Nhân câu hỏi khó của Chủ tịch Hà Nội

Đào Tuấn |

Theo quy định chung, các xã, phường phải xây dựng trạm y tế nhưng cạnh đó là bệnh viện tuyến trung ương, thành phố. “Vậy có cần phải hình thành trạm y tế nữa không?” - Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nêu câu hỏi trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về đổi mới cơ chế quản lý, tài chính và tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công!

Đặt câu hỏi, và sau đó ông Chung đề nghị cơ quan chuyên môn sớm có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tự chủ để địa phương triển khai!

Là một công dân thủ đô, bạn có biết trạm y tế phường mình ở đâu không? Bạn có biết nó làm gì? Có đến đó bao giờ ngoài có lẽ vài lần hiếm hoi mang trẻ con đến đó để “nhỏ Vitamin A cho vào miệng”!

Nhưng câu chuyện “trạm y tế phường để làm gì” không chỉ là “chuyện riêng” của Hà Nội. Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM có lần thừa nhận số bệnh nhân đến khám-chữa bệnh ban đầu ở các trạm y tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và để khỏi lãng phí cơ sở vật chất, nhiều trạm y tế đã phải cho các bác sĩ thuê để mở phòng khám! Trạm y tế để làm gì, trạm y tế có còn cần tồn tại? Thật ra, rất dễ để trả lời!

Những bất cập, hay những câu hỏi cho sự tồn tại ấy, rõ ràng là cần được trả lời bằng những biện pháp sắp xếp trong thực tế.

Điểm đáng ghi nhận trong việc sắp xếp bộ máy lần này là một “nghị định hợp nhất” một số sở ngành. Theo đó, sẽ sáp nhập một số sở như Kế hoạch và Đầu tư với Tài chính, GTVT với Quy hoạch kiến trúc (tại Hà Nội và TPHCM). Các tỉnh, thành sẽ có các “sở cứng” mang tính chất cố định, và một số “sở mềm”, tuỳ thuộc vào đặc điểm, đặc thù từng địa phương.

Rất tiến bộ. Rất đáng mừng. Tuy nhiên, hiệu quả thật sự của việc sắp xếp phải có thước đo bằng con số tinh giản. Bởi sắp xếp, sáp nhập sẽ chẳng có ý nghĩa nếu sau đó lại là những siêu sở với số phó giám đốc “lịch sử để lại” còn nhiều hơn nhân viên. Bởi sắp xếp cứng-mềm sẽ máy móc nếu không giao một cơ chế tự chủ cho các địa phương với những mục tiêu rõ ràng. Và sự sắp xếp ấy, cũng nên bắt đầu, một cách quyết đoán với những đơn vị đang được đặt câu hỏi về sự tồn tại.

 

Đào Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Những sở nào có thể sáp nhập theo dự thảo Bộ Nội vụ?

Văn Thắng |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành. Theo dự thảo, nhiều sở ngành ở địa phương được đề xuất sáp nhập theo hướng tinh gọn với quy định cụ thể số lượng cấp phó và bộ máy nhân sự. Cùng Báo Lao Động nhìn toàn cảnh về việc sáp nhập này trong Video sau đây.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Infographic: Những sở nào có thể sáp nhập theo dự thảo Bộ Nội vụ?

Văn Thắng |

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành. Theo dự thảo, nhiều sở ngành ở địa phương được đề xuất sáp nhập theo hướng tinh gọn với quy định cụ thể số lượng cấp phó và bộ máy nhân sự. Cùng Báo Lao Động nhìn toàn cảnh về việc sáp nhập này trong Video sau đây.