Tiêm vaccine COVID-19 Moderna đạt hiệu quả phòng bệnh mức nào?

AN AN (THEO CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION) |

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã cung cấp thông tin về hiệu quả phòng bệnh và những kết quả nghiên cứu sau tiêm vaccine COVID-19 Moderna.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, các triệu chứng phản ứng bất lợi (tác dụng phụ xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi chủng ngừa) là chuyện bình thường nhưng phần lớn là từ nhẹ tới trung bình. Ít người có phản ứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày. Tác dụng phụ trên toàn bộ cơ thể (như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi và đau đầu) phổ biến hơn sau khi tiêm mũi thứ hai của vaccine đó.

Mức độ hiệu quả của vaccine Moderna

Dựa vào bằng chứng từ các thử nghiệm lâm sàng, ở những người từ 18 tuổi trở lên, vaccine Moderna đạt hiệu quả 94,1% trong việc phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Kết quả này được phòng thí nghiệm xác nhận ở những người đã tiêm hai liều và không có bằng chứng bị nhiễm bệnh trước đó.

Vaccine cũng có hiệu quả cao trong các thử nghiệm lâm sàng giúp ngăn ngừa COVID-19 ở những người ở nhiều độ tuổi, giới tính, chủng tộc và dân tộc cũng như những người có sẵn bệnh nền.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cập nhật khi tìm hiểu thêm về mức hiệu quả của vaccine Moderna trong các điều kiện thực tế.

Thông tin về nhân khẩu học trong thử nghiệm lâm sàng

Các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine Moderna bao gồm những người từ các chủng tộc và dân tộc, độ tuổi và giới tính sau:

Chủng tộc

79% người da trắng

10% người Mỹ gốc Phi

5% người châu Á

<3% các chủng tộc/dân tộc khác

<1% Người Mỹ Da Đỏ hoặc người Alaska Bản Địa

<1% người Hawai Bản Địa hoặc người Đảo Thái Bình Dương Khác

Dân tộc

79% không phải là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha hoặc gốc châu Mỹ Latinh

20% là người gốc nói tiếng Tây Ban Nha hoặc gốc châu Mỹ Latinh

1% không rõ

Giới tính

53% nam

47% nữ

Tuổi

75% 18 đến hết 64 tuổi

25% 65 tuổi trở lên

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), 22% số người tham gia thử nghiệm lâm sàng có ít nhất một bệnh đưa họ vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng vì COVID-19. Bệnh nền thường thấy nhất trong số những người tham gia là bệnh phổi, bệnh tim, béo phì, tiểu đường, bệnh gan hoặc nhiễm HIV. 4% người tham gia có hai hoặc nhiều bệnh có nguy cơ cao.

Hầu hết những người tham gia vào các thử nghiệm (82%) được coi là có nguy cơ phơi nhiễm do nghề nghiệp. 25% trong số họ là nhân viên y tế.

Trước tình hình dịch COVID-19 phức tạp, Báo Lao Động sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề liên quan đến dịch bệnh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài hoặc vui lòng gửi về địa chỉ email: live@laodong.vn.

Các câu hỏi sẽ được Báo Lao Động cập nhật những nguồn tin uy tín hoặc chuyển đến các chuyên gia, các cơ quan chức năng để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc.

AN AN (THEO CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION)
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer đạt hiệu quả phòng bệnh như thế nào?

AN AN (THEO CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION) |

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã cung cấp thông tin về hiệu quả phòng bệnh và những kết quả nghiên cứu sau tiêm vaccine COVID-19 Pfizer.

Rối loạn nhịp tim hoặc đã thay van tim có tiêm vaccine COVID-19 được không?

AN AN |

Theo bác sĩ Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, không có biến chứng nào được ghi nhận là tiêm vaccine COVID-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác.

Những người từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh có cần tiêm vaccine COVID-19?

AN AN (THEO Centers for Disease Control and Prevention) |

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tiêm vaccine COVID-19 có tác dụng bảo vệ cơ thể ngay cả khi đã từng bị mắc COVID-19 và khỏi bệnh.

Gia tăng hoạt động giết mổ heo lậu vào dịp Tết

Nhóm PV |

TPHCM - Mặc dù đã được Báo Lao Động nhiều lần phản ánh về tình trạng giết mổ heo lậu, sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, nhưng các điểm giết mổ lậu trên địa bàn phường 12, Quận Gò Vấp (TPHCM) vẫn tái vi phạm, hoạt động giết mổ heo lậu càng nhộn nhịp hơn vào những ngày cận Tết.

Chủ tịch Hà Nội kiểm tra trận địa pháo hoa khu vực hồ Hoàn Kiếm

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã đến kiểm tra công tác ứng trực lực lượng làm nhiệm vụ tại trận địa pháo hoa phục vụ nhân dân đêm Giao thừa tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

Một ngày dạo vòng quanh TPHCM - thành phố không ngủ

Chí Long |

Được mệnh danh là "thành phố không ngủ" của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh ẩn chứa vô vàn điều bất ngờ, thú vị chờ du khách khám phá.

Trận địa pháo hoa sẵn sàng cho đêm giao thừa

NHÓM PV |

11 giờ sáng ngày 30 tháng Chạp, mọi công tác chuẩn bị tại điểm bắn pháo hoa số 5 (Đảo Dừa công viên Thống Nhất, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã dần hoàn thiện đến những khâu cuối cùng. Với sự tham gia của 200 người thuộc 17 lực lượng, trận địa pháo tại điểm công viên Thống Nhất  đã sẵn sàng phục vụ người dân ngắm pháo hoa vào giao thừa.

Mỹ Tâm, Trịnh Kim Chi và sao Việt quây quần bên nồi bánh chưng ngày 30 Tết

DI PY |

Ngày 30 Tết, các nghệ sĩ như NSƯT Trịnh Kim Chi, ca sĩ Mỹ Tâm, hoa hậu Hà Kiều Anh... dành thời gian bên gia đình, gói bánh chưng, bánh tét.

Tiêm vaccine COVID-19 Pfizer đạt hiệu quả phòng bệnh như thế nào?

AN AN (THEO CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION) |

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã cung cấp thông tin về hiệu quả phòng bệnh và những kết quả nghiên cứu sau tiêm vaccine COVID-19 Pfizer.

Rối loạn nhịp tim hoặc đã thay van tim có tiêm vaccine COVID-19 được không?

AN AN |

Theo bác sĩ Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, không có biến chứng nào được ghi nhận là tiêm vaccine COVID-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác.

Những người từng mắc COVID-19 và đã khỏi bệnh có cần tiêm vaccine COVID-19?

AN AN (THEO Centers for Disease Control and Prevention) |

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), tiêm vaccine COVID-19 có tác dụng bảo vệ cơ thể ngay cả khi đã từng bị mắc COVID-19 và khỏi bệnh.