Xin trả lại ngày hội khai trường cho học sinh

LÊ THANH PHONG |

Ngày khai giảng năm học mới đến, lãnh đạo các trường học có biết phụ huynh và các em học sinh lo lắng điều gì không? Có bao giờ thầy cô hỏi học sinh về điều gì các em thích nhất và không thích nhất trong lễ khai giảng không?

Nếu có câu hỏi đó, thì các em sẽ nói lên suy nghĩ của mình, và nhà trường sẽ tổ chức ngày khai trường đúng với mong muốn của các em. Xin thưa với các thầy cô rằng, ngày khai trường là ngày hội của học sinh, không phải của người lớn.

Nhưng lạ thay, bao nhiêu năm qua, người ta đã biến ngày khai trường thành hội nghị báo cáo thành tích của ngành giáo dục, của các trường học. Bài phát biểu khai trường nào cũng dày đặc khẩu hiệu, hô vang thành tích giáo dục của địa phương, thành tích của nhà trường.

Lãnh đạo của địa phương đến dự lễ khai giảng là cần thiết, chứng tỏ sự quan tâm của lãnh đạo đối với việc học hành của con em. Có điều, còn rất nhiều trường ở vùng sâu, vùng xa, trường “nghèo”, hãy đến dự khai giảng ở các trường đó, để động viên, hỗ trợ quan tâm chăm sóc thầy cô và học sinh ở đây. Các vị lãnh đạo cứ chọn trường to, trường có tiếng tăm để thăm thì các trường “nghèo” tủi thân lắm.

Một điều rất quan trọng, xin quý vị đến đúng giờ, đừng bắt các em xếp hàng chờ suốt buổi. Hầu như các trường đều phải chờ lãnh đạo đến mới dám bắt đầu, và tệ hại hơn là sau khi đã đến trễ, là một màn độc diễn giáo huấn lê thê, tra tấn học sinh. Hiệu trưởng cũng đừng tranh thủ báo cáo thành tích với lãnh đạo, chuyện đó để lúc khác, tại các hội nghị của ngành giáo dục.

Sự có mặt của lãnh đạo cũng nên nhanh chóng, để trả lại không gian, không khí khai trường cho chủ thể là học sinh. Các em trở lại trường sau thời gian nghỉ hè, những chia sẻ tình cảm với bạn bè, thầy cô là nhu cầu riêng tư, hãy tôn trọng và tạo điều kiện để các em thể hiện tình cảm của mình.

Đồng thời, nhà trường nên tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em, hoặc để các lớp tự tổ chức theo sáng kiến của mình, với mục đích lan tỏa thông điệp về học tập thật giỏi và rèn luyện tâm hồn. Các nội dung như chân dung học sinh đạt huy chương kỳ thi Olympic quốc tế, giải Đường lên đỉnh Olympia, học sinh Việt Nam giật học bổng vào các trường danh tiếng ở nước ngoài… Cùng với việc học là những câu chuyện về lòng nhân ái, bảo vệ môi trường, các em kể lại cho nhau và cho thầy cô nghe những gì mà mình tìm hiểu được, gặp được, đọc được trong kỳ nghỉ hè.

Hãy trả lại ngày tựu trường cho các em, các em sẽ nghĩ ra những điều hay để tận hưởng ngày hội của mình.

LÊ THANH PHONG
TIN LIÊN QUAN

Lặng người câu chuyện người ông đưa cháu gái mồ côi cha mẹ đến trường nhập học

Trường Hùng |

Cô tân sinh viên Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một số phận bất hạnh, 3 tháng tuổi em sớm mồ côi cha, năm lên 12 tuổi mẹ em qua đời vì bệnh ung thư. Bố mẹ mất sớm, đằng nội không nhận cháu nên chỗ dựa duy nhất của Uyên là ông bà ngoại. Trong hoàn cảnh bệnh tật, gia cảnh khó khăn nhưng ông bà ngoại vẫn nhất mực cho cháu đến trường. Hình ảnh người ông tuổi cao sức yếu dìu dắt cháu đến trường trong những ngày đầu nhập học đã lấy đi bao nước mắt của biết bao người nơi đây.

Học sinh chuyển cấp: Phụ huynh chuẩn bị gì để "chống sốc" cho con?

Đặng Chung |

Với những học sinh năm nay chuyển cấp từ lớp 5 lên lớp 6, việc bắt đầu một môi trường học tập mới với nhiều kiến thức mới có thể khiến các em bị “sốc”.

Hà Nội: Ngôi trường không có lớp trưởng, “tranh cử” ban đại diện như tranh cử Tổng thống

Thảo Anh |

“Tôi là ai, vì sao tôi muốn tranh cử và nếu thắng cử tôi sẽ làm gì?” là nội dung bài diễn thuyết cho chiến dịch “tranh cử” vị trí đại diện học sinh của một số trường hiện nay.

Khánh Hoà đón đoàn khách du lịch Trung Quốc đầu tiên năm Quý Mão

Thanh Hương |

Từ Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), du khách Trung Quốc trên chuyến bay thẳng của Vietjet đã “xông đất” sân bay quốc tế Cam Ranh (Nha Trang, Khánh Hoà) rạng sáng ngày mùng 2 Tết Nguyên đán.

Nguyễn Huy Hoàng: Gạt làn nước xanh vươn tới đỉnh cao

HOÀI VIỆT |

Năm 2022 đã khép lại và nam tuyển thủ bơi lội Nguyễn Huy Hoàng đã bước vào chu kỳ tập luyện mới của năm 2023. Không thể phủ nhận, Huy Hoàng là gương mặt thành công nhất của thể thao Việt Nam ở năm đã qua. Tuy nhiên, bản thân chàng vận động viên bơi của thể thao Quảng Bình và Đội tuyển bơi Việt Nam vẫn khá dè dặt, rằng mình vẫn phải tiếp tục nỗ lực hướng đến các đỉnh cao của năm 2023 đầy quan trọng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về ba bài học chính sách tiền tệ

Hương Nguyễn |

Năm mới 2023 với những mục tiêu, thách thức mới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Những nhịp chèo đua thuyền dậy sóng sông Cà Ty, Phan Thiết mùng 2 Tết

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty là nét văn hóa riêng biệt của người dân TP. Phan Thiết vào chiều mùng 2 Tết hằng năm. Năm nay có 9 đội đến từ các xã, phường có ngư dân đi biển ở TP.Phan Thiết. Trong tiếng reo hò cổ vũ của người dân, du khách đứng chật kín 2 bên bờ sông, các vận động viên ra sức chèo dậy sóng sông Cà Ty.

Gánh nặng vô hình của lì xì

ANH HUY |

Mỗi khi Tết đến, có lẽ không ít người cảm thấy lo lắng và đau đầu, phải tính toán liệu lương, thưởng có đủ trang trải cho lì xì. Từ đó, lì xì trở thành một gánh nặng vô hình tùy vào thu nhập từng người.

Lặng người câu chuyện người ông đưa cháu gái mồ côi cha mẹ đến trường nhập học

Trường Hùng |

Cô tân sinh viên Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một số phận bất hạnh, 3 tháng tuổi em sớm mồ côi cha, năm lên 12 tuổi mẹ em qua đời vì bệnh ung thư. Bố mẹ mất sớm, đằng nội không nhận cháu nên chỗ dựa duy nhất của Uyên là ông bà ngoại. Trong hoàn cảnh bệnh tật, gia cảnh khó khăn nhưng ông bà ngoại vẫn nhất mực cho cháu đến trường. Hình ảnh người ông tuổi cao sức yếu dìu dắt cháu đến trường trong những ngày đầu nhập học đã lấy đi bao nước mắt của biết bao người nơi đây.

Học sinh chuyển cấp: Phụ huynh chuẩn bị gì để "chống sốc" cho con?

Đặng Chung |

Với những học sinh năm nay chuyển cấp từ lớp 5 lên lớp 6, việc bắt đầu một môi trường học tập mới với nhiều kiến thức mới có thể khiến các em bị “sốc”.

Hà Nội: Ngôi trường không có lớp trưởng, “tranh cử” ban đại diện như tranh cử Tổng thống

Thảo Anh |

“Tôi là ai, vì sao tôi muốn tranh cử và nếu thắng cử tôi sẽ làm gì?” là nội dung bài diễn thuyết cho chiến dịch “tranh cử” vị trí đại diện học sinh của một số trường hiện nay.