Ở nơi những bóng hồng không có khái niệm ngày 8.3

T.Thu - L.Hà |

Mùng 8.3 cũng như những ngày bình thường khác, tại các bệnh viện nữ bác sĩ, y tá, điều dưỡng vẫn từng ấy công việc. Với tính chất công việc vất vả, áp lực cao, dễ lây nhiễm, lại nguy hiểm, họ đã quên đi hạnh phúc riêng vì người bệnh.

Bệnh viện là nhà

Ở Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, một ngày làm việc không có thời gian nghỉ. Các ca trực nối tiếp nhau và bác sĩ, y tá hay điều dưỡng cũng trong vòng quay đó. Ca trực thứ nhất trong ngày kéo dài từ 7 giờ sáng đến 14 giờ chiều. Ca trực thứ hai từ 14 giờ chiều đến 21 giờ đêm. Ca thứ ba nối tiếp thời gian còn lại trong ngày đến 7 giờ sáng hôm sau.

Nữ điều dưỡng Phạm Thị Hạnh có thâm niên hơn 10 năm công tác tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) đã quen với công việc của mình. Ở đây hay bất cứ bệnh viện nào, khoa Cấp cứu luôn là nơi "đầu sóng, ngọn gió".

Thế nên, chị Hạnh cũng như bao nhân viên y tế nơi đây luôn xác định phải "chiến đấu" với dịch bệnh. Hơn 10 năm công tác tại đây, chị cùng các đồng nghiệp đã chứng kiến, trải qua nhiều trận dịch bệnh, thậm chí có những dịch nguy hiểm như cúm A/H5N1, sốt xuất huyết hay sởi... 

Điễu dưỡng Phạm Thị Hạnh chăm sóc bệnh nhân
Điều dưỡng Phạm Thị Hạnh chăm sóc bệnh nhân

Chị Hạnh cho biết, ở đây nam cũng như nữ, phải trực đêm liên tục. Mỗi điều dưỡng viên sẽ chăm sóc khoảng 5-7 bệnh nhân, cao điểm đợt dịch có khi lên tới 8 người, chủ yếu là những bệnh nhân nặng.

Ngành y vốn vất vả, phụ nữ vất vả tăng lên gấp bội. Giờ giấc sinh hoạt không theo đồng hồ sinh học. Nhiều ca trực bệnh nhân đông cả khoa phải tập trung cấp cứu. Việc 4-5 giờ chiều mới ăn bữa trưa. Bữa ăn nhanh chóng chứ không thể ngồi lâu. Thậm chí muốn đi giải quyết vệ sinh cá nhân nhiều khi phải nhịn. Đêm cũng như ngày, không có thời gian nghỉ nếu là ca trực của mình. "Khoa Cấp cứu mà, chậm một chút là bệnh nhân có thể tử vong", chị phân trần.

Lo xong công việc chuyên môn, chị còn phải làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. “Về làm dâu, ai đời Tết chỉ về nhà chồng 2 ngày rồi lại phải lên viện trực. Giỗ chạp hầu như không thể có mặt. May được sự cảm thông của gia đình”, chị Hạnh tâm sự. 

Giờ giấc đi làm thất thường nên con cái phải nhờ vào chồng chăm sóc. “Có khi chăm con bệnh nhân hơn là con mình”, chị Hạnh nói vui. Có lẽ do không còn thời gian nhiều bên gia đình, những công việc đáng lẽ mẹ phải làm đều nhờ vào bố nên con chị Hạnh nhất định không tả mẹ "đi chợ, nấu cơm" trong bài văn của mình. Cháu nói: “Con không thấy mẹ như thế, mẹ suốt ngày ở viện thôi”. 

Niềm vui bên người bệnh

Nữ điều dưỡng Mai Thị Thu Hiền (sinh năm 1989) công tác tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới 8 năm, trong đó 5 năm làm tại Khoa Cấp cứu.

Hiền cũng như các chị em nơi đây chẳng có ngày nào là ngày lễ, ngày nghỉ bởi các ca trực liên miên. Ngần ấy thời gian đi làm cũng là từng ấy năm chị không đón Tết bên gia đình vì phải trực. Nhưng Hiền vẫn vui vẻ, hăng hái vì đem lại niềm vui cho người bệnh. Ai vào đây cũng nặng nên thấy người bệnh khoẻ lên là bác sĩ, y tá, điều dưỡng vui lắm.

Nữ điều dưỡng Thu Hiền chia sẻ: Mình còn một thân, một mình nên bận mấy cũng được. Các chị có gia đình rồi nhiều lúc không còn thời gian cho bản thân. Hết công việc ở viện lại về nhà làm vợ, làm mẹ. May mắn hầu hết các chị đều nhận được sự cảm thông của người thân.

Công việc một ngày của nhân viên y tế, đặc biệt là nữ tại các bệnh viện là thế. Vất vả, áp lực nhưng các chị vẫn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 

T.Thu - L.Hà
TIN LIÊN QUAN

Quên 'thần thái' ngày 8.3 đi, làm điều này mới là quan trọng nhất

PAN |

Người phụ nữ nào quan trọng nhất với bạn trong ngày 8.3 này nếu đó không phải là "Mẹ". Hãy nhanh chóng thể hiện tình yêu của bạn, đơn giản chỉ là một bó hoa, một cuộc gọi hay một câu nói "con yêu mẹ".

Vì sao có ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3?

Bích Hà (t/h) |

Cứ đến ngày 8.3, trên toàn thế giới lại tổ chức những buổi tôn vinh, thể hiện sự tri ân với những hy sinh và đóng góp của người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lý do ra đời và ý nghĩa của ngày này.

Nữ công nhân trong khu công nghiệp với ngày 8.3

Nguyễn Nga - Quế Chi |

Ngày mùng 8.3 hằng năm thường là dịp để toàn thế giới tôn vinh phái đẹp, người phụ nữ sẽ rực rỡ hoa, quà. Nhưng đối với nữ CN trong các KCN thì 8.3 không khác so với ngày thường là mấy. Họ vẫn phải đi làm, phải chăm lo cho con cái, gia đình và bao lo toan cuộc sống.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Quên 'thần thái' ngày 8.3 đi, làm điều này mới là quan trọng nhất

PAN |

Người phụ nữ nào quan trọng nhất với bạn trong ngày 8.3 này nếu đó không phải là "Mẹ". Hãy nhanh chóng thể hiện tình yêu của bạn, đơn giản chỉ là một bó hoa, một cuộc gọi hay một câu nói "con yêu mẹ".

Vì sao có ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3?

Bích Hà (t/h) |

Cứ đến ngày 8.3, trên toàn thế giới lại tổ chức những buổi tôn vinh, thể hiện sự tri ân với những hy sinh và đóng góp của người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về lý do ra đời và ý nghĩa của ngày này.

Nữ công nhân trong khu công nghiệp với ngày 8.3

Nguyễn Nga - Quế Chi |

Ngày mùng 8.3 hằng năm thường là dịp để toàn thế giới tôn vinh phái đẹp, người phụ nữ sẽ rực rỡ hoa, quà. Nhưng đối với nữ CN trong các KCN thì 8.3 không khác so với ngày thường là mấy. Họ vẫn phải đi làm, phải chăm lo cho con cái, gia đình và bao lo toan cuộc sống.