Hà Nội: Ngôi trường không có lớp trưởng, “tranh cử” ban đại diện như tranh cử Tổng thống

Thảo Anh |

“Tôi là ai, vì sao tôi muốn tranh cử và nếu thắng cử tôi sẽ làm gì?” là nội dung bài diễn thuyết cho chiến dịch “tranh cử” vị trí đại diện học sinh của một số trường hiện nay.

Lớp trưởng không phải “người giúp việc” của cô

Một mùa tựu trường lại về, bên cạnh lễ khai giảng, họp phụ huynh thì cuộc họp bàn tổ chức của lớp luôn gây sự háo hức với học sinh.

Việc lựa chọn lớp trưởng trong môi trường giáo dục rất quan trọng bởi đó chính là vị trí để rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức cho học sinh. Hiện nay, nhiều trường học đã “hô biến” những nghi thức nhàm chán như lựa chọn lớp trưởng theo kiểu giáo viên chỉ định thành hình thức bầu cử mang tính dân chủ.

TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) thẳng thắn chỉ rõ: “Lớp trưởng không phải là chức vụ mà là vị trí hoàn hảo để rèn luyện kĩ năng tổ chức, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Bất kì học sinh nào cũng xứng đáng được thử sức.

Như ở trường tôi bây giờ, vị trí đó phải do bầu cử. Hơn nữa cũng không thể làm triền miên nhiều nhiệm kì vì như thế dễ biến học sinh thành “tay chân”, người giúp việc của cô giáo chứ không còn là đại diện, phát ngôn viên cho học sinh nữa. Mỗi tháng sẽ luân phiên đổi lớp trưởng một lần để bất cứ ai cũng được trải nghiệm”.

Ngôi trường không có lớp trưởng

Trong thời đi học của mỗi người, có lẽ lớp trưởng chính xác là “con nhà người ta” mà nhiều bậc cha mẹ tham chiếu. Thế nhưng, cũng không ít lớp trưởng là "quan lớn” nhiễu điều, kênh kiệu. Chính vì lẽ đó, hiện nay, nhiều trường học đổi mới hình thức, thậm chí không có vị trí gọi là lớp trưởng.

Cô Bùi Trà My - giáo viên phụ trách hoạt động học sinh khối cấp 3, trường Phổ thông liên cấp Olympia (Hà Nội) cho biết: "Ở trường tôi hiện nay không có lớp trưởng mà chỉ có ban đại diện học sinh của khối và của trường. Hệ thống tiểu học, THCS thì mỗi lớp có nhóm “những người giúp đỡ” chứ không có lớp trưởng. Nhóm người giúp đỡ này không cố định, và sẽ đăng ký đảm nhiệm công việc chung của lớp theo tháng hoặc theo tuần”.

Ở THPT, đại diện cho học sinh, có vị trí Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký, Trưởng ban Sự kiện, Trưởng ban Truyền thông và Trưởng ban Tài chính.

Muốn ứng cử vào những vị trí này các em sẽ phải trải qua chiến dịch tranh cử bắt đầu ngay sau lễ khai giảng với đầy đủ các hoạt động như vận động hành lang hay phản biện trực tiếp như tranh cử Tổng thống.

Vòng 1 là diễn thuyết nói về bản thân mình trong vòng 1 phút. Các em sẽ giải quyết cơ bản “tôi là ai, vì sao tôi muốn ứng cử, vì sao mọi người nên bầu chọn cho tôi và nếu trúng cử tôi sẽ làm gì?”.

Vòng 2 học sinh sẽ công bố kế hoạch đề xuất những việc sẽ làm sau khi trúng cử. Vòng này sẽ thể hiện qua hình thức poster hoặc video.

Vòng cuối cùng là vòng phản biện, nhận câu hỏi từ các thành viên trong trường. Ở vòng này sẽ bỏ phiếu bầu chọn trực tiếp.

Trước đó có vòng bình chọn online, học sinh có thể thoải mái chia sẻ trên các trang mạng xã hội, kêu gọi ủng hộ. Những bạn thắng trong vòng bình chọn online có ưu thế được chọn là người hỏi hoặc người trả lời trong vòng phản biện cuối cùng.

Cô Trà My chia sẻ qua nhiều mùa tranh cử, cô vẫn không thể quên được bài phát biểu đầy cảm xúc của cô học trò nhỏ Thu Yến cách đây 2 năm.

Cô nói: “Em học sinh đã dùng chính cái tên Thu Yến của mình – như hình ảnh con chim yến bay qua những trở ngại trập trùng vách núi để làm tổ, cũng là cách mà em đã vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Thông điệp ấn tượng và truyền cảm hứng. Năm đó, em trúng cử”.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Lặng người câu chuyện người ông đưa cháu gái mồ côi cha mẹ đến trường nhập học

Trường Hùng |

Cô tân sinh viên Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một số phận bất hạnh, 3 tháng tuổi em sớm mồ côi cha, năm lên 12 tuổi mẹ em qua đời vì bệnh ung thư. Bố mẹ mất sớm, đằng nội không nhận cháu nên chỗ dựa duy nhất của Uyên là ông bà ngoại. Trong hoàn cảnh bệnh tật, gia cảnh khó khăn nhưng ông bà ngoại vẫn nhất mực cho cháu đến trường. Hình ảnh người ông tuổi cao sức yếu dìu dắt cháu đến trường trong những ngày đầu nhập học đã lấy đi bao nước mắt của biết bao người nơi đây.

Chuẩn bị khai giảng vùng lũ lụt: Giáo viên cõng gạo lội bùn hàng chục km cho học sinh

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Lũ chồng lũ, cộng thêm thủy điện xả đập đã gây thiệt hại nặng nề cho giáo dục các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Nhiều trường miền núi của hai địa phương này bị bùn vùi lấp, sạt lở, cuốn trôi thiết bị... nhưng các thầy cô giáo vẫn quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn để khai giảng đúng kế hoạch.

Khai giảng là ngày hội cho học sinh chứ không phải để phục vụ lãnh đạo

Nguyễn Hà |

“Em chỉ ước khai giảng có quạt, em muốn thầy cô nói tóm gọn thôi, trước khai giảng phải tập nhiều em mệt lắm…”, đây là những mong ước của các em học sinh khi ngày khai giảng đang đến rất gần. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Lặng người câu chuyện người ông đưa cháu gái mồ côi cha mẹ đến trường nhập học

Trường Hùng |

Cô tân sinh viên Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có một số phận bất hạnh, 3 tháng tuổi em sớm mồ côi cha, năm lên 12 tuổi mẹ em qua đời vì bệnh ung thư. Bố mẹ mất sớm, đằng nội không nhận cháu nên chỗ dựa duy nhất của Uyên là ông bà ngoại. Trong hoàn cảnh bệnh tật, gia cảnh khó khăn nhưng ông bà ngoại vẫn nhất mực cho cháu đến trường. Hình ảnh người ông tuổi cao sức yếu dìu dắt cháu đến trường trong những ngày đầu nhập học đã lấy đi bao nước mắt của biết bao người nơi đây.

Chuẩn bị khai giảng vùng lũ lụt: Giáo viên cõng gạo lội bùn hàng chục km cho học sinh

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Lũ chồng lũ, cộng thêm thủy điện xả đập đã gây thiệt hại nặng nề cho giáo dục các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Nhiều trường miền núi của hai địa phương này bị bùn vùi lấp, sạt lở, cuốn trôi thiết bị... nhưng các thầy cô giáo vẫn quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn để khai giảng đúng kế hoạch.

Khai giảng là ngày hội cho học sinh chứ không phải để phục vụ lãnh đạo

Nguyễn Hà |

“Em chỉ ước khai giảng có quạt, em muốn thầy cô nói tóm gọn thôi, trước khai giảng phải tập nhiều em mệt lắm…”, đây là những mong ước của các em học sinh khi ngày khai giảng đang đến rất gần.