9 điều nên biết trước khi dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam |

Metformin là thuốc giúp kiểm soát lượng đường huyết hay nói cách khác là thuốc điều trị cho người mắc tiểu đường loại 2. Sau đây là 9 điều mà các chuyên gia muốn bạn biết khi bắt đầu dùng metformin.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường type 2, rất có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bắt đầu dùng thuốc metformin để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Ngoài ra thuốc cũng làm tăng phản ứng của cơ thể bạn với insulin - một loại hormone kiểm soát lượng glucose trong máu.

Sau đây là 9 điều mà các chuyên gia muốn bạn biết khi bắt đầu dùng metformin:

1. Tác dụng phụ về đường tiêu hóa, bao gồm cả bệnh tiêu chảy

Tác dụng phụ chính mà mọi người nhận thấy khi dùng metformin là đau bụng, đặc biệt là tiêu chảy, vì metformin gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Thông thường các triệu chứng về tiêu hóa sẽ ổn định trong 7-10 ngày sau khi bạn dùng thuốc.

Cách tốt nhất để giảm tác dụng phụ này là nên ăn trước khi uống thuốc. Thức ăn sẽ tạo ra một lớp phủ bên trong dạ dày, vì vậy, metformin không tiếp xúc trực tiếp với lớp lót của dạ dày và niêm mạc ruột, giúp hạn chế gây khó chịu. Bạn nên dùng metformin giữa bữa ăn.

Với người gặp các tác dụng phụ về tiêu hóa khi sử dụng thuốc thì bạn nên bắt đầu dùng metformin với liều thấp sau đó có thể tăng liều lượng một cách từ từ.

Nếu vẫn gặp vấn đề khi dùng thuốc, bạn có thể dùng thử metformin dạng phóng thích kéo dài. Thuốc sẽ giải phóng từ từ, vì vậy, bạn sẽ nhận được một lượng nhỏ thuốc trong cả ngày và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ của thuốc hơn.

2. Metformin có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Bạn có thể nhận thấy kinh nguyệt ra nhiều hơn sau khi bắt đầu dùng metformin. Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải do thuốc gây ra. Các chuyên gia cho biết, một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đi kèm hội chứng buồng trứng đa nang - một tình trạng mà cơ thể gặp rắc rối với nhiều loại hormone, bao gồm insulin và nội tiết tố nam androgen.

Hội chứng buồng trứng đa nang gây ra các u nang nước trên buồng trứng và cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2. Trên thực tế, theo thống kê có đến hơn một nửa số người mắc hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 sau 40 tuổi.

Nếu bạn mắc hội chứng buồng trứng đa nang, bạn sẽ có chu kỳ rất bất thường, trễ kinh, chậm kinh. Một khi bạn bắt đầu dùng metformin, chu kỳ kinh nguyệt sẽ được điều hòa và bạn cảm thấy kinh nguyệt nhiều hơn trong khi thực sự thì bạn hoàn toàn không quen với việc có kinh.

3. Hạn chế uống rượu khi dùng metformin

Thực tế thì không phải rượu tương tác với metformin. Rượu thường ngăn cơ thể sản xuất đường nếu bạn uống nhiều hơn hai ly. Metformin cũng gây tác dụng tương tự, vì vậy, sự kết hợp của cả hai có thể khiến bạn bị tụt đường huyết.

4. Bạn sẽ cần được kiểm tra bệnh thiếu máu

Chuyên gia cho biết, metformin có thể làm giảm hấp thu vitamin B12, điều này có thể khiến cơ thể thiếu vitamin B12 và thiếu máu do thiếu vitamin.

Nghiên cứu 1.000 người mắc bệnh tiểu đường type 2 dùng metformin cho thấy, khoảng 20% ​​có mức vitamin B12 thấp, nguy cơ tăng lên khi bạn dùng liều cao hơn. Tuy nhiên, điều này không liên quan đến thời gian dùng thuốc kéo dài.

Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng hồng cầu và hàm lượng vitamin B12 của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu do thiếu vitamin, bạn sẽ cần thay đổi chế độ ăn uống và bổ sung hoặc tiêm vitamin B12.

5. Metformin có thể khiến bạn giảm cân

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan của việc sử dụng metformin với việc giảm cân. Các chuyên gia cho biết, metformin có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn do metformin.

Điều này khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với leptin - một loại hormone báo cho cơ thể bạn biết khi nào bạn no, tăng tiết hormone GLP-1, đồng thời làm giảm sự thèm ăn của bạn. Và còn một lý do nữa khiến metformin cũng có thể giúp bạn giảm cân là nếu lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát tốt, bạn sẽ ít bị đói quá mức.

6. Một số thay đổi về tầm nhìn của mắt

Bạn có thể thấy mờ mắt sau khi bắt đầu dùng metformin. Nếu bạn gặp phải tình trạng này bạn nên báo cho bác sĩ điều trị biết. Đó có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn không được kiểm soát tốt. Đường hút nước vào, vì vậy, khi lượng đường của bạn cao, nó có thể tạm thời làm tăng chất lỏng trong mắt và thay đổi độ dài tiêu cự giữa thủy tinh thể và võng mạc.

Đó là lý do tại sao một số người mắc bệnh tiểu đường nhận thấy thị lực của họ bị giảm, nhất là sau khi ăn tối khi đường huyết tăng.

Bản thân metformin có thể bảo vệ chống mất thị lực cho bạn: Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại thuốc này kích thích các enzym giúp bảo vệ tế bào võng mạc và khiến bạn ít có khả năng bị lão hóa, thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

7. Metformin có liên quan đến một tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra metformin liên quan đến nhiễm toan lactic. Đây là khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều chất gọi là axit lactic và có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này rất hiếm xảy ra.

Mặc dù không mắc các bệnh có nguy cơ cao kể trên, bạn cũng nên biết các dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan lactic: Các vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày hoặc tiêu chảy đi kèm với các triệu chứng khác như thở nhanh nông, chuột rút hoặc cảm thấy buồn ngủ, yếu hoặc mệt mỏi bất thường. Nếu bạn xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

8. Thuốc metformin thường ở dạng viên lớn, khó nuốt với một số người

Điều này nghe có vẻ không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu bạn là người gặp khó khăn trong việc uống thuốc thì bạn sẽ thấy lo lắng về điều này. Bạn có thể thử phương pháp rướn người về phía trước:

Đặt viên thuốc trên lưỡi

Uống một ngụm nước (nhưng đừng nuốt xuống vội)

Nghiêng cằm về phía ngực

Bạn hãy nuốt viên thuốc và nước trong khi cúi đầu xuống

Theo nghiên cứu, phương pháp này có thể cải thiện việc uống thuốc tới 89% cho những người khó nuốt so với việc chỉ uống một ngụm nước từ cốc. Nhưng nếu bạn vẫn gặp vấn đề về nuốt thì metformin lỏng có thể là lựa chọn phù hợp hơn cho bạn.

9. Bạn không thể chỉ dựa vào Metformin

Metformin là một loại thuốc rất hiệu quả để điều trị bệnh tiểu đường type 2. Vì thuốc hoạt động rất tốt và rất an toàn nên đây thường là phương pháp điều trị đầu tay mà hầu hết các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh. Nhưng bạn không thể chỉ sử dụng thuốc.

Để đạt được kết quả tốt nhất từ ​​loại thuốc này, bạn cũng cần phải tuân theo một lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý và tập thể điều độ để có thể kiểm soát tốt nhất bệnh tiểu đường type 2.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
TIN LIÊN QUAN

Người bị tiểu đường có được ăn sầu riêng không?

MINH PHONG |

Theo nguyên tắc thông thường, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn sầu riêng, nhưng cần hạn chế lượng tiêu thụ vào cơ thể.

Số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu sẽ tăng gấp đôi lên 1,3 tỉ vào năm 2050

Thanh Hà |

Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi lên 1,3 tỉ vào năm 2050, theo nghiên cứu mới.

3 lí do khiến người bị đường huyết, tiểu đường tăng cao

HẠ MÂY (Theo aboluowang) |

Ngày nay, người bị đường huyết tăng cao, tiểu đường diễn ra ở nhiều lứa tuổi. Dưới đây là 3 lí do khiến người bị đường huyết, tiểu đường tăng cao.

Xôn xao đề thi tốt nghiệp THPT 2023 môn Ngữ văn giống đề thi thử ở Nghệ An

QUANG ĐẠI |

Dư luận xôn xao về việc ngữ liệu trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2023 trùng với đề thi thử của tỉnh Nghệ An trước đó.

Cục Đường bộ cũng phải “kêu khổ” về con đường qua cổng cơ quan

Hiếu Anh |

Cục Đường bộ Việt Nam nhiều lần phải gửi văn bản đến các cơ quan của Hà Nội nhằm xử lý con đường “đau khổ” chạy qua trụ sở. Nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Nghi vấn lộ đề môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2023 khiến thí sinh ái ngại

Trang Hà - Vũ Linh |

Ngay trong giờ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn sáng 28.6, trên mạng xã hội đã lan truyền hình ảnh được cho là đề chính thức môn thi này. Nghi vấn lộ đề khiến nhiều thí sinh lo lắng, ái ngại về công tác quản lý tại điểm thi.

Hà Nội đón lượng khách quốc tế cao gấp 7 lần cùng kỳ 2022

Chí Long |

Hà Nội đón khoảng 2,21 triệu lượt khách trong tháng 6, tăng 5% so với cùng kỳ 2022, tăng 10% so với tháng 5.2023, theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố.

Nước sông ô nhiễm, gần 200 con thiên nga ở sông Tam Bạc chết dần, chết mòn

Băng Tâm |

Hải Phòng - Nhằm tạo cảnh quan sinh động thu hút du khách, trong 2 năm 2019, 2020, quận Hồng Bàng (Hải Phòng) đã thả 200 con thiên nga xuống sông Tam Bạc. Tuy nhiên đến nay, số thiên nga “chết dần, chết mòn”, hiện chỉ còn vài con sống.

Người bị tiểu đường có được ăn sầu riêng không?

MINH PHONG |

Theo nguyên tắc thông thường, người bị bệnh tiểu đường có thể ăn sầu riêng, nhưng cần hạn chế lượng tiêu thụ vào cơ thể.

Số ca mắc bệnh tiểu đường toàn cầu sẽ tăng gấp đôi lên 1,3 tỉ vào năm 2050

Thanh Hà |

Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới sẽ tăng gấp đôi lên 1,3 tỉ vào năm 2050, theo nghiên cứu mới.

3 lí do khiến người bị đường huyết, tiểu đường tăng cao

HẠ MÂY (Theo aboluowang) |

Ngày nay, người bị đường huyết tăng cao, tiểu đường diễn ra ở nhiều lứa tuổi. Dưới đây là 3 lí do khiến người bị đường huyết, tiểu đường tăng cao.