Cấp cứu đột quỵ kiểu lang băm: Chích máu đầu ngón chân, ngón tay

Hương Giang |

Theo các bác sĩ, thời gian gần đây, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, số bệnh nhân đột quỵ não gia tăng, không ít ca nhập viện khi bệnh đã chuyển biến rất nặng một phần do phát hiện, xử trí ban đầu chưa đúng cách. Việc chích máu đầu ngón tay, chân cũng là cách xử trí không đúng. 

Theo các bác sĩ, việc chích máu đầu ngón tay là một trong những sai lầm khi xử trí ban đầu cho người bệnh đột quỵ não do có thể gây tình trạng nhiễm trùng tại vị trí chích máu, máu chảy khó cầm đối với người bệnh đột quỵ não có rối loạn đông máu, làm kéo dài thêm thời gian đưa người bệnh đi cấp cứu tại cơ sở y tế.

Đột quỵ não là tình trạng một phần não bị hư hại đột ngột do mất nguồn máu nuôi dưỡng khi mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao, để lại những di chứng.

Thế nhưng, thời gian qua không ít trường hợp đột quỵ đã bỏ lỡ thời gian vàng cấp cứu khi người nhà cố gắng... tự cứu. Thấy bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, người nhà bệnh nhân đã "cấp cứu" theo các phương pháp truyền miệng dân gian như dùng kim chích máu đầu ngón tay, cho uống thuốc hay cạo gió, ...

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Đ.Đ.Q (60 tuổi, ở Quảng Ninh), khi có dấu hiệu đột quỵ, người nhà bệnh nhân đã chích vào các đầu ngón tay, ngón chân sau đó nặn máu với hy vọng bệnh sẽ ổn hơn, thế nhưng tình trạng của ông càng nặng hơn.

Đang ở nhà, xuất hiện tình trạng khó nói, tê yếu nửa người trái. Thấy có người mách bảo, người vợ đã dùng vật nhọn chích vào toàn bộ các đầu ngón tay, ngón chân của chồng, sau đó nặn máu. Chích máu được 20 phút, người chồng không đỡ, gia đình vội đưa ông đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh).

Lúc này, bệnh nhân đã trong tình trạng lơ mơ tiếp xúc chậm, liệt hoàn toàn nửa người trái. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não (đột quỵ) diện rộng do tắc động mạch não giữa phải.

May mắn thay, bệnh nhân vẫn được cứu chữa kịp thời. Bác sĩ Nguyễn Thị Dung, khoa Tâm thần kinh - Cơ xương khớp, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết sau hơn 2 tuần nhập viện, điều trị, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt và tay chân bên trái dần hồi phục.

Các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện người thân bị đột quỵ nên đặt người bệnh ở tư thế nằm, kê đầu với độ cao khoảng 30-40 độ; nới rộng quần áo thông thoáng; xoay người bệnh sang một bên để không bị sặc.

Điều quan trọng là nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là giờ vàng của đột quỵ não dưới 4, 5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên.

Không để người bệnh đột quỵ não nằm ngửa; không cho người bệnh ăn uống hay sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ; không dùng kim chích đầu ngón tay, ngón chân của người bệnh; không cạo gió...

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Tê tay cảnh báo nguy cơ đột quỵ

NGUYỄN LY |

Tê tay là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về dây thần kinh. Tuy nhiên, tê tay trên hai tuần kèm các triệu chứng tê mặt, tê nửa người coi chừng nguy cơ người bệnh có thể bị đột quy.

Tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ ngáy, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều

AN AN (THEO CNN) |

Theo một nghiên cứu mới, ngáy, trằn trọc, thức dậy thường xuyên vào ban đêm; ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều là tác nhân khiến giấc ngủ kém chất lượng và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng 10% khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C

HƯƠNG SƠN |

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt và đột quỵ khi thời tiết nắng nóng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mạn tính (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,…), người làm việc, vận động lâu dưới nắng nóng.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thông xe nhưng nhiều hạng mục còn dang dở

HÀ ANH CHIẾN - NGUYỄN LY |

Đồng Nai - Khoảng 11h trưa ngày 29.4, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km đã chính thức thông xe, nhưng nhiều hạng mục vẫn còn dở dang chưa hoàn thiện. Tại khu vực đi qua huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai nhiều đoạn hàng rào tôn hộ lan vẫn chưa hoàn thành, nhiều nút giao vẫn đang được tiếp tục thi công...

74 trường đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển

Vân Trang |

Đã có 74 trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển năm 2023.

Gen Z thích nhảy việc: Thế hệ "vượt sướng" và thích trải nghiệm

Nhóm PV |

“Thích nhảy việc”, “thích bật sếp” là những cụm từ thường được nhắc tới khi chúng ta nhắc tới gen Z. Nhưng lí do thực sự khiến gen Z nhảy việc là gì? Để trải nghiệm hay là do quá tự tin vào năng lực? Trong "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang để lý giải rõ hơn về tâm lý  "thích nhảy việc" của thế hệ gen Z.

Cận cảnh tuyến phố ăn vặt Nam Ô bên bờ biển Đà Nẵng

Thùy Trang - Văn Trực |

Tuyến phố ăn vặt Nam Ô đi vào hoạt động sẽ trở thành địa điểm du lịch, ăn uống mới cho người dân và du khách khi tới thành phố Đà Nẵng.

HLV Troussier chốt danh sách U22 Việt Nam, sẵn sàng cho SEA Games 32

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Troussier cho biết toàn đội U22 Việt Nam đã sẵn sàng trình diễn lối đá mà đội đã chuẩn bị cho SEA Games 32.

Tê tay cảnh báo nguy cơ đột quỵ

NGUYỄN LY |

Tê tay là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về dây thần kinh. Tuy nhiên, tê tay trên hai tuần kèm các triệu chứng tê mặt, tê nửa người coi chừng nguy cơ người bệnh có thể bị đột quy.

Tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ ngáy, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều

AN AN (THEO CNN) |

Theo một nghiên cứu mới, ngáy, trằn trọc, thức dậy thường xuyên vào ban đêm; ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều là tác nhân khiến giấc ngủ kém chất lượng và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng 10% khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C

HƯƠNG SƠN |

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt và đột quỵ khi thời tiết nắng nóng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mạn tính (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,…), người làm việc, vận động lâu dưới nắng nóng.