“Đặc phái viên” Báo Lao Động, một thời…

Bùi Ngọc Quỳnh |

“Đặc phái viên”, “Phái viên”, chỉ là tên gọi, cách gọi cho “hợp thức” một thời Báo Lao Động tiên phong đổi mới cùng đất nước, nhất là Văn phòng Báo Lao Động tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, dưới sự “cầm cờ” của nhà báo Nguyễn Đắc Xuân.

Rất mới, rất thời sự, rất… Lao Động

Xế trưa, vừa về đến nhà, tôi bất ngờ nhận được mẩu thư viết tay của nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Lao Động tại miền Trung, hẹn: “Mình đã được các anh… đồng ý, trưa hoặc chiều Q. qua gặp lại mình để bàn công việc sắp tới. Huế, 27.9.1993” (thời đó, chưa có điện thoại riêng để liên lạc).

Nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh.
Nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh.

Chỉ nghĩ là lại có chuyện… “xương”, làm tin bài “cộng tác” như lâu nay, không ngờ anh Đắc Xuân đưa ký luôn hợp đồng Cộng tác viên Báo Lao Động tại Thừa Thiên-Huế, có “triện” đỏ, đầy đủ quyền và nghĩa vụ bên A, bên B...

Ngoài nhuận bút theo chế độ hiện hành, lúc ấy tôi khoái nhất khoản “lương” hằng tháng không thua chi lương “cứng” hiện thời của tôi.

Mấy tháng sau, tôi có chuyến “hành phương Nam” bằng đường bộ đầy thú vị cùng anh em Văn phòng miền Trung do nhà báo Nguyễn Đắc Xuân làm trưởng đoàn vào TP.Hồ Chí Minh, gặp mặt lãnh đạo báo, cán bộ, phóng viên Báo Lao Động, Văn phòng miền Nam và Văn phòng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại cơ quan thường trú khi đó (120, Nam Kỳ Khởi Nghĩa), lần đầu tôi có dịp gặp gỡ một số “cây đa”, “cây đề” làng báo miền Nam đang làm cho Lao Động: Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức, Tám Đăng, Ba Thợ Tiện, Hoàng Hưng, Chóe họa sĩ…

Đang tập trung nghe nhà báo Lý Quý Chung trao đổi kinh nghiệm làm báo “ăn” khách, căn phòng bỗng “chộn rộn” bởi được tin: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton vừa thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam (3.2.1994).

Nhà báo Lý Quý Chung đề nghị “giải lao” để anh em trao đổi, bình luận, cùng chọn cách làm tin bài trong điều kiện, thời cơ mới… Không khí thật vui, rất mới, rất thời sự, rất… Lao Động.

Vui chuyện, có anh ở Văn phòng miền Nam đùa hỏi: “Miền Trung, Tây Nguyên sỏi đá, khó khăn, sao có nhiều tin bài “nóng” hay quá “zậy”?

“Anh em tui gắng chịu “nóng” “cày” và thêm sự “liều mình” của “tư lệnh” Trung phần - Nguyễn Đắc Xuân”, tôi đáp ngay vậy. Mọi người cười vui, hoan hô anh Đắc Xuân.

Hôm ấy, phóng viên ảnh Dương Minh Long chụp ảnh chân dung các cộng tác viên chúng tôi để làm thẻ. Nhưng nhà báo Nguyễn Đắc Xuân đề xuất thế nào mà sau đó, lãnh đạo Báo Lao Động lại đồng ý “nâng cấp” làm thẻ “Đặc phái viên”. Một động thái rất tôn trọng anh em chúng tôi. Bởi vậy, anh em đều làm hết mình với tư cách là nhà báo được Báo Lao Động phái đi làm nhiệm vụ “đặc biệt”…

Chuyến đi thật thú vị với Văn phòng miền Trung, các anh Nguyễn Đắc Xuân, Vĩnh Quyền, Trung Hiếu, Đặng Bá Tiến, Bảo Chân, Thanh Đạm, Phạm Đương, Quang Khanh.

Sau có thêm Nguyễn Thế Thịnh (Quảng Bình), Lâm Chí Công (Quảng Trị), Khắc Dũng, Nhất Hùng (Lâm Đồng)…

Văn phòng miền Trung còn có em Xuân Thảo, một cô văn thư linh hoạt, dễ thương, đặc biệt là rất chu đáo với anh em trong việc chuyển email tin bài và các chế độ lương, tiền nhuận bút…

Vinh dự nhưng phải giữ mình

Báo Lao Động (bộ mới) thời ấy là một trong số ít tờ báo danh tiếng, được đông đảo độc giả yêu mến, có mặt trên các sạp báo bán mỗi sáng.

“Đặc phái viên” của Báo Lao Động thời đó cũng được cái “uy”, vinh dự nhưng cũng phải giữ mình, phải bản lĩnh để vượt qua áp lực công việc từ nhiều phía.

Một mình phải “tả xung hữu đột” “chạy” tin bài hầu hết các lĩnh vực, thể loại, từ kinh tế, xã hội, nội chính, hình sự đến văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, nhất là ở Thừa Thiên - Huế có quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới… Và, không thể thiếu các bài điều tra, phóng sự xã hội.

“Kẹt” nhất là khi làm các tin bài tiên phong chống tiêu cực, tham nhũng trong các đơn vị, cá nhân cán bộ, công chức chính quyền sở tại.

Điển hình như vụ “Bóng đá: mua và bán”, “Bằng chứng đâu, bằng chứng đây” (1995 - 1996), tôi phải đề nghị Văn phòng miền Trung và Ban Biên tập lần lượt tăng cường thêm Lâm Chí Công từ Quảng Trị, “lão” nhà báo Tường Vy từ Văn phòng miền Nam cùng vào cuộc.

Lần đầu tiên, việc sử dụng công quỹ, ngân sách nhà nước “mua” trọng tài, giám sát viên, “mua” Giải trong trò chơi “vua” ở Việt Nam đã được làm rõ mười mươi trên Báo Lao Động, nhiều số liền. Sau đó, vụ việc đã được xử lý theo pháp luật. Người mật cấp tin, số liệu, tố cáo và “Đặc phái viên” được an toàn.

Thời đó, để “ẩn danh” an toàn, tôi ký tên bằng nhiều bút danh khác nhau trên Báo Lao Động, như: Bùi Ngọc, Bùi Ngải, Tâm Đăng, Thảo Thương Sơn, Địa Linh, Minh Dân, Triệu Dân…

Dưới các bút danh ấy, tôi còn có thêm “mật danh” rất trinh thám là C07 nên Văn phòng miền Trung và Tòa soạn Lao Động nhận biết ngay và khó ai có thể mạo danh mình.

Các “Đặc phái viên” khác mang “mật danh” C08, C09... tùy theo tỉnh, thành… Đó là sáng kiến và là cách quản “độc” của Trưởng Văn phòng miền Trung Nguyễn Đắc Xuân.

Từ khi làm cho Báo Lao Động, năm 1993, có lẽ tôi là một trong số ít phóng viên nhà báo ở Thừa Thiên - Huế sớm có thuê bao điện thoại tại nhà riêng. Dạo ấy, tôi cũng chịu “đầu tư” cái máy ảnh “cơ” hiệu Praktica (Đức) thay cho cái cái “cối” cỗ lỗ Zenit (Liên Xô cũ) để tác nghiệp như một phóng viên ảnh. Mấy năm sau, lại lên đời “con” Pentax của Nhật.  “Đặc phái viên”, “Phái viên”, chỉ là tên gọi, cách gọi cho “hợp thức” một thời Báo Lao Động tiên phong đổi mới cùng đất nước, nhất là Văn phòng miền Trung & Tây Nguyên, dưới sự “cầm cờ” của nhà báo Nguyễn Đắc Xuân. Năm 2004, tôi kết thúc hợp đồng với Báo Lao Động, tập trung cho công việc chính của mình ở Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế. Thỉnh thoảng, gặp lại nhà báo Nguyễn Đắc Xuân hoặc một số anh em “Lao Động” vẫn cảm thấy gần gũi, thân thương như “người nhà”.

“Đặc phái viên” Báo Lao Động ở Thừa Thiên - Huế, một thời thực sự đã cho tôi nhiều trải nghiệm, trưởng thành trong nghề nghiệp, cuộc sống...

Bùi Ngọc Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Gia đình công nhân bớt khó sau bài viết của Báo Lao Động

Hà Anh |

Trong năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực với đời sống, việc làm của nhiều người lao động cũng như gia đình họ. Thời điểm này, phóng viên Báo Lao Động đã có những loạt bài phản ánh chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả về hoàn cảnh của người lao động trong giai đoạn khó khăn… qua đó, gia đình người lao động đã nhận được sự hỗ trợ của xã hội.

Báo Lao Động và tổ chức công đoàn “tháo ngòi nổ” ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Trước làn sóng ngừng việc tập thể có xu hướng lan rộng, báo Lao Động đã kịp thời, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng tổ chức công đoàn tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, giải quyết tốt đẹp các vụ việc phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững.

93 năm về trước, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh làm Báo Lao Động

LAO ĐỘNG |

Lao Động có được như ngày hôm nay phải kể đến những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Tuổi trẻ ở Báo Lao Động là trải nghiệm những con sóng Trường Sa

Đăng Huỳnh |

Tôi gặp lại phóng viên Vi Tô Thế sau chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa vào tháng 5.2022, vẫn là nụ cười tíu tít nhưng lần này có thêm một cái gật đầu thừa nhận: “Đúng là thiêng liêng và đáng nhớ thật anh ạ”. Trước đó, tôi từng tâm sự với Thế về chuyến đi của mình năm 2019 - cũng những câu chuyện mà phải dấn thân mới thấy hết được ý nghĩa của tuổi trẻ.

Báo Lao Động luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm với người lao động và tổ chức Công đoàn

Thu Trà thực hiện |

93 năm thành lập, trưởng thành (14.8.1929 - 14.8.2022), Báo Lao Động luôn là tiếng nói của công nhân viên chức lao động, là tờ báo số 1 trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Nhân dịp kỷ niệm ngày ra số báo đầu tiên, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đình Khang khẳng định, Báo Lao Động đã và đang nỗ lực làm tròn trách nhiệm với người lao động và tổ chức Công đoàn.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Gia đình công nhân bớt khó sau bài viết của Báo Lao Động

Hà Anh |

Trong năm 2021, dịch COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực với đời sống, việc làm của nhiều người lao động cũng như gia đình họ. Thời điểm này, phóng viên Báo Lao Động đã có những loạt bài phản ánh chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả về hoàn cảnh của người lao động trong giai đoạn khó khăn… qua đó, gia đình người lao động đã nhận được sự hỗ trợ của xã hội.

Báo Lao Động và tổ chức công đoàn “tháo ngòi nổ” ngừng việc tập thể

QUANG ĐẠI |

Trước làn sóng ngừng việc tập thể có xu hướng lan rộng, báo Lao Động đã kịp thời, tích cực vào cuộc, sát cánh cùng tổ chức công đoàn tháo gỡ những khó khăn, bức xúc, giải quyết tốt đẹp các vụ việc phức tạp, góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, bền vững.

93 năm về trước, lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh làm Báo Lao Động

LAO ĐỘNG |

Lao Động có được như ngày hôm nay phải kể đến những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.

Tuổi trẻ ở Báo Lao Động là trải nghiệm những con sóng Trường Sa

Đăng Huỳnh |

Tôi gặp lại phóng viên Vi Tô Thế sau chuyến công tác tại Quần đảo Trường Sa vào tháng 5.2022, vẫn là nụ cười tíu tít nhưng lần này có thêm một cái gật đầu thừa nhận: “Đúng là thiêng liêng và đáng nhớ thật anh ạ”. Trước đó, tôi từng tâm sự với Thế về chuyến đi của mình năm 2019 - cũng những câu chuyện mà phải dấn thân mới thấy hết được ý nghĩa của tuổi trẻ.

Báo Lao Động luôn nỗ lực làm tròn trách nhiệm với người lao động và tổ chức Công đoàn

Thu Trà thực hiện |

93 năm thành lập, trưởng thành (14.8.1929 - 14.8.2022), Báo Lao Động luôn là tiếng nói của công nhân viên chức lao động, là tờ báo số 1 trong bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Nhân dịp kỷ niệm ngày ra số báo đầu tiên, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Đình Khang khẳng định, Báo Lao Động đã và đang nỗ lực làm tròn trách nhiệm với người lao động và tổ chức Công đoàn.