Chuyện dọc đường: Nợ giang hồ

ĐỖ DOÃN HOÀNG |

1. Mỗi lần đi Châu Phi, tôi đều thấy hơi ấm của Lục địa đen cứ tỏa mãi sang mình. Cướp bóc, giết chóc, đói khát, dịch bệnh ở đâu chẳng biết.
Những đêm trắng lang thang vũ trường đủ màu da, đủ quốc tịch ở thủ đô Cape Town, những ngày dài sống với thiên đường hoang thú và bạn bè ai cũng biết nói tới 11 thứ ngôn ngữ ở thủ đô Petoria rồi Johannesburg kỳ vĩ (Nam Phi có tới 3 thủ đô), tôi gặp toàn bạn bè tử tế.
Tình cờ tôi quen một gã lái taxi to lừng lững, da đen kịt, gã làm hướng dẫn viên không công cho tôi cả tuần, về nhà hắn ở khu ổ chuột lừng danh “xã hội đen”. Lần đầu gã tài xế nhăn nhở to con đó đến đón, tôi còn đề phòng đến mức mời hắn đến khách sạn để cho hắn hiểu là camera đã ghi hình ba bề bốn bên, mày giết tao thì mày chạy đằng trời. Vậy nhưng, trắng đêm ở Mũi Hảo Vọng, uống say ở vũ trường Cape Town, tôi với hắn ngày càng thân và lúc về thì tôi cởi áo in hình cờ và bản đồ Việt Nam ra tặng. Hắn thở dài, “Tao chỉ là tay lái taxi nghèo, tao nợ mày, tao mãi nợ đời tao một chuyến sang Việt Nam”.
2. Nam Phi là thủ phủ của Lục Địa Đen, nhưng quãng nửa dân số là người da trắng. Eveland suốt ngày ở rừng bảo vệ voi và tê giác, răng cô trắng như ngô nếp, nó trắng như đua tranh với làn da ngọc ngà lộ ra phía dưới cổ và quanh váy ngắn với cặp giò thẳng đuỗn. “Tớ từ Hà Lan sang đây đã... 200 năm, trên các thương thuyền thám hiểm lừng danh”. Nàng xê dịch đến mức có con với một ông da đen, giờ lại sinh thêm công chúa với gã tài phiệt da trắng.
Ngồi bên cạnh là chị Nicky. “Công việc văn phòng không có tiền và có tiền cũng không được phép đi. Món nợ sang thăm Việt Nam, chắc để dành cho con cháu, Hoàng ạ”.
Thỉnh thoảng, Nicky lại nói về giấc mơ xê dịch. Đùng một cái, năm ngoái cô viết thư: “Jason, cháu của chị sẽ sang Việt Nam, nó muốn thay chị gắn bó lâu dài với Việt Nam”. Tưởng đi bụi chỉ vài ngày. Ai dè anh chàng 28 tuổi đó ở lì ở quê tôi đã gần hai năm, cậu xin làm phiên dịch cho một tập đoàn rồi dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ ở Hà Nội. Và quyết không về cố quốc nữa. Cu cậu nói cái gì cũng hài hước. “Ở đâu có tình yêu, nơi đó là tổ quốc”. “Yêu một cô gái Việt Nam rồi à?”. “Chưa hẳn là cô nào cụ thể. Trước hết, tôi đã đến và tôi thích nơi này”.
3. Và chỉ có ông cụ “Old Father” già nua của tôi là không hề muốn đi khỏi làng. Cụ làm đầu bếp ở khu Vườn Quốc gia vào loại lớn nhất thế giới Kruger. Cụ ông lúc nào cũng túc trực cạnh bàn ăn, tôi đưa mắt một cái là cụ xuất hiện, “con cần gì? ta giúp được gì cho con không?”. Tôi áy náy mời cụ ăn. Cụ từ chối và lom khom đứng đó, đen nhoáy, đến mức tôi không còn phân biệt được đâu là cụ đầu bếp khắc khổ và đâu là cái bóng của cụ nữa. Tôi bảo, cụ từng đi ra khỏi Nam Phi chưa, có biết Việt Nam không? Cụ bảo, “Ta biết cả”.
Gương mặt bí ẩn, cách xưng hô khiêm tốn mà cứ hư ảo như lời Chúa đang nói với con chiên. “Ta chưa bao giờ ra khỏi làng, và cũng chưa có ý định đi. Ta cứ ở đây, con và phần còn lại của thế giới này thi nhau sang Kruger kỳ vĩ gặp ta và xiết bao hoang thú. Thế thì có khác gì ta sang quê họ và gặp họ đâu nhỉ? Con cứ đến đây. Ta luôn ở căn bếp này và chờ đợi”.
Ông mỉm cười. Gương mặt huyền bí của ông khiến người ta nghĩ đến các ông già giữ chiếc chìa khóa ma thuật để vào thế giới cổ tích. Và triết lý xê dịch ngồ ngộ của ông.
ĐỖ DOÃN HOÀNG
TIN LIÊN QUAN

Chuyện dọc đường: Favorit nhẹ bay

Ngô Mai Phong |

Câu chuyện này xưa rồi, chẳng can hệ gì tới hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, nhưng mà, cứ xin kể hầu quý vị: Lần thứ nhất, anh đèo chị trên chiếc xe Favorit nhẹ bay. Lần thứ hai, chị vẫn ngồi sau chiếc xe Favorit nhẹ bay. Trời đổ mưa, họ đứng nép vào hiên phố bên những người qua đường, bình thản như một đôi tình nhân.

Chuyện dọc đường: Thầy của chúng mình đôi mắt trong xanh

Tuyền Linh |

Mátxcơva, phố Mokhovaya, nhà số 9, thầy trưởng khoa Yassen N.Zassoursky, 27178 sinh viên tốt nghiệp. Tôi tin chắc rằng, khoảng 20 người Việt đang làm báo hay không còn làm báo, sống trong nước hay ngoài nước, khi đọc hai hàng chữ trên này cũng sẽ bồi hồi như tôi.

Chuyện dọc đường: Tấm bia thơ

Lê Thanh Phong |

Nguyễn Duy gọi điện: “Phong ơi, ngày mai khánh thành bia thơ kỷ niệm bài “Tre Việt Nam của mình, ra nhé”. Với bạn bè, một câu thế là đủ.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Chuyện dọc đường: Favorit nhẹ bay

Ngô Mai Phong |

Câu chuyện này xưa rồi, chẳng can hệ gì tới hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, nhưng mà, cứ xin kể hầu quý vị: Lần thứ nhất, anh đèo chị trên chiếc xe Favorit nhẹ bay. Lần thứ hai, chị vẫn ngồi sau chiếc xe Favorit nhẹ bay. Trời đổ mưa, họ đứng nép vào hiên phố bên những người qua đường, bình thản như một đôi tình nhân.

Chuyện dọc đường: Thầy của chúng mình đôi mắt trong xanh

Tuyền Linh |

Mátxcơva, phố Mokhovaya, nhà số 9, thầy trưởng khoa Yassen N.Zassoursky, 27178 sinh viên tốt nghiệp. Tôi tin chắc rằng, khoảng 20 người Việt đang làm báo hay không còn làm báo, sống trong nước hay ngoài nước, khi đọc hai hàng chữ trên này cũng sẽ bồi hồi như tôi.

Chuyện dọc đường: Tấm bia thơ

Lê Thanh Phong |

Nguyễn Duy gọi điện: “Phong ơi, ngày mai khánh thành bia thơ kỷ niệm bài “Tre Việt Nam của mình, ra nhé”. Với bạn bè, một câu thế là đủ.