Vì sao công trình sai phép, không phép vẫn tồn tại?

Thông Chí |

Tại buổi họp báo thường kỳ quý II.2017, chiều 2.8, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng nhận định, nhiều công trình sai phép cho tồn tại nếu như công trình đó phù hợp với quy hoạch, tất nhiên công trình muốn tồn tại phải nộp phần phạt chênh lệch tới 50% giá trị công trình đã xây sai phép.

Trong vài năm trở lại đây, hàng loạt công trình xây dựng sai phép, không phép diễn ra tràn lan tại nhiều địa phương trên cả nước. Vi phạm trật tự xây dựng như xây nhà không phép, sai phép không chỉ diễn ra tại các công trình nhà dân mà còn tồn tại ở các dự án nhà ở.

Tại buổi họp báo, báo chí đặt vấn đề, sai phạm trật tự xây dựng ngày một nhiều, các địa phương nhiều nơi chỉ xử phạt hành chính, ít bị phá dỡ, quan điểm Bộ Xây dựng về vấn đề này thế nào? Giải đáp thắc mắc này, 3 lãnh đạo Bộ Xây dựng đã tham gia.

Ông Bùi Trung Dung - Cục trưởng vụ hoạt động xây dựng - cho rằng, Luật Xây dựng 2014 không hành chính hóa trong công tác hành chính nhà nước. Công tác quản lý giấy phép xây dựng phải có quy hoạch về xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc. Quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc là cơ sở pháp lý để cấp phép xây dựng, tránh tình trạng xin - cho. Trong nhiều năm qua, công tác phủ kín quy hoạch rất thấp nên cơ quan cấp phép xây dựng có biểu hiện xin cho. Việc này gây khó khăn cho việc cưỡng chế phá dỡ. Sau này, khi các quy hoạch nhiều hơn nếu vi phạm đến quản lý kiến trúc quy hoạch đã công bố có thể bị phá dỡ.

Còn theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, để được tồn tại, công trình sai phép phải đảm bảo điều kiện: Không vi phạm chỉ giới, đất hợp pháp, không tranh chấp, người dân ở ổn định. Cụ thể, nhà đang xây 4 tầng mà đang làm lên 5 tầng mà phá đi cũng lãng phí nên cho tồn tại nếu quy hoạch cho phép được xây 5 tầng. Thực tế, chế tài cũng rất nghiêm khắc khi cho tồn tại, nhà nước sẽ thu 50% giá trị xây dựng sai phép.

Kết luận lại về phần trả lời của 2 lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết, trong vòng 1 năm trở lại đây, có khoảng trên 60.000 giấy phép xây dựng khác nhau, có giấy phép xây dựng nhỏ, có cả dự án. Quan điểm Bộ Xây dựng là, tất cả công trình sai phép, không phép đều phải điều chỉnh, xử lý.

Khi xử lý phải đối chiếu quy hoạch, nếu như đã có quy hoạch mà công trình vẫn phù hợp với quy hoạch thì chủ đầu tư phải làm thủ thục thay đổi giấy phép, nếu không làm thủ tục chuyển đổi giấy phép thì phải phá dỡ. Những công trình không phép, sai phép hiện đang xử lý có cả những công trình được xây dựng trước đây nhiều năm.

6 tháng đầu năm 2017, Hà Nội thu gần 10 tỉ đồng tiền phạt vi phạm trật tự xây dựng

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm, Thanh tra Sở Xây dựng đã ra 940 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 9.577.200.000 đồng.

Trong đó, 857 quyết định xử phạt do các Đội Thanh tra xây dựng tham mưu cho chính quyền cấp cơ sở ban hành. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính hơn 6,9 tỉ đồng. 83 quyết định do Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội trực tiếp ban hành với tổng số tiền xử phạt hơn 2,6 tỉ đồng.

Cùng thời gian, Sở Xây dựng cho biết đã tiếp nhận 717 đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh xung quanh vấn đề đất đai, xây dựng; tiếp (thường xuyên) 92 lượt, 96 người, trong đó có 1 đoàn đông người.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, các Đội Thanh tra xây dựng quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra 9.764 công trình, phát hiện 1.227 công trình vi phạm. Trong đó, 507 công trình xây dựng không phép; 170 công trình xây dựng sai phép sai quy hoạch, sai thiết kế; 42 công trình xây dựng ảnh hưởng đến công trình lân cận, môi trường; 508 công trình xây dựng trên đất lấn chiếm, đất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Thông Chí
TIN LIÊN QUAN

Lợi ích nhóm chi phối trật tự xây dựng như thế nào?

Vương Hà |

Không chỉ là các doanh nghiệp làm sai, mà ngay từ quy hoạch, nhóm lợi ích đã cố tình điều chỉnh, bất chấp việc đó phá vỡ quy hoạch chung mà rất nhiều cơ quan chức năng, chuyên gia mất công gây dựng trong nhiều năm với kinh phí rất lớn. Vậy những ai có thể thay đổi quy hoạch như thế này?

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Lợi ích nhóm chi phối trật tự xây dựng như thế nào?

Vương Hà |

Không chỉ là các doanh nghiệp làm sai, mà ngay từ quy hoạch, nhóm lợi ích đã cố tình điều chỉnh, bất chấp việc đó phá vỡ quy hoạch chung mà rất nhiều cơ quan chức năng, chuyên gia mất công gây dựng trong nhiều năm với kinh phí rất lớn. Vậy những ai có thể thay đổi quy hoạch như thế này?