Nhu cầu chuyển đổi sang các sản phẩm thuốc lá ít tác hại

Thái Anh |

Theo báo cáo năm 2021 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong số 195 quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của WHO, đã có 184 quốc gia quản lý thuốc lá làm nóng (TLLN) như sản phẩm thuốc lá hoặc phân sản phẩm này vào danh mục hàng hóa khác. Trong khi đó, đối với các sản phẩm thuốc lá điện tử (TLĐT) có 79 nước có biện pháp quản lý với mức độ khác nhau và 84 nước không cấm hoặc chưa có biện pháp quản lý.

Chưa thể cai, người hút thuốc lá điếu ngày càng tìm đến các sản phẩm thuốc lá không khói

Hiểu rõ thuốc lá điếu là sản phẩm gây hại nhất, những người hiện đang hút thuốc lá điếu trên toàn cầu có xu hướng chuyển đổi dần sang những sản phẩm có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn để thay thế và sau cùng tiến đến việc dừng hẳn hút thuốc lá điếu: liệu pháp nicotin thay thế gồm dán, xịt, kẹo nicotin và những sản phẩm thuốc lá không khói như thuốc lá ngậm snus, TLLN, TLĐT, v.v.

TLĐT: Gồm một thiết bị điện tử có chức năng hóa hơi thành phần dung dịch dành riêng cho thuốc lá điện tử, tạo ra làn hơi có bản chất là sol khí (aerosol) có chứa nicotin. TLĐT có hai dạng là hệ đóng và hệ mở. Trong sản phẩm TLĐT hệ mở, người dùng có thể bổ sung các hợp chất theo ý muốn. Đối với TLĐT hệ đóng, người dùng phải sử dụng đầu chứa dung dịch được nhà sản xuất thiết kế dành riêng cho thiết bị mà không thể thêm bớt hay điều chỉnh thiết bị, do đó tránh được các nguy cơ mất an toàn.

TLLN: Cũng có sử dụng thiết bị điện để làm nóng nguyên liệu thuốc lá thật để tạo ra nicotin cho người dùng, mà không diễn ra quá trình đốt cháy, không tạo khói, khi sử dụng thì thải ra phần lớn hơi nước, không chứa các phân tử chất rắn. TLLN khác biệt so với TLĐT ở hai điểm mấu chốt. Thứ nhất TLLN chứa hoàn toàn nguyên liệu thuốc lá và thứ hai là người dùng không thể tự ý thay đổi thành phần cấu tạo hay trộn bất cứ thứ gì khi đưa sản phẩm thuốc lá vào trong thiết bị để làm nóng.

Các chuyên gia dẫn chứng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thành phần các chất độc hại trong sol khí của TLĐT và TLLN ít hơn từ 95% so với khói của thuốc lá điếu (nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Liên bang Đức về Đánh giá Rủi ro (Federal Institute for Risk Assessment - BfR) được tiến hành năm 2017; nghiên cứu của cơ quan Y tế Cộng đồng Anh (Public Health England) tháng 4.2018).

Thuốc lá ngậm snus: Không mùi và có thể được tẩm thêm hương vị. Loại thuốc lá này có nguồn gốc từ Thụy Điển. Có một số bằng chứng cho thấy những người dùng thuốc lá snus có ít nguy cơ mắc ung thư miệng, bệnh tim, ung thư phổi, đột quỵ, khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính hơn so với việc hút thuốc lá điếu thông thường.

Những người hút thuốc ngày càng hiểu rõ tính chất gây hại của thuốc lá điếu và từ đó chuyển đổi sang các sản phẩm với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn.
Những người hút thuốc ngày càng hiểu rõ tính chất gây hại của thuốc lá điếu và từ đó chuyển đổi sang các sản phẩm với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn.

Nhiều nước tiên phong dùng thuốc lá không khói để đạt mục tiêu “môi trường không khói thuốc”

Năm 2020, chính phủ New Zealand đã thông qua những quy định kiểm soát hoạt động kinh doanh và cung ứng các sản phẩm giảm tác hại bao gồm TLLN và TLĐT để thay thế cho thuốc lá điếu.

Theo đó, đạo luật mới của Nghị viện sẽ sửa đổi luật hiện hành về môi trường không khói thuốc, bao gồm việc hỗ trợ người hút thuốc chuyển đổi từ thuốc lá điếu sang các sản phẩm ít có hại hơn đáng kể được kiểm soát theo luật định.

Bộ Y tế New Zealand khẳng định: “Các sản phẩm TLĐT có tiềm năng đóng góp vào mục tiêu kiến tạo Tương lai Không khói thuốc vào năm 2025 và có thể phá vỡ sự bất bình đẳng nghiêm trọng hiện nay”.

Trước đó năm 2018, đảo Astypalea của Hy Lạp đã chính thức trở thành hòn đảo không khói thuốc. Cư dân và các khách du lịch đều được khuyến khích cai thuốc lá hoặc dùng các sản phẩm thay thế không khói thuốc. Bộ trưởng Bộ Y tế Hy lạp cũng đã sát cánh cùng chính phủ trong việc ủng hộ các giảm pháp giảm tác hại bằng những sản phẩm thay thế thuốc lá điếu một cách mạnh mẽ thông qua việc đưa ra các chính sách bảo vệ cả những người hút thuốc và cả những người không hút thuốc.

Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá không khói đang phổ biến và lan rộng trong cộng đồng từ nhiều năm nay thông qua đường xách tay, buôn lậu. Riêng TLĐT lậu đang có mặt ở thị trường Việt Nam hiện nay đa phần xuất xứ từ Trung Quốc đều là những sản phẩm thuộc hệ thống mở, chứa nhiều rủi ro nguy cơ với sức khỏe người dùng, cũng như gây ra sự nhầm lẫn nghiêm trọng về khả năng giảm tác hại của TLĐT nói riêng, và cả ngành hàng về thuốc lá không khói nói chung.

Trong một bài viết mới đây, bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (SCDI) cho rằng, so với hút thuốc lá truyền thống thì TLĐT đúng là ít gây hại hơn. Tuy vậy, TLĐT, hay vape, mới phổ biến trong thời gian gần đây (thuốc lá điện tử được phát minh vào năm 2003) nên chưa có đủ thời gian để nghiên cứu về ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Tốt nhất không phải là người đang hút thuốc lá thì đừng bắt đầu dùng vape.

Để được FDA cấp phép, các công ty sản xuất TLLN, TLĐT phải chứng minh được sản phẩm của họ có lợi cho sức khỏe cộng đồng.
Để được FDA cấp phép, các công ty sản xuất TLLN, TLĐT phải chứng minh được sản phẩm của họ có lợi cho sức khỏe cộng đồng.

Trước sự tràn lan của thị trường lậu, theo BS. Khuất Thị Hải Oanh cần các cơ quan quản lý thị trường quản lý chặt sản phẩm này theo đúng các quy định như đối với sản phẩm thuốc lá, kiểm soát nguồn gốc, nhãn mác, các đơn vị được phép mua bán và đối tượng được mua. “Tất cả các sản phẩm chứa nicotin cần được dán nhãn cảnh báo gây nghiện trên bao bì và cần có các biện pháp để bảo vệ trẻ vị thành niên trước tác hại của thuốc lá” – BS. Oanh nhấn mạnh.

Thái Anh
TIN LIÊN QUAN

Khuynh hướng ủng hộ giải pháp giảm tác hại, thay thế thuốc lá điếu

Thái Anh |

Hút thuốc lá rõ ràng là một vấn nạn toàn cầu luôn được các quốc gia quan tâm vì những hệ lụy nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế, xã hội. Mặc dù hiện nay giá thuốc lá đã tăng cao hơn, lệnh cấm hút thuốc và quảng cáo thuốc lá nơi công cộng đã được ban hành, tỉ lệ cai thuốc lá thành công vẫn không cao. Thực trạng này cho thấy, rõ ràng vấn đề chống thuốc lá cần bổ sung thêm nhiều hướng tiếp cận mới nếu muốn tăng tỉ lệ dừng hút thuốc lá điếu.

Cai thuốc lá và giảm tác hại: Hai chiến lược cần đi song hành

Thái Anh |

Để nâng cao tỉ lệ giảm tiêu thụ thuốc lá điếu, nhiều biện pháp đã được các cơ quan y tế thế giới triển khai đồng loạt, không chỉ tập trung vào việc cai thuốc mà còn bổ sung các giải pháp giảm tác hại bằng những sản phẩm thay thế với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn đáng kể so với thuốc lá điếu.

3 lý do quan trọng cần ưu tiên thực thi giải pháp giảm tác hại thuốc lá

Thái Anh |

Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế do tình trạng hút thuốc lá điếu nhiều năm qua tại Việt Nam vẫn không giảm. Trong bối cảnh đó, việc cân nhắc thực thi các giải pháp bổ trợ bên cạnh chính sách cai thuốc lá là điều quan trọng. Dưới đây là 3 lý do cho thấy vì sao giải pháp này cần sớm được ưu tiên áp dụng sớm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Khuynh hướng ủng hộ giải pháp giảm tác hại, thay thế thuốc lá điếu

Thái Anh |

Hút thuốc lá rõ ràng là một vấn nạn toàn cầu luôn được các quốc gia quan tâm vì những hệ lụy nghiêm trọng cả về y tế, kinh tế, xã hội. Mặc dù hiện nay giá thuốc lá đã tăng cao hơn, lệnh cấm hút thuốc và quảng cáo thuốc lá nơi công cộng đã được ban hành, tỉ lệ cai thuốc lá thành công vẫn không cao. Thực trạng này cho thấy, rõ ràng vấn đề chống thuốc lá cần bổ sung thêm nhiều hướng tiếp cận mới nếu muốn tăng tỉ lệ dừng hút thuốc lá điếu.

Cai thuốc lá và giảm tác hại: Hai chiến lược cần đi song hành

Thái Anh |

Để nâng cao tỉ lệ giảm tiêu thụ thuốc lá điếu, nhiều biện pháp đã được các cơ quan y tế thế giới triển khai đồng loạt, không chỉ tập trung vào việc cai thuốc mà còn bổ sung các giải pháp giảm tác hại bằng những sản phẩm thay thế với hàm lượng các chất gây hại thấp hơn đáng kể so với thuốc lá điếu.

3 lý do quan trọng cần ưu tiên thực thi giải pháp giảm tác hại thuốc lá

Thái Anh |

Gánh nặng bệnh tật và tổn thất kinh tế do tình trạng hút thuốc lá điếu nhiều năm qua tại Việt Nam vẫn không giảm. Trong bối cảnh đó, việc cân nhắc thực thi các giải pháp bổ trợ bên cạnh chính sách cai thuốc lá là điều quan trọng. Dưới đây là 3 lý do cho thấy vì sao giải pháp này cần sớm được ưu tiên áp dụng sớm.