Phạt cho tồn tại: Cái lý chuồng heo, cái lẽ biệt phủ

Anh Đào |

Trên thế giới không đâu có thứ xử phạt rồi cho tồn tại. Sự oái oăm trong quy định của pháp luật đã nảy sinh trong thực tế những bất công: Cái chuồng gà thì bị tháo dỡ, ngôi biệt phủ thì được... tồn tại, hay những câu hỏi vì sao một chuồng heo thì cưỡng chế trong khi những căn cao ốc chọc trời lại vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt!

Thủ tướng, trong văn bản trả lời chất vấn gửi tới các ĐBQH, đã xác nhận: "Phạt cho tồn tại" là một thực tế đã và vẫn còn xảy ra trong xử lý vi phạm hành chính trên một số lĩnh vực của quản lý nhà nước. 

Chính Thủ tướng cũng biết tình trạng này chủ yếu do nguyên nhân chủ quan, không loại trừ liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức. Và ông cam kết sẽ từng bước loại bỏ tình trạng không xử lý nghiêm các vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật mà "phạt cho tồn tại" là một biểu hiện.

Nhớ khi vụ “biệt phủ Yên Bái” được đưa ra xử lý với hình thức “phạt cho tồn tại”, dư luận đã bày tỏ sự bất bình. Hàng loạt các công trình xây dựng kiên cố, hàng trăm mét vuông được xây dựng trái phép, và không thể không kể tới mức độ ảnh hưởng xã hội của một trong những vụ việc gây điều tiếng nhất trong nhiều năm qua, để cuối cùng, “biệt phủ tang chứng” vẫn được cho tồn tại.

Nó buồn cười và cũng nghịch lý ở chỗ trong các quy định của pháp luật: Phạt cho tồn tại là một hình thức xử lý (Thông tư 02 của Bộ Xây dựng hướng dẫn nghị định 121). Chính vì sự tréo ngoe trong quy phạm đã làm nảy sinh trong thực tế một cái chuồng gà có thể bị buộc tháo dỡ trong khi biệt phủ thì lại được phạt cho tồn tại.

Chính quy phạm này đã giao quyền định đoạt rất lớn cho những người thực thi khi không có bất cứ cái chuẩn “tồn tại hay không tồn tại” để việc quyết định giống như cảm tính, nói như Thủ tướng, không loại trừ có tiêu cực, tham nhũng. Và chính cơ chế này đã đặt ra những câu hỏi không thể trả lời: Tại sao một cái chuồng heo ở Quảng Nam thì bị cưỡng chế trong khi những cao ốc chọc trời vẫn trơ gan dù sai phạm thì cũng như nhau!?

Không ở đâu trên thế giới có hình thức xử lý “phạt cho tồn tại” như ở ta - ĐBQH Hà Minh Huệ từng phát biểu trước QH. 

“Phạt cho tồn tại tưởng như rất nhỏ nhặt, nhưng nó tích tụ và có sức tàn phá rất lớn đối với pháp luật, làm nhờn pháp luật và nguy hại hơn, nó chính là nguồn gốc cùng với cơ chế xin - cho, nó làm băng hoại chính đội ngũ cán bộ của chúng ta”- ĐBQH Dương Trung Quốc cũng từng gan ruột. 

Ghi nhận cam kết hôm nay của Thủ tướng, bởi chính việc loại bỏ những bất hợp lý trong xử lý cũng chính là kiến tạo, hành động, cũng chính là một hình thức hữu hiệu làm trong sạch bộ máy.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Vô tư sai phạm, cùng lắm nộp tiền...

Tường Minh |

Phạt rồi cho tồn tại  là chuyện chung nhức nhối của cả nước. Bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” không bao nhiêu so với giá trị công trình sai phép, thì người sai phạm vẫn được lợi. 

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Tiến hành tháo dỡ phần xây dựng sai phép tại dự án Thảo Điền Sapphire

Bảo Chương |

Ngày 25.9, trả lời với báo chí, đại diện Công ty cổ phần TDS (TDS), Chủ đầu tư dự án Thảo Điền Sapphire (số 145 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, quận 2) cho biết, công ty đã thực hiện tự tháo dỡ phần diện tích sai phạm theo quyết định số 2496/QĐ-XPVPHC của UBND TPHCM, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng dưới sự giám sát của đoàn Thanh tra xây dựng TPHCM.

Vì sao công trình sai phép, không phép vẫn tồn tại?

Thông Chí |

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2017, chiều 2.8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định, nhiều công trình sai phép cho tồn tại nếu như công trình đó phù hợp với quy hoạch, tất nhiên công trình muốn tồn tại phải nộp phần phạt chênh lệch tới 50% giá trị công trình đã xây sai phép.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Vô tư sai phạm, cùng lắm nộp tiền...

Tường Minh |

Phạt rồi cho tồn tại  là chuyện chung nhức nhối của cả nước. Bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” không bao nhiêu so với giá trị công trình sai phép, thì người sai phạm vẫn được lợi. 

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Phạt rồi cho tồn tại không chỉ là chuyện riêng của cá nhân ông Phạm Sỹ Quý với biệt phủ xây dựng trái phép ở Yên Bái. Phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bắt đầu bằng một Thông tư.

Tiến hành tháo dỡ phần xây dựng sai phép tại dự án Thảo Điền Sapphire

Bảo Chương |

Ngày 25.9, trả lời với báo chí, đại diện Công ty cổ phần TDS (TDS), Chủ đầu tư dự án Thảo Điền Sapphire (số 145 Nguyễn Văn Hưởng, Phường Thảo Điền, quận 2) cho biết, công ty đã thực hiện tự tháo dỡ phần diện tích sai phạm theo quyết định số 2496/QĐ-XPVPHC của UBND TPHCM, xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng dưới sự giám sát của đoàn Thanh tra xây dựng TPHCM.

Vì sao công trình sai phép, không phép vẫn tồn tại?

Thông Chí |

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2017, chiều 2.8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định, nhiều công trình sai phép cho tồn tại nếu như công trình đó phù hợp với quy hoạch, tất nhiên công trình muốn tồn tại phải nộp phần phạt chênh lệch tới 50% giá trị công trình đã xây sai phép.