Bệnh bạch hầu: Cách nhận biết và phòng bệnh

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu |

Trong thời gian gần đây, tại tỉnh Bình Phước xuất hiện bệnh bạch hầu và có 3 ca tử vong. Bạch hầu là một trong những bệnh truyền nhiễm được biết đến lâu đời nhất trên thế giới. Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi…
Ai cũng có thể mắc bệnh nếu không… tiêm ngừa

Ngày nay, bệnh bạch hầu đã có vắc-xin tiêm phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhưng vẫn còn là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng nếu như người dân không đảm bảo điều kiện môi trường sống và không tiêm chủng ngừa bệnh đầy đủ.

Bệnh không liên quan đến chủng tộc, giới tính, trẻ em từ 6-12 tháng tuổi dễ mắc bệnh do kháng thể từ mẹ truyền sang đã suy giảm nhiều. Trong những năm gần đây, bệnh bạch hầu xuất hiện nhiều ở trẻ vị thành niên và người trên 40 tuổi.

Tại Việt Nam, từ trước đến nay, do chương trình tiêm chủng bạch hầu khá tốt trên cả nước nên bệnh bạch hầu được khống chế, thỉnh thoảng có xảy ra các ổ dịch lẻ tẻ nhưng chưa có đại dịch. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ vị thành niên, ở người trưởng thành hiếm gặp.

Tác nhân gây bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, hình cầu, có dạng quả tạ đôi, vi khuẩn không có vỏ bọc, bắt màu với thuốc nhuộm gram. Chủng vi khuẩn gây bệnh thường xâm nhập chủ yếu vào đường hô hấp trên, đôi khi chúng xâm nhập vào vị trí ngoài da, vi khuẩn hiếm khi phát tán theo đường máu gây bệnh toàn thân. Một trong những đặc tính nguy hiểm của vi khuẩn bạch hầu là tiết ra ngoại độc tố (exotoxins). Vi khuẩn bạch hầu dù xâm nhập vào một vị trí hay phát tán toàn thân đều tiết ra ngoại độc tố. Khả năng tiết ngoại độc tố được mã hóa trên gen và truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác.

Ngoài ra, còn chủng Corynebacterium ulcerans hiếm gặp hơn, gây bệnh bạch hầu thể ngoài da, vi khuẩn này do thú truyền sang người, khi người làm những nghề tiếp xúc thường xuyên với thú như chăn nuôi gia súc, chăm sóc thú ở thảo cầm viên…

Đường lây truyền và triệu chứng lâm sàng

Bệnh bạch hầu thường xảy ra ở nơi có điều kiện sống thấp kém, đông đúc, chật chội và người dân không được chủng ngừa đầy đủ. Bệnh thường xuất hiện vào mùa thu và đông, khi thời tiết mát mẻ, ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn lan truyền theo đường hô hấp.

Khi người dân trong cộng đồng thiếu hụt miễn dịch hệ miễn dịch - đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu) - sẽ dễ mắc bệnh bạch hầu và là nguồn lây lan trong cộng đồng. Người mang vi khuẩn bạch hầu chính là nguồn tàng trữ bệnh. Bệnh lây qua đường hô hấp khi người lành hít phải các dịch tiết đường hô hấp trên của người mang vi khuẩn bạch hầu như: Chất tiết mũi họng, các giọt khí dung khi ho, hoặc dịch nôn ói.

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn bạch hầu sẽ bám dính vào màng tế bào, chúng tiết ra ngoại độc tố, gồm 2 thành phần protein B và protein A, thành phần protein B gây ly giải vách tế bào, tạo điều kiện cho thành phần protein A xâm nhập vào trong tế bào, gây nên hiện tượng chết tế bào. Việc phá hủy tế bào tại nơi xâm nhập sẽ tạo điều kiện để độc tố bạch hầu lan tỏa khắp cơ thể bằng đường máu hoặc đường bạch huyết, gây tổn thương các cơ quan ở xa hơn như cơ tim, thận và hệ thần kinh trung ương.

Nhìn chung, tỉ lệ tử vong của bệnh bạch hầu là 5-10%, ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc người trên 40 tuổi, tỷ lệ này tăng lên 20%. Tỉ lệ tử vong do bệnh bạch hầu không thay đổi trong nhiều thập niên qua. Việc chủng ngừa có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ tử vong. Trường hợp có nhiễm trùng huyết do vi khuẩn bạch hầu, tỉ lệ tử vong vào khoảng 30-40%.

Thời kỳ ủ bệnh từ 2-5 ngày, bệnh khởi đầu với các triệu chứng sốt nhẹ, viêm đường hô hấp trên không đặc hiệu như ho, đau họng, sổ mũi, mỏi mệt, nhức đầu… Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân sẽ nổi bật triệu chứng đau họng, sưng nhẹ vùng hầu họng và sẽ bắt đầu xuất hiện các màng trắng hay còn gọi là giả mạc ở lưỡi, xung quanh vòm hầu, nhiều nhất là thành sau hầu. Khi đẩy giả mạc qua một bên, có thể thấy xuất huyết bên dưới. Giả mạc có màu trắng đục, là hỗn hợp của các mô hoại tử, bạch cầu, hồng cầu… Bệnh nhân bị sưng hạch, cổ bạnh, thở khò khè, có thể tử vong do tắc nghẽn khí quản do hít phải giả mạc.

Những biến chứng nguy hiểm

Biến chứng tim thường xảy ra vào tuần thứ 1 hoặc 2 của bệnh, có các biến chứng sau: Biến chứng viêm cơ tim, chiếm trên 60% trường hợp, gây suy tim, trụy tim mạch và tử vong; Biến chứng block nhĩ thất là sự mất dẫn truyền xung nhịp từ nhĩ xuống thất, gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim; Viêm màng trong tim (viêm nội tâm mạc); Biến chứng thần kinh có thể xuất hiện từ ngày thứ 10 - 3 tháng sau khi khởi bệnh.

Độc tố của vi khuẩn bạch hầu có thể gây liệt cơ vận nhãn, liệt mặt, liệt cơ vùng hầu họng, liệt cơ thanh quản…

Bệnh cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị sớm để tránh khỏi tử vong. Trước tiên, bệnh nhân được tiêm giải độc tố bạch hầu DAT, sau đó sử dụng kháng sinh dạng tiêm đặc hiệu như penicillin G, hoặc nhóm macrolides như Erythromycin trong 2-3 tuần.

Tiêm chủng vắc-xin là biện pháp phòng ngừa chủ động có hiệu quả hiện nay. Hiện có các liều vắc-xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu như Quinvaxem (trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia) hoặc DTP, Td, do đó người dân nên chủ động tiêm ngừa vắc-xin để phòng bệnh, như: Trẻ sơ sinh nên tiêm đủ các mũi DTP ở tháng thứ 2, 4, 6 sau khi sinh, khi trẻ được 12-18 tháng tuổi, khi trẻ được 4-6 tuổi; Người lớn, tiêm vắc-xin Td và lập lại mỗi 10 năm/lần.

Trong vùng dịch, ổ dịch, khi tiếp xúc với người viêm họng, ho, sổ mũi, phải sử dụng khẩu trang che mặt, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh bạch hầu hiện nay vẫn còn là bệnh dịch đe dọa các quốc gia đang phát triển. Bệnh có mặt ở mọi nơi trên thế giới, có thể xuất hiện những ổ dịch lẻ tẻ hoặc có khi trở thành đại dịch. Tại Hoa Kỳ, trước khi có chương trình chủng ngừa bạch hầu vào những năm 1920, có khoảng 200.000 trường hợp mắc bệnh mỗi năm. Sau khi có chương trình tiêm chủng, số ca mắc bệnh giảm hẳn chỉ còn khoảng 1.000 trường hợp mỗi năm. Vào những năm 1970, tại Hoa Kỳ đã có nhiều đợt dịch xảy ra ở các bang Alaska, Arizona, Montana…, hầu hết những trường hợp bệnh là do chủng ngừa không đầy đủ. Vào những năm 1990-1995, có nhiều đợt dịch xảy ra tại liên bang Nga và Latvia do những biến động về chính trị - xã hội đã làm gián đoạn chương trình chủng ngừa bạch hầu.
PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (Phó Giám đốc BV Nguyễn Trãi TP.HCM)
PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Thi công xuyên Tết chạy đua tiến độ trên đại công trường sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo Ban quản lý dự án sân bay Long Thành, từ ngày 20.1 đến ngày 26.1 (tức 29 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão 2023), sẽ có khoảng 740 máy móc, phương tiện và khoảng 1.050 kỹ sư, công nhân được huy động làm việc xuyên suốt trong dịp Tết Nguyên Đán 2023 trên đại công trường thi công dự án sân bay Long Thành, ước bằng khoảng 40% số phương tiện và nhân công so với những ngày trước Tết.

Chuyến hàng đầu tiên của năm mới qua cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều người đã làm các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế ở tỉnh Quảng Trị.

Trời nắng nóng, đông nghịt người viếng chùa ngày đầu năm mới

PHONG LINH |

Mặc dù thời tiết nắng nóng trong ngày đầu năm mới nhưng rất đông người dân đã đến cầu may tại Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam.