Trẻ bị sặc sữa, phụ huynh cần thực hiện ngay những điều này để cứu con

Hương Giang |

Xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi bé bị sặc là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.

Khi trẻ bị sặc sữa, các bà mẹ cần hết sức bình tĩnh và sơ cứu trẻ theo các bước sau:

Nếu trẻ còn ho được: Nghiêng đầu trẻ sang một bên, lau sạch sữa ở mũi, miệng trẻ. Khuyến khích để trẻ ho. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ.

Nếu trẻ không ho được, nhưng còn tỉnh, cần thực hiện:

– Bước 1: Cho trẻ nằm sấp để đầu thấp hơn ngực trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ vùng đầu và cằm trẻ ở tư thế thẳng.

– Bước 2: Sử dụng gót bàn tay vỗ lưng 5 lần giữa 2 vai của trẻ theo hướng từ trên xuống dưới ra trước.

– Bước 3: Sau khi vỗ lưng, dùng cẳng tay còn lại đặt lên lưng trẻ, bàn tay giữ chặt đầu và cổ.

– Bước 4: Lật ngửa trẻ một cách cẩn thận (giữ chặt đầu và cổ), giữ trẻ nằm ngửa trên mặt trong cẳng tay tựa vào đùi. Giữ đầu thấp hơn cơ thể.

– Bước 5: Ấn ngực 5 lần ở vị trí 1⁄2 dưới xương ức, ngay dưới đường liên vú. Mỗi lần đẩy ngực khoảng 1s, cố gắng tạo áp lực đủ để sữa ra ngoài.

– Bước 6: Lặp lại chu kỳ 5 lần vỗ lưng và 5 lần ấn ngực cho đến trẻ thở lại hoặc khi trẻ không đáp ứng.

Các biện pháp cấp cứu sặc sữa trẻ sơ sinh

Nếu trẻ bất tỉnh:

– Bước 1: Lập tức gọi hỗ trợ từ người thân, cấp cứu y tế (gọi điện thoại, bật chế độ loa ngoài và làm theo dướng dẫn). Người cấp cứu có thể ngồi hoặc quỳ tùy theo điều kiện.

– Bước 2: Ngay lập tức Ép tim – thổi ngạt cho trẻ :

Ép tim: Vị trí ½ dưới xương ức, chiều sâu 1/3 đường kính trước sau của lồng ngực

30 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu chỉ có 1 mình)

15 lần ép tim – 2 lần thổi ngạt (Nếu có ≥ 2 người cấp cứu)

Thổi ngạt miệng – miệng hoặc thổi ngạt miệng – mũi cho trẻ: Thổi hơi vào trong 1 giây, chú ý quan sát lồng ngực trẻ phồng lên. Lặp lại 2 lần. Nếu lồng ngực không phồng lên, lặp lại động tác ngửa đầu nâng cằm, điều chỉnh tư thế ngửa đầu.

Miệng – Mũi: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng của người cấp cứu lên miệng và mũi của trẻ.

Miệng – Miệng: Hít 1 hơi bình thường, trùm kín và chặt miệng người cấp cứu lên miệng của trẻ. Kẹp chặt cánh mũi với ngón cái và ngón trỏ, bàn tay tì lên trán trẻ

Tiếp tục cấp cứu tại chỗ đến khi trẻ hồng trở lại hoặc có nhân viên y tế hỗ trợ.

Sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa. Nguồn ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương
Sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa. Nguồn ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

Cách phòng ngừa trẻ bị sặc sữa

Khi cho trẻ bú, mẹ cần bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái.

Nên cho trẻ ăn dưới ánh sáng để dễ dàng quan sát thấy được trẻ nuốt sau khi mút sữa và các hiện tượng tím (nếu có).

Ngoài ra, nếu sữa mẹ tiết ra nhiều mà trẻ không bú kịp, mẹ có thể làm hãm tốc độ của dòng sữa bằng cách dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại.

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh không nên cho trẻ bú vội vàng.

Với những trẻ bú bình, bố mẹ hãy chọn những bình sữa có núm vú phù hợp với lứa tuổi, không quá to, giúp sữa xuống miệng trẻ không quá nhiều, không bị sặc.

Khi cho trẻ bú, cần nghiêng bình sữa góc 45o để sữa chảy xuống đầy lỗ núm vú. Trẻ sẽ không phải mút nhiều, không khí ít vào sẽ hạn chế xảy ra tình trạng sặc sữa.

Sau khi bú xong: Nên bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ 15 – 20 phút, vỗ nhẹ lưng để trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày, tránh đầy hơi sẽ kích thích gây sặc.

Cha mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ đặc biệt là đối với trẻ nhẹ cân.

Đối với các trẻ có các dị tật vùng hàm mặt nên đi khám sớm để điều trị kịp thời và có các dụng cụ hỗ trợ để giảm thiệu nguy cơ sặc.

Cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất khi trẻ nhũ nhi bỏ bú.

Những việc không nên làm

Không nên cho trẻ bú sữa khi đang ngủ, đang khóc/cười hay đang ho.

Không nên để gập cổ khiến trẻ bú khó khăn hơn hoặc ngửa cổ có thể khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi.

Không quấn tã, mặc quần áo chật, tránh làm tăng áp lực ổ bụng.

Không nên ép trẻ ăn quá no.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

​Bộ Y tế đặt chỉ tiêu cụ thể kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Thùy Linh |

Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Gia tăng trẻ mắc virus hợp bào hô hấp thời điểm giao mùa

Hương Giang |

Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.

Bé gái 2 tháng tuổi tử vong nghi do sặc sữa

Hương Giang |

Các bác sĩ khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến Bệnh viện, nghi do sặc sữa. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng cháu bé đã không qua khỏi.

TPHCM: Dâu tây giá rẻ, nhập nhằng nguồn gốc

Như Quỳnh - Ngọc Ánh |

TPHCM - Sau Hà Nội, dâu tây  gắn mác "Mộc Châu”, "Đà Lạt”... lại xuất hiện khắp trên các tuyến đường TPHCM với giá rẻ bất ngờ tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành: Rút ngắn thời gian sớm hơn kế hoạch 30.9.2025

HÀ ANH CHIẾN |

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành có chiều dài 57,8 km, với tổng mức đầu tư là 31.320 tỉ đồng, được khởi công từ 10.2014 nhưng đến tháng 1.2019 do các vướng mắc trong việc bố trí vốn và một số nguyên nhân khác khiến dự án bị đình trệ.

Tràn lan các điểm nóng về ô nhiễm rác thải tại Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Những tháng gần đây, tình trạng các điểm tập kết, xử lý rác thải trên địa bàn bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đã trở thành vấn đề nhức nhối tại địa phương này.

Xe cộ chạy lộn xộn ngày đầu điều chỉnh nút giao Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng

Nhóm PV |

Hà Nội - Từ sáng nay (18.3), nút giao Phạm Hùng - Nguyễn Hoàng - Tôn Thất Thuyết bắt đầu được thí điểm tổ chức lại giao thông nhằm giảm ùn tắc.

Nhiều ý kiến trái chiều về bảng giá đất ở dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Nhóm PV |

Theo ông Đào Trung Chính - Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Tổ trưởng Tổ biên tập Dự thảo Luật (Bộ TN&MT), vấn đề giá đất đang nhận được nhiều góp ý, trong đó chia ra hai luồng ý kiến khác nhau.

​Bộ Y tế đặt chỉ tiêu cụ thể kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Thùy Linh |

Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Gia tăng trẻ mắc virus hợp bào hô hấp thời điểm giao mùa

Hương Giang |

Hiện số ca mắc virus hợp bào hô hấp (RSV) phát hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang có xu hướng gia tăng và diễn biến nặng ở nhóm trẻ nhỏ và có bệnh lý nền.

Bé gái 2 tháng tuổi tử vong nghi do sặc sữa

Hương Giang |

Các bác sĩ khoa Cấp cứu và chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 2 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng tím tái, ngừng thở, ngừng tim trước khi đến Bệnh viện, nghi do sặc sữa. Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu, nhưng cháu bé đã không qua khỏi.