Phạt… đọc sách - rất hay

LÊ PHI LONG |

Thay vì viết kiểm điểm, chép phạt hay lao động công ích như bao trường khác, thì mới đây, học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM) khi vi phạm nội quy sẽ bị phạt một cách rất hay: "phạt" đọc sách.

Phương pháp “phạt” trên được bắt đầu triển khai từ tháng 4.2023. Khi bị “phạt”, học sinh sẽ được yêu cầu lên thư viện, tìm một cuốn sách để đọc, sau đó viết lại cảm nhận của mình.

Những cuốn sách được nhà trường chọn khi học sinh bị “phạt” như: Hạt giống tâm hồn; Học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ; Người con hiếu thảo…

Tại sao từ “phạt” này lại để trong dấu ngoặc kép? Đơn giản là vì ai cũng hiểu, từ “phạt” này nó không như ý nghĩa thông thường, mà nó đang mang một giá trị rất lớn.

Chỉ cần nghe qua thôi, là ai cũng thấy thích thú với hình phạt này, vì nó mang giá trị nhân văn và giá trị giáo dục.

Bất cứ hình thức xử phạt nào được áp dụng trong nhà trường thì mục đích chính cũng là giáo dục học sinh. Vì vậy, hình “phạt” này sẽ khuyến khích và phát triển văn hoá đọc trong trường học, từ đó giúp các em học sinh biết cảm thụ những điều tốt đẹp từ những cuốn sách mang lại.

Giáo dục có nghĩa là phải làm những điều xấu trở nên tốt hơn, có nghĩa là khi học sinh vi phạm, bị phạt thì làm sao để các em nhận ra sai lầm của mình và không còn tái phạm.

Thực tế cho thấy, mặc dù bị “phạt”, nhưng các em rất thích thú với hình “phạt” này. Và cũng qua bị “phạt”, các em được trưởng thành hơn thông qua nền tảng nhận thức cùng tri thức.

Đối với giáo dục, cái gì tốt hơn cho học sinh thì hãy nên vận dụng và áp dụng, và hình “phạt” này là một cách như thế. Từ những sai phạm các em mắc phải trong quá trình học tập tại nhà trường, có thể dạy cho các em những điều tích cực hơn.

Trong bối cảnh “bạo lực học đường” đang gây nhức nhối, thì những biện pháp như Trường THPT Bùi Thị Xuân áp dụng sẽ mang lại tính hiệu quả sâu sắc. Những vi phạm sẽ được đẩy lùi bằng tình yêu thương, tình yêu cuộc sống, kỹ năng điều chỉnh hành vi. Tất cả bắt đầu từ việc đọc sách qua những hình “phạt” mang tính nhân văn và giáo dục như thế.

Không ai muốn phạm lỗi, muốn bị kỷ luật cả; và có ham đọc sách đến đâu đi nữa, cũng không học sinh nào muốn vi phạm để được… đọc sách. Cái cần là cho các em có được tư duy, khơi dậy niềm vui đọc sách, chịu khó đọc sách. Kỷ luật không phải là trừng phạt, mà là cơ hội để giáo dục các em được tốt hơn.

Cũng trong bối cảnh áp lực thành tích như hiện nay, việc học thêm chiếm hết thời gian các em học sinh nên việc đọc sách đôi khi thành thứ yếu. Vậy nên hình thức “phạt” này là phương pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích và phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

Và cũng nên chăng, không chỉ việc “phạt” đọc sách, mà còn phải khen thưởng đọc sách, tặng sách khi các em làm được nhiều việc tốt.

Đọc sách không chỉ là phạt, mà còn là thưởng.

LÊ PHI LONG
TIN LIÊN QUAN

Thay đổi thói quen để đọc sách nhiều hơn

Bạn đọc Phương Trang |

Không ít người trẻ hiện nay dành thời gian rảnh rỗi để đi cà phê tụ tập gặp gỡ bạn bè, lướt TikTok, Facebook, thay vì dành thời gian để đọc sách trau dồi bản thân.

Đọc sách có mục đích

PHẠM ĐÌNH |

Đọc sách có mục đích rõ ràng, có mục tiêu cụ thể mang đến những giá trị thiết thực hơn cho mỗi người.

Rèn con đọc sách từ thuở còn thơ

Phùng Nhung |

Sách được ví như một nguồn nước mát lành làm xanh tốt cho tâm hồn trẻ thơ. Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải chú trọng xây dựng văn hoá đọc cho con ngay từ thuở còn thơ.

Hàng vạn người dân đội mưa đi lễ tại Đền Hùng, các ngả đường chật kín

Nhóm PV |

Phú Thọ - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 trùng vào dịp nghỉ lễ 30.4–1.5 nên lượng khách thập phương đổ về Đền Hùng liên tục tăng cao. Dù thời tiết không thuận lợi, tuy nhiên các ngả đường dẫn vào Khu Di tích lịch sử Đền Hùng luôn trong tình trạng chật kín người.

74 trường đại học sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để xét tuyển

Vân Trang |

Đã có 74 trường đại học tuyên bố sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển năm 2023.

Gen Z thích nhảy việc: Thế hệ "vượt sướng" và thích trải nghiệm

Nhóm PV |

“Thích nhảy việc”, “thích bật sếp” là những cụm từ thường được nhắc tới khi chúng ta nhắc tới gen Z. Nhưng lí do thực sự khiến gen Z nhảy việc là gì? Để trải nghiệm hay là do quá tự tin vào năng lực? Trong "Cafe chiều thứ 7" tuần này, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tâm lý Hồ Lâm Giang để lý giải rõ hơn về tâm lý  "thích nhảy việc" của thế hệ gen Z.

Cận cảnh tuyến phố ăn vặt Nam Ô bên bờ biển Đà Nẵng

Thùy Trang - Văn Trực |

Tuyến phố ăn vặt Nam Ô đi vào hoạt động sẽ trở thành địa điểm du lịch, ăn uống mới cho người dân và du khách khi tới thành phố Đà Nẵng.

HLV Troussier chốt danh sách U22 Việt Nam, sẵn sàng cho SEA Games 32

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Troussier cho biết toàn đội U22 Việt Nam đã sẵn sàng trình diễn lối đá mà đội đã chuẩn bị cho SEA Games 32.

Thay đổi thói quen để đọc sách nhiều hơn

Bạn đọc Phương Trang |

Không ít người trẻ hiện nay dành thời gian rảnh rỗi để đi cà phê tụ tập gặp gỡ bạn bè, lướt TikTok, Facebook, thay vì dành thời gian để đọc sách trau dồi bản thân.

Đọc sách có mục đích

PHẠM ĐÌNH |

Đọc sách có mục đích rõ ràng, có mục tiêu cụ thể mang đến những giá trị thiết thực hơn cho mỗi người.

Rèn con đọc sách từ thuở còn thơ

Phùng Nhung |

Sách được ví như một nguồn nước mát lành làm xanh tốt cho tâm hồn trẻ thơ. Muốn trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ phải chú trọng xây dựng văn hoá đọc cho con ngay từ thuở còn thơ.