Biến tướng ma túy dưới vỏ bọc thực phẩm, thuốc lá điện tử

Thái Anh |

Thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam đã xuất hiện nhiều hình thức “biến tướng” mới của ma tuý. Ngoài các hình thức đóng gói hoặc pha trộn vào thực phẩm chức năng, đồ ăn thức uống… thì gần đây nhất, ma túy còn núp bóng dưới vỏ bọc thuốc lá điện tử (TLĐT). Các tội phạm ma túy đã hòa tan chất cấm vào các vỏ chai, lọ đựng dung dịch TLĐT mà giữ nguyên màu sắc, mùi vị. Đây là một thủ đoạn tinh vi mà đến lực lượng chức năng cũng khó phát hiện.

Điều này đặt ra câu hỏi về vấn đề kiểm soát tội phạm ma túy hiện nay, cũng như liệu có phải đang thiếu những “hàng rào” bằng luật pháp hiệu quả.

Trà sữa, thuốc lá điện tử đều là “nạn nhân” của tội phạm ma túy

Chỉ cần gõ trên Google là lập tức nhận được hơn 2,3 triệu kết quả đưa tin về tình trạng trộn ma túy vào trong trà sữa để tăng lợi nhuận.

Tương tự, khoảng 2,9 triệu kết quả “ma túy TLĐT” trên Google cho thấy hình thức này cũng đang được các tội phạm ma túy mạnh tay “khai thác”. Do chưa có cơ chế kiểm soát các loại thuốc lá thế hệ mới, nên TLĐT trở thành mặt hàng thuận lợi để bọn gian thương thừa cơ trục lợi. Các nguồn hàng TLĐT và tinh dầu đi kèm chủ yếu đến từ thị trường đen của Trung Quốc. Hầu hết các ca ngộ độc ma túy ẩn nấp trong vỏ bọc TLĐT đều chỉ xảy ra đối với hình thức TLĐT hệ thống mở (open system e-cigarettes) vì người dùng có thể tùy ý phối trộn các chất khác nhau vào trong bình chứa tinh dầu trước khi sử dụng.

Ngày càng nhiều trường hợp ma tuý núp bóng thực phẩm, TLĐT tấn công giới trẻ.
Ngày càng nhiều trường hợp ma tuý núp bóng thực phẩm, TLĐT tấn công giới trẻ.

Sự việc gần đây nhất, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân là một cô gái 20 tuổi (Hà Nội) bị hôn mê sâu, phù não, suy đa tạng sau khi hút TLĐT. Đại diện Trung tâm này nhận định, điều đáng báo động hiện nay là các ca ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử đều có các biểu hiện của ngộ độc ma túy như rối loạn tâm thần, ảo giác, suy đa tạng, hôn mê...

Như vậy, gọi đúng tên “thủ phạm” của các trường hợp ngộ độc dẫn đến nguy kịch, nhập viện chính là cần sa hay ma túy tổng hợp, hay bản chất của vấn đề là ma túy núp bóng dưới vỏ bọc TLĐT.

Ngăn chặn tội phạm ma túy nên là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu

Trước tình trạng tội phạm ma túy tấn công vào nhiều mặt hàng từ thực phẩm cho tới TLĐT hệ thống mở, hiện các cơ quan chức năng ngoài việc tuyên truyền cảnh báo sức khỏe còn đang đề nghị cấm TLĐT để góp phần ngăn chặn tình trạng này. Tuy nhiên, thực tế có thể thấy bản thân TLĐT cũng chỉ là một trong nhiều công cụ của những tội phạm buôn lậu như trà sữa hay bất kỳ mặt hàng nào đang phổ biến trên thị trường.

Dù đều có thể trở thành vỏ bọc cho ma túy ẩn nấp, nhưng so với trà sữa hay những mặt hàng thực phẩm đang bị lợi dụng, thì TLĐT lại đang bị dán nhãn là “thủ phạm chính” gây ra tình trạng ngộ độc ma túy. Như vậy, dù có cấm TLĐT thì cũng không thể cấm tất cả các loại thực phẩm hay bất kỳ mặt hàng nào khác có thể trở thành ma túy trá hình trong tương lai.

Cần hiểu rõ rằng, TLĐT hay các loại thuốc lá thế hệ mới đã được khoa học kiểm nghiệm là những giải pháp thay thế thuốc lá điếu, vì có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn. Điều này đã được các cơ quan y tế trên toàn cầu như Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Cơ quan y tế Công cộng Anh (PHE) và tổ chức khoa học ở các quốc gia khác nghiên cứu.

Thuốc lá thế hệ mới qua kiểm nghiệm khoa học cần được sớm quản lý
Thuốc lá thế hệ mới qua kiểm nghiệm khoa học cần được sớm quản lý.

Theo đó, trong năm 2021, FDA đã cho phép một số sản phẩm TLĐT hệ thống đóng - Closed END system (người sử dụng bắt buộc phải sử dụng dung dịch đã được kiểm nghiệm trước khi cung cấp ra ngoài với liều dùng cho phép), thuốc lá làm nóng - Heated tobacco product và thuốc lá sử dụng qua đường uống - Oral tobacco được kinh doanh tại Mỹ.

Tệ nạn do tội phạm ma túy gây ra hiện nay đã vô hình trung khiến cộng đồng và các cơ quan quản lý hiểu sai về vai trò của TLĐT, từ đó có những đề xuất đối với chính sách cấm đoán cực đoan. Điều này không chỉ tạo cơ hội cho tội phạm ma túy tiếp tục lộng hành, mà còn tước đi của người dùng cơ hội chuyển đổi sang những sản phẩm phù hợp hơn thay vì tiếp tục hút thuốc lá đốt cháy.

Thiết nghĩ, để ứng phó với nạn ma túy tấn công vào cộng đồng, cần giải quyết vấn đề từ gốc, thay vì cấm chung những sản phẩm cũng là “nạn nhân” như TLĐT. Đồng thời, việc sớm đưa TLĐT cũng như các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới khác như thuốc lá làm nóng, thuốc lá ngậm,… vào vòng kiểm soát sẽ góp phần ngăn ngừa việc trục lợi từ nguồn hàng lậu,và hỗ trợ các cơ quan ban ngành chức năng đưa ra những biện pháp chế tài cứng rắn hơn đối với các tội phạm buôn lậu và tội phạm ma túy.

Thái Anh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam: Quản lý thuốc lá mới sao cho hiệu quả?

Thái Anh |

Thuốc lá không khói đã được nhiều quốc gia đưa vào quản lý dưới luật hơn một thập kỷ. Ở Việt Nam, dù đã xuất hiện từ vài năm nay nhưng các sản phẩm này vẫn đang được "vô tư" nằm ngoài vòng luật pháp, gây nhiều hệ lụy khó lường. Các chuyên gia cho rằng, trong chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện, Việt Nam sẽ bước lùi nếu chưa đưa các dạng thuốc lá mới này vào kiểm soát bằng luật.

Kinh nghiệm quản lý thuốc lá làm nóng của Nhật Bản trong gần một thập kỷ

Thái Anh |

Là quốc gia tiêu thụ thuốc lá làm nóng lớn nhất thế giới, với khoảng 85% thị phần toàn cầu, Nhật Bản được xem là điển hình của việc thực hiện thành công chiến lược “thuốc lá không khói” giúp giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại thuốc lá mà WHO đã hướng dẫn.

Nhu cầu chuyển đổi sang các sản phẩm thuốc lá ít tác hại

Thái Anh |

Theo báo cáo năm 2021 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN) như sản phẩm thuốc lá hoặc phân sản phẩm này vào danh mục hàng hóa khác. Trong khi đó, đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT) có 79 nước có biện pháp quản lý với mức độ khác nhau và 84 nước không cấm hoặc chưa có biện pháp quản lý.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Việt Nam: Quản lý thuốc lá mới sao cho hiệu quả?

Thái Anh |

Thuốc lá không khói đã được nhiều quốc gia đưa vào quản lý dưới luật hơn một thập kỷ. Ở Việt Nam, dù đã xuất hiện từ vài năm nay nhưng các sản phẩm này vẫn đang được "vô tư" nằm ngoài vòng luật pháp, gây nhiều hệ lụy khó lường. Các chuyên gia cho rằng, trong chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện, Việt Nam sẽ bước lùi nếu chưa đưa các dạng thuốc lá mới này vào kiểm soát bằng luật.

Kinh nghiệm quản lý thuốc lá làm nóng của Nhật Bản trong gần một thập kỷ

Thái Anh |

Là quốc gia tiêu thụ thuốc lá làm nóng lớn nhất thế giới, với khoảng 85% thị phần toàn cầu, Nhật Bản được xem là điển hình của việc thực hiện thành công chiến lược “thuốc lá không khói” giúp giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại thuốc lá mà WHO đã hướng dẫn.

Nhu cầu chuyển đổi sang các sản phẩm thuốc lá ít tác hại

Thái Anh |

Theo báo cáo năm 2021 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN) như sản phẩm thuốc lá hoặc phân sản phẩm này vào danh mục hàng hóa khác. Trong khi đó, đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT) có 79 nước có biện pháp quản lý với mức độ khác nhau và 84 nước không cấm hoặc chưa có biện pháp quản lý.