Đâu có khó!

hà văn |

Không ngày nào trên các phương tiện truyền thông lại không có rao bán nhà tại các dự án. Và không ngày nào không có khiếu kiện của người dân, chủ yếu là nông dân nghèo kêu ca bị “mất” đất, “mất” nhà vì các dự án. 

Thực tế dân có được đền bù nhưng người dân Việt hiểu hơn ai hết ngôi nhà và mảnh đất quê Cha đất Tổ gắn với đời sống ngàn đời nay có ý nghĩa sâu nặng về mặt tinh thần với họ. Đó là chưa nói đến chuyện chuyển đến đất mới sẽ làm ăn sinh sống ra sao.

Chẳng ai có thể cưỡng lại xu thế phát triển của thời đại mới - thời đô thị hóa. Nhưng nhìn lại thấy các nhà đầu tư ít quan tâm đến người dân khi họ tiến vào san ủi mặt bằng... Trên thực tế chỉ cần có tiền, có phép xây dựng, được chính quyền địa phương đồng ý là làm ngay. Có nhiều khi chạnh nghĩ, có lẽ các bác cho phép xây dựng, các bác chính quyền địa phương không quan tâm đến đời sống riêng lẻ của mỗi người dân.

Chuyện như thế chúng tôi nghĩ dù mình có nói ra cũng chỉ để mà nói thôi...

Nhưng mấy bữa nay khi chuẩn bị động thổ dự án nhà ở mới ở xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội, người dân và các nhà khảo cổ học mới giật mình: Ở giữa khu quy hoạch này cách đây hơn nửa thế kỷ đã có một công trình khảo cổ phát hiện ra di tích loài người vùng Hà Nội cách đây cả nghìn năm trước công nguyên. Các nhà khảo cổ ngày ấy còn nhớ rõ công việc mình làm và tự hào vì đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Điều mà người dân địa phương và các nhà khảo cổ lo lắng là chưa thấy dự án đô thị mới có động thái gì để bảo tồn di chỉ này. Riêng chúng tôi chỉ thầm mong khu đô thị mới này sẽ có một bông hoa ý nghĩa - di chỉ khảo cổ được bảo tồn bền vững, tô điểm cho cuộc sống mới hôm nay.

Ngày đi học cấp I, khi ấy Hà Nội chưa giải phóng khỏi chế độ phong kiến - đế quốc xâm lược, có được học bài văn đến nay vẫn nhớ: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông...” Bảo vệ di chỉ truyền thống đâu có khó mà e ngại nhỉ!

hà văn
TIN LIÊN QUAN

Đi Bình Dương

NHẬT HỒ |

Cụm từ “Đi Bình Dương” nay đã thành phổ biến đối với người dân miệt Hậu Giang. Con không chịu học hành, mẹ đe “Tao cho mầy đi Bình Dương”; doanh nghiệp làm ăn trầy trật “Tôi chuẩn bị đi Bình Dương rồi chứ mần ăn chi”.

Tôi đã sai, tôi xin lỗi

HOÀNG VĂN MINH |

Hơn 10h khuya. Con gái trườn ra khỏi chăn kêu “con đói” rồi bật bếp ga tự làm món bánh rán mà nó thích nhất. Một hỗn hợp làm bằng bột, đường, sữa và muối. Có khi vui vui còn thêm vào ít tiêu và bột ngọt. Chả nhớ cô nàng học cách làm món bánh đó ở đâu, lên mạng tra mãi cũng không thấy giống với bất kỳ món người ta gọi là bánh.

Trẻ em đường phố

đỗ phấn |

Chẳng biết từ bao giờ cụm từ “Trẻ em đường phố” được gán cho những đứa trẻ lêu lổng rất gần với tội phạm. Ngoài thương cảm ra người ta còn có ý đề phòng và không ít ác cảm. Thường ác cảm với chúng một thì ác cảm với những đấng sinh thành ra chúng mười.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Người lao động xa quê: Nỗi nhớ được gói kín lại vì một tương lai tốt hơn

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Nhiều năm xa quê hương vào Nam lập nghiệp, sinh sống, đã dần quen với những cái Tết xa quê hương, thiếu đi những giờ phút quây quần sum họp ngày Tết, những người lao động xa quê luôn mang trong mình niềm khắc khoải nhớ nhà.

Tây Ninh sẽ xin xây dựng cảng hàng không và cơ chế đặc thù để phát triển

Huân Cao - Duy Tú |

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tây Ninh được xem là tỉnh đi sau trong thu hút đầu tư so với TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... Trong năm mới 2023 và những năm tiếp theo, Tây Ninh hứa hẹn sẽ có những đột phá mới trong thu hút đầu tư để "hòa nhịp" cùng với các tỉnh. Nhân dịp năm mới 2023, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Võ Đức Trong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh xoay quanh vấn đề này.

Chi hàng triệu đồng đốt vàng mã dịp Tết: Quá lạm dụng và lãng phí

MINH HÀ |

Vào dịp Tết người dân thường có phong tục đốt vàng mã để bày tỏ sự biết ơn đối với ông bà, tổ tiên. Một số người thậm chí còn bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã với quan niệm "trần sao âm vậy". Theo các chuyên gia văn hóa, đốt vàng mã là một nét văn hóa của người Việt, tuy nhiên nếu quá lạm dụng sẽ gây lãng phí và nhiều hệ lụy.

Đi Bình Dương

NHẬT HỒ |

Cụm từ “Đi Bình Dương” nay đã thành phổ biến đối với người dân miệt Hậu Giang. Con không chịu học hành, mẹ đe “Tao cho mầy đi Bình Dương”; doanh nghiệp làm ăn trầy trật “Tôi chuẩn bị đi Bình Dương rồi chứ mần ăn chi”.

Tôi đã sai, tôi xin lỗi

HOÀNG VĂN MINH |

Hơn 10h khuya. Con gái trườn ra khỏi chăn kêu “con đói” rồi bật bếp ga tự làm món bánh rán mà nó thích nhất. Một hỗn hợp làm bằng bột, đường, sữa và muối. Có khi vui vui còn thêm vào ít tiêu và bột ngọt. Chả nhớ cô nàng học cách làm món bánh đó ở đâu, lên mạng tra mãi cũng không thấy giống với bất kỳ món người ta gọi là bánh.

Trẻ em đường phố

đỗ phấn |

Chẳng biết từ bao giờ cụm từ “Trẻ em đường phố” được gán cho những đứa trẻ lêu lổng rất gần với tội phạm. Ngoài thương cảm ra người ta còn có ý đề phòng và không ít ác cảm. Thường ác cảm với chúng một thì ác cảm với những đấng sinh thành ra chúng mười.