Nhìn về quá khứ - hướng đến tương lai

Hoàng Lâm |

Hằng năm, cứ đến ngày 14.8, những người đã từng và đang làm việc tại Báo Lao Động đều có những cảm xúc đặc biệt.

Ngày này cách đây tròn 93 năm, số báo Lao Động đầu tiên được xuất bản. Dù số lượng ít ỏi in khuôn đất sét trên giấy Đáp Cầu nhưng để có được số báo đầu tiên ấy là cả một quá trình gian nan, chấp nhận hy sinh, dám đổi bằng máu, mồ hôi và nước mắt của những bậc tiền nhân - những người đặt viên gạch đầu tiên với Báo Lao Động.

Trải qua những thăng trầm, Báo Lao Động đã trưởng thành cùng đất nước, gắn bó với thành quả của Đảng, của nhân dân.

Những địa danh như Hồ Văn, 51 Hàng Bồ, 167 Tây Sơn, 6 Phạm Văn Bạch cũng như địa chỉ của cơ quan thường trú, văn phòng đại diện trở nên quá đỗi thân thuộc.

Báo Lao Động không chỉ là nơi làm việc mà đã từng là “nhà” là một gia đình lớn mà ở đó đã có những người nên vợ, nên chồng; có những thế hệ cha - con cùng làm Báo Lao Động.

Báo Lao Động ngày hôm nay tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong lòng bạn đọc, trong hệ thống báo chí nước nhà.

Tự hào với những gì làm được, nhưng trách nhiệm của những người làm Báo Lao Động hôm nay càng lớn hơn.

Cuộc sống đã có nhiều đổi thay theo hướng tiến bộ hơn, phương thức truyền tải thông tin đã có nhiều thay đổi, bạn đọc ngày càng đưa ra những yêu cầu cao hơn, cuộc cạnh tranh giữa báo chí và mạng xã hội ngày càng gay gắt…

Đó là những áp lực lớn buộc những người làm báo, trong đó có những người làm Báo Lao Động phải luôn học hỏi, thay đổi và sáng tạo hằng ngày.

Chúng ta đã làm được điều đó chưa? Báo Lao Động đã đáp ứng hết những yêu cầu của cơ quan quản lý, của đông đảo bạn đọc hay chưa? Đó là những câu hỏi không dễ trả lời.

Để theo kịp sự vận động của xã hội là cả một quá trình đòi hỏi sự vững vàng, bản lĩnh và cả sự kiên nhẫn.

Một nguyên Tổng Biên tập Báo Lao Động đã từng nói, đại ý rằng: “Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua một chút và phải làm gì để ngày mai tốt hơn ngày hôm nay một chút”.

Thấm thía câu nói ấy để thấy rằng, dù chỉ là “một chút” thôi thì cần phải có sự nỗ lực lớn lao từ mỗi cán bộ, phóng viên; từ những phóng viên trẻ đến những lớp thế hệ từng gắn bó với Lao Động hàng chục năm trời. Không có “một chút ấy”, chúng ta sẽ tụt hậu, sẽ đánh mất mình. Nếu không có “một chút” ấy, là những người làm Báo Lao Động hôm nay sẽ có lỗi với các thế hệ đi trước.

Một câu hỏi khác: Báo Lao Động sẽ phải làm gì để đóng góp và ghi dấu ấn của mình để hướng đến mục tiêu chung là sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cùng đất nước hướng đến sự phồn vinh và hạnh phúc?

Soi chiếu lại giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn của Báo Lao Động rõ ràng là có rất nhiều việc cần làm, phải làm để tiếp tục giữ bản sắc và không lạc lối trong “ma trận” và “cơn lốc” về thông tin hiện nay.

Nhà báo Lê Thanh Phong đúc kết: “Đặt quyền và lợi ích của người lao động lên trước, đặt sự phát triển xã hội lên trên, đó là trách nhiệm của người làm báo ở Báo Lao Động qua nhiều thế hệ, và người cầm bút hôm nay chưa dám xao lãng”.

“Chưa dám xao lãng”, thậm chí yêu cầu còn cao hơn đối với cán bộ, phóng viên Báo Lao Động đó là: Dù phản ánh những bất cập trong xã hội luôn phải trên tinh thần xây dựng và hướng đến những điều nhân văn, tốt đẹp.

Lan toả năng lượng tích cực đến với xã hội không phải là chuyện dễ dàng. Nói về cái tốt, cái đẹp, cái nhân văn mà hay, thuyết phục khó hơn rất nhiều sự chỉ trích, phản ánh sự tiêu cực trong xã hội.

Mục tiêu là đưa ra được những giải pháp mới, cùng cơ quan quản lý nhà nước có những chính sách nhằm cải tạo xã hội theo hướng tích cực hơn.

Nhìn lại chặng đường đã qua để cảm nhận và nhân lên sự Tự Hào. Tự Hào là một phần của Báo Lao Động, Tự Hào được tiếp nối những giá trị truyền thống để vươn tới những mục tiêu cao hơn.

Những ai nỗ lực học tập, làm việc, cố gắng làm việc trong khả năng của mình sẽ được cơ hội, cuộc sống và thu nhập tốt hơn, chỉ như thế mới khuyến khích và tạo môi trường, khát vọng cho những người xung quanh nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn.

Đó không phải là mơ ước mà là một thực tế.

Biết ơn những thế hệ đi trước, chúng ta phải làm nhiều điều để Báo Lao Động đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của đất nước. Tương lai đang “đặt hàng” với mỗi người làm Báo Lao Động hôm nay để tiến tới Kỷ niệm 95 năm, rồi 100 năm Báo Lao Động ra số đầu tiên và xa hơn nữa, chúng ta Tự Hào về những gì mình đã làm được.

Bắt đầu từ một lời nhắc nhớ: “Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua một chút” của thế hệ cha anh.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động - kênh thông tin quan trọng của Đại biểu Quốc hội

VƯƠNG TRẦN |

Trong chặng đường phát triển của Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Lao Động - một trong những tờ báo có lịch sử lâu đời, luôn bám sát hơi thở cuộc sống mang đến nhiều thông tin đa chiều, tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều phản ánh của Lao Động là kênh thông tin quan trọng, đã được các Đại biểu Quốc hội đưa tới nghị trường để trao đổi, thảo luận và đề nghị tìm phương án xử lý.

“Đặc phái viên” Báo Lao Động, một thời…

Bùi Ngọc Quỳnh |

“Đặc phái viên”, “Phái viên”, chỉ là tên gọi, cách gọi cho “hợp thức” một thời Báo Lao Động tiên phong đổi mới cùng đất nước, nhất là Văn phòng Báo Lao Động tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, dưới sự “cầm cờ” của nhà báo Nguyễn Đắc Xuân.

Gần 5 năm đòi quyền lợi, Báo Lao Động luôn bên chúng tôi

NHẬT HỒ |

63 người lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau bị chấm dứt hợp đồng lao động sai luật. Họ kiện ra tòa, cấp sơ thẩm bác đơn, hành trình đòi quyền lợi tưởng chừng như chấm hết. Tuy nhiên, khi Báo Lao Động vào cuộc, quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Báo Lao Động - kênh thông tin quan trọng của Đại biểu Quốc hội

VƯƠNG TRẦN |

Trong chặng đường phát triển của Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Lao Động - một trong những tờ báo có lịch sử lâu đời, luôn bám sát hơi thở cuộc sống mang đến nhiều thông tin đa chiều, tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhiều phản ánh của Lao Động là kênh thông tin quan trọng, đã được các Đại biểu Quốc hội đưa tới nghị trường để trao đổi, thảo luận và đề nghị tìm phương án xử lý.

“Đặc phái viên” Báo Lao Động, một thời…

Bùi Ngọc Quỳnh |

“Đặc phái viên”, “Phái viên”, chỉ là tên gọi, cách gọi cho “hợp thức” một thời Báo Lao Động tiên phong đổi mới cùng đất nước, nhất là Văn phòng Báo Lao Động tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, dưới sự “cầm cờ” của nhà báo Nguyễn Đắc Xuân.

Gần 5 năm đòi quyền lợi, Báo Lao Động luôn bên chúng tôi

NHẬT HỒ |

63 người lao động tại Công ty Cổ phần Cấp nước Cà Mau bị chấm dứt hợp đồng lao động sai luật. Họ kiện ra tòa, cấp sơ thẩm bác đơn, hành trình đòi quyền lợi tưởng chừng như chấm hết. Tuy nhiên, khi Báo Lao Động vào cuộc, quyền lợi của người lao động đã được đảm bảo.