản mang ý nghĩa quan trọng về mặt văn hoá, lịch sử, nhưng cũng có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, du lịch, bởi đây sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch" - Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Pháp, bà Sophie Maysonnave chia sẻ tại buổi họp báo.

Song Minh
TIN LIÊN QUAN

Hợp tác kinh tế là trung tâm trong quan hệ Việt Nam - Pháp

Thanh Hà |

Pháp sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, trong đó Pháp luôn ủng hộ quan điểm hợp tác kinh tế giữa hai nước là trung tâm, là trụ cột quan trọng.

Củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp

Song Minh |

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 9.12.

Thủ tướng Việt Nam - Pháp trao đổi về tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne trao đổi về các dự án hợp tác kinh tế trọng điểm, đặc biệt là tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.

Sau Nghị Quyết 30: Cần Thơ vẫn sốt ruột chờ cấp trên phê duyệt

Phong Linh |

Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế được ban hành, tình trạng thiếu thuốc tại TP Cần Thơ đã phần nào được tháo gỡ. Song, vật tư, hóa chất vẫn "dậm chân tại chỗ" do chờ đợi cấp trên phê duyệt. Mặt khác, Sở Y tế cũng băn khoăn Luật đấu thầu vẫn còn vướng mắc.

Công khai tổ chức đánh bạc, quay video phát lên mạng xã hội

Vân Trường |

Nhiều đối tượng công khai đánh bạc, tổ chức đánh bạc, quay lại video rồi phát lên mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem.

Nga phản công mạnh mẽ với trừng phạt của phương Tây

Thảo Phương |

Những chính sách thúc đẩy kinh tế của chính quyền Nga là đòn phản công mạnh mẽ đáp trả trừng phạt của Mỹ và các đồng minh.

Bình Định: Không rõ ràng về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án đầu tư công

Hoài Luân |

Bình Định - Do thiếu nguồn vật liệu thi công, nhà thầu đã không lấy đất theo mỏ đất hồ sơ thiết kế để san lấp dự án. Điều đáng nói, cả chủ đầu tư và nhà thầu đều tỏ ra "mơ hồ" khi được hỏi về nguồn gốc đất dùng để san lấp dự án.

Cận cảnh một số dự án đang bị thanh tra của ông Nguyễn Viết Dũng

Tường Minh - Văn Trực |

Quảng Nam - Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng do ông Nguyễn Viết Dũng - người đánh nữ nhân viên phục vụ sân golf bằng gậy ở Đà Nẵng vừa qua làm Chủ tịch HĐQT có 8 dự án trong diện phải cung cấp thông tin để phục vụ cho công tác thanh tra toàn diện. Dưới đây là hình ảnh một số dự án nằm trong danh sách bị thanh tra của Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng.

Hợp tác kinh tế là trung tâm trong quan hệ Việt Nam - Pháp

Thanh Hà |

Pháp sẽ tiếp tục nỗ lực hết mình để thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, trong đó Pháp luôn ủng hộ quan điểm hợp tác kinh tế giữa hai nước là trung tâm, là trụ cột quan trọng.

Củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp

Song Minh |

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 9.12.

Thủ tướng Việt Nam - Pháp trao đổi về tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Thanh Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne trao đổi về các dự án hợp tác kinh tế trọng điểm, đặc biệt là tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.