Rau mầm: Giá trị dinh dưỡng và những điều cần lưu ý

SÔNG HÀN |

So với các loại rau thông thường khác, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp cả 5 lần. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm sạch, rau mầm còn là thực phẩm chức năng “khắc tinh” của bệnh tật. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo khi sử dụng rau mầm cũng cần phải lưu ý nhất định.

Rau mầm có nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng cần có những lưu ý cần thiết khi sử dụng. Ảnh: Sông Hàn
Rau mầm có nhiều lợi ích, tuy nhiên cũng cần có những lưu ý cần thiết khi sử dụng. Ảnh: Sông Hàn

Các loại rau mầm phổ biến

Giá đỗ từ các loại đậu: Đậu lăng, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu thận.

Các loại ngũ cốc nảy mầm: Gạo lứt, kiều mạch, rau dền, quinoa và mầm yến mạch

Rau mầm lá: Củ cải, bông cải xanh, củ cải đường, cải xoong…

Các loại mầm hạt: Hạt hạnh nhân, hạt củ cải, hạt cỏ linh lăng, hạt bí ngô, hạt vừng hoặc mầm hạt hướng dương.

Những giá trị dinh dưỡng

Theo Chuyên gia dinh dưỡng, nội tiết - đái tháo đường TS.BS Trần Bá Thoại (Cố vấn chuyên môn Bệnh viện 199 Bộ Công an), mặc dù có lượng calo thấp, nhưng rau mầm lại là nguồn dinh dưỡng phong phú, chứa các hợp chất thực vật có lợi. Hàm lượng vitamin, khoáng chát, chất xơ, chất chống oxy hóa… thay đổi tùy theo giống loại. Đặc biệt, trong quá trình nảy mầm làm tăng mức độ dinh dưỡng, làm cho mầm giàu protein, folate, magie, phốt pho, mangan, vitamin C và K hơn so với cây chưa nảy mầm.

Chuyên gia dẫn ra một số nghiên cứu cho thấy việc nảy mầm giúp tăng hàm lượng protein. Rau mầm cũng có xu hướng chứa hàm lượng acid amin tối cần thiết (esential amino acids) cao hơn, với một số acid amin riêng lẻ tăng tới 30%. Ngoài ra, protein trong rau mầm cũng dễ tiêu hóa hơn, vì quá trình nảy mầm làm giảm lượng chất phản dinh dưỡng - hợp chất làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ cây của cơ thể tới 87%. Các thực phẩm làm từ đậu nảy mầm như đậu phụ, sữa đậu nành chứa nhiều protein hơn 7 - 13%, ít chất béo hơn 12 - 24% và chất kháng dinh dưỡng ít hơn 56 - 81% so với đậu phụ, sữa đậu nành làm từ đậu nành chưa nảy mầm.

Các lợi ích sức khỏe của rau mầm

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rau mầm có nhiều lợi ích sức khỏe như sau:

Cải thiện hệ tiêu hóa

Rau mầm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm Quốc tế cho thấy ngũ cốc nảy mầm chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng… hơn ngũ cốc chưa nảy mầm.

Giàu protein

Protein là một vi chất dinh dưỡng được coi là khối xây dựng nên hệ thống cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe. Rau mầm được cho là một nguồn protein tốt cung cấp một số acid amin thiết yếu.

Giúp kiểm soát cân nặng

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ cho thấy những phụ nữ tiền mãn kinh béo phì hoặc thừa cân ăn chế độ ăn ít calo sẽ giảm cân nhiều hơn, chống béo phì, viêm nhiễm…

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Rau mầm nhiều chất xơ, kali và chất dinh dưỡng thực vật giúp giảm mức cholesterol, điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Rau mầm có chứa các thành phần chống oxy hóa, kẽm, sắt và đồng giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Những lưu ý khi sử dụng

TS.BS Trần Bá Thoại khuyến cáo, rau mầm thường được tiêu thụ sống hoặc chỉ nấu chín nhẹ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm như ngộ độc thực phẩm. Bởi vì chúng phải được trồng trong điều kiện ấm áp, ẩm ướt, do đó các vi khuẩn có hại như E.coli và Salmonella cũng có thể phát triển mạnh.

Ngay cả rau mầm tự trồng ở nhà cũng chưa hẳn an toàn, vì đã có bệnh thực phẩm từ rau mầm liên quan đến hạt giống bị ô nhiễm thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu, vi trùng, ký sinh trùng.

Do đó, cần xử lý rau mầm đúng cách trước khi tiêu thụ như:

- Loại bỏ các rau mầm nhàu nát, bốc mùi hôi hoặc mốc…

- Rửa nhiều nước cho sạch rau mầm trước khi sử dụng để loại bỏ mọi vi khuẩn cùng các chất khác có thể gây hại trước khi tiêu thụ.

- Nếu không cần ăn sống, cách tốt nhất để thưởng thức rau mầm an toàn là nấu chín. Ngoài ra, còn có giá đỗ đóng hộp, tuy có thể không hấp dẫn bằng rau mầm mới trồng nhưng chúng an toàn hơn.

SÔNG HÀN
TIN LIÊN QUAN

Tác động của việc chỉ ăn rau không ăn cơm với người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

So với rau, lượng đường trong máu tăng nhanh hơn sau khi ăn cơm. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà người bệnh cắt hoàn toàn cơm trong chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết, ngược lại sẽ còn gây hại cho sức khỏe.

Lợi ích của rau arugula đối với sức khỏe

THIỆN NHÂN (THEO HEALTHSHOTS) |

Rau arugula (hay xà lách rocket) có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, nó cũng có thể làm cho xương của chúng ta chắc khỏe hơn vì nó chứa canxi và vitamin K.

Loại rau được chứng minh giúp ngừa ung thư, giảm mỡ bụng hiệu quả

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Vào năm 2024, các nhà nghiên cứu từ Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Tây Ban Nha đã công bố một nghiên cứu trên tạp Nutrients: Bông cải xanh có thể giúp chống ung thư, giảm mỡ bụng hiệu quả.

Axit uric cao có nên ăn dọc mùng, nấm, rau mầm hay không?

Thùy Dung (T/H) |

Người có axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ các món ăn từ dọc mùng, nấm hay rau mầm để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Ba thập kỷ Công đoàn Viên chức Việt Nam: Nhiều đổi mới, mô hình hay và hiệu quả

Phương Chi - Hải Nguyễn |

Ngày 1.7, Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2.7.1994 - 2.7.2024) và biểu dương cán bộ công đoàn tiêu biểu.

Trẻ mầm non 4 tuổi ăn cháo nôn ra bát, cô giáo vẫn đút lại cho ăn hết

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Trong buổi ăn bán trú tại một trường mầm non công lập, một cô giáo đã đút thức ăn cho một số học sinh gây phản cảm. Thậm chí, có những học sinh nôn ra bát, cô giáo này vẫn dùng thìa đút lại cho học sinh.

Điều đặc biệt chưa từng có về mức lương cơ sở có hiệu lực từ hôm nay

LƯƠNG HẠNH |

Từ hôm nay, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng điều đặc biệt chưa từng có về việc tăng lương cơ sở và phụ cấp kèm theo.

Làm rõ sự bất nhất của Khu kinh tế Quảng Bình khi xử lý dự án “treo”

CÔNG SÁNG |

Luật sư Đoàn Trọng Bằng, Công ty Luật Black & White - Đoàn Luật sư TP Hà Nội - đã có những giải thích cụ thể về sự bất nhất của Khu kinh tế Quảng Bình khi xử lý dự án "treo" Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng.

Tác động của việc chỉ ăn rau không ăn cơm với người có đường huyết cao

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

So với rau, lượng đường trong máu tăng nhanh hơn sau khi ăn cơm. Tuy nhiên, không phải vì như vậy mà người bệnh cắt hoàn toàn cơm trong chế độ ăn uống để kiểm soát đường huyết, ngược lại sẽ còn gây hại cho sức khỏe.

Lợi ích của rau arugula đối với sức khỏe

THIỆN NHÂN (THEO HEALTHSHOTS) |

Rau arugula (hay xà lách rocket) có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm huyết áp và tiểu đường. Ngoài ra, nó cũng có thể làm cho xương của chúng ta chắc khỏe hơn vì nó chứa canxi và vitamin K.

Loại rau được chứng minh giúp ngừa ung thư, giảm mỡ bụng hiệu quả

HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG) |

Vào năm 2024, các nhà nghiên cứu từ Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Tây Ban Nha đã công bố một nghiên cứu trên tạp Nutrients: Bông cải xanh có thể giúp chống ung thư, giảm mỡ bụng hiệu quả.

Axit uric cao có nên ăn dọc mùng, nấm, rau mầm hay không?

Thùy Dung (T/H) |

Người có axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ các món ăn từ dọc mùng, nấm hay rau mầm để đảm bảo an toàn sức khỏe.