2 anh em ruột tử vong vì bệnh Whitmore: Chưa làm rõ được nguyên nhân

Thùy Linh |

Kết quả kiểm nghiệm các mẫu đất, mẫu nước lấy tại xung quanh gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) có 2 anh em ruột tử vong do nhiễm vi khuẩn Whitmore của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho thấy, trong một mẫu đất chứa loại vi khuẩn này. Theo các chuyên gia, bệnh whitmore không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người, tuy là một bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao.

Mẫu xét nghiệm gần nhà chứa vi khuẩn Whitmore

Ngay sau khi xảy ra việc một hộ gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội) có 3 chị em tử vong liên tiếp, 2 trong số đó tử vong do Whitmore, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội đã phối hợp các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu đất, nước tại các khu vực có nguy cơ cao tại địa chỉ trên. Kết quả cho thấy trong số 2 mẫu đất, nước lấy xét nghiệm có một mẫu đất lấy ở độ sâu 90cm phát hiện vi khuẩn Whitmore.

Bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cho hay do loại vi khuẩn này sống sâu dưới lòng đất nên các chuyên gia phải lấy mẫu ở độ sâu ít nhất 30-90cm. “Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Những người có vết xước ngoài da, mắc các bệnh lý mãn tính nên tránh tiếp xúc trực tiếp với đất trong quá trình sinh hoạt hằng ngày (phải đeo găng tay bảo hộ, ủng bảo hộ...)”- bác sĩ Nghĩa khuyến cáo.

Nguy cơ lây nhiễm là rất khó

Vậy câu hỏi đặt ra là các bệnh nhi đã tử vong lây bệnh qua đường nào khi vi khuẩn Whitmore sống sâu dưới lòng đất? Hai bé có lây bệnh qua tiếp xúc với nhau hay không? Phân tích về khả năng lây nhiễm của 2 trường hợp chị em ruột tử vong vì Whitmore, TS-BS Ngũ Duy Nghĩa cho rằng nguy cơ lây nhiễm là rất khó. Ngoài ra cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bệnh Whitmore lây từ người sang người.

Sau 2 ca tử vong liên tiếp, xác nhận chắc chắn là do vi khuẩn Whitmore, ngành y tế đã vào cuộc điều tra dịch tễ. Theo các chuyên gia, bệnh Whitmore không gây thành dịch và không lây trực tiếp từ người sang người, tuy là một bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao. Hiện bệnh đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị nên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho hay bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Ở trẻ em thường có biểu hiện là áp xe tuyến mang tai (dễ nhầm với quai bị), sốt kéo dài, chỉ một số ít có biểu hiện viêm màng não, viêm phổi, áp xe gan, tổn thương thần kinh... Nhưng ở người lớn bệnh cảnh lâm sàng khá phức tạp, thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như nhiễm trùng huyết tụ cầu, lao phổi, áp-xe cơ, bệnh hệ thống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều trường hợp dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong.

Hiện, bệnh Whitmore chưa có vaccine phòng bệnh, cho nên biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là các biện pháp vệ sinh cá nhân, tăng cường phương tiện phòng hộ lao động, tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với bùn đất, nước nhiễm bẩn. Khi cơ thể xuất hiện các vết thương ngoài da, có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Đầu tháng 4.2019, tại gia đình anh T.V.C và chị T.T.N.Q ở thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có một bé gái 7 tuổi tử vong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột chỉ sau 3 ngày có biểu hiện sốt.

Vài tháng sau, trong vòng 20 ngày (từ ngày 27.10 - 16.11), cũng tại gia đình này, liên tiếp hai người em trai của bé gái xấu số cũng tử vong với biểu hiện ban đầu là sốt. Kết quả xét nghiệm dương tính với khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore.

Khuyến cáo của Bộ Y tế:

Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế cho biết, con người có thể mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt  bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

- Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Thêm một bệnh nhân nhiễm Whitmore ở Bình Định

N.T |

Ngày 12.10, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thông tin, đang điều trị cho bệnh nhi P.B.B.N (sinh năm 2014, trú xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) bị nhiễm Whitmore.

Bình Định: Phát hiện ca vi khuẩn Whitmore

N.T |

Ngày 7.10, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đang tiếp nhận, điều trị cho một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn Whitmore). 

Bệnh do vi khuẩn Whitmore: Đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị

THÙY LINH - MAI THANH |

Sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore “ăn” cánh mũi đã được xuất viện vào ngày 19.9. Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Bệnh do vi khuẩn Whitmore tuy rất nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nhưng nay đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị, nên có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế người dân không nên quá hoang mang.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thêm một bệnh nhân nhiễm Whitmore ở Bình Định

N.T |

Ngày 12.10, Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thông tin, đang điều trị cho bệnh nhi P.B.B.N (sinh năm 2014, trú xã Bình Tường, huyện Tây Sơn) bị nhiễm Whitmore.

Bình Định: Phát hiện ca vi khuẩn Whitmore

N.T |

Ngày 7.10, Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định đang tiếp nhận, điều trị cho một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (còn gọi là vi khuẩn Whitmore). 

Bệnh do vi khuẩn Whitmore: Đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị

THÙY LINH - MAI THANH |

Sau hơn 3 tuần điều trị, bệnh nhân bị vi khuẩn Whitmore “ăn” cánh mũi đã được xuất viện vào ngày 19.9. Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Bệnh do vi khuẩn Whitmore tuy rất nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nhưng nay đã có kháng sinh đặc hiệu điều trị, nên có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì thế người dân không nên quá hoang mang.