Nghịch lý… thừa tiền

Hoàng Lâm |

Rất nhiều chính sách để hỗ trợ người lao động thuê nhà, mua nhà - thế nhưng đều chung một nghịch lý là có tiền mà không tiêu được hoặc không tiêu hết.

Đầu tiên là câu chuyện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị trả lại hơn 2.800 tỉ đồng về ngân sách trung ương. Đây là khoản tiền nằm trong gói 6.600 tỉ đồng hỗ trợ công nhân thuê nhà trọ được thực hiện theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Kết quả giải ngân là hơn 3.759 tỉ đồng với hơn 5,2 triệu lượt lao động được hỗ trợ. Vậy là còn “thừa” hơn 2.800 tỉ đồng.

Khoản tiền hỗ trợ mỗi trường hợp tuy không cao, chỉ ở mức 500.000 đồng và 1 triệu đồng nhưng lại là số tiền rất thiết thực để trang trải cuộc sống sau những khó khăn bởi dịch COVID-19.

Cho đến nay, phải khẳng định là nhu cầu được hỗ trợ về thuê nhà vẫn còn, đặc biệt với lao động nghèo nhưng tiền thì không tiêu hết. Đó là một nghịch lý.

Thứ hai là gói tín dụng 120.000 tỉ đồng ưu đãi cho chủ đầu tư xây nhà ở xã hội và cá nhân đủ điều kiện có nhu cầu mua nhà ở xã hội.

Nhưng trái ngược với sự hồ hởi đón nhận ban đầu, thông tin tại Hội nghị về nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp do Bộ Xây dựng tổ chức sáng 19.5 lại vẫn cho thấy nghịch lý: Nhu cầu có, tiền có nhưng lại…chưa tiêu được. Hay nói cách khác là tiền vẫn nằm ở ngân hàng chờ, còn người cần tiền thì không tới vay.

Lý do được chỉ ra: nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân còn hạn chế; quỹ đất dành cho nhà ở xã hội chưa sẵn sàng; ưu đãi dành cho chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn chưa thực sự hấp dẫn; việc xác định giá bán nhà chưa thuận lợi đang ảnh hưởng đến nguồn cung nhà ở xã hội, tiến độ giải ngân vốn.

Nhưng quan trọng nhất là hai lý do: Lãi suất dù đã ưu đãi thấp hơn thị trường nhưng mức 8,2%/năm vẫn là quá cao, chưa kể thời hạn chỉ trong 5 năm, nếu chưa trả hết nợ, người vay phải thương lượng với ngân hàng về lãi suất. Điều này quá rủi ro bởi người thu nhập thấp không thể trả nợ trong vòng 5 năm với mức lãi suất như vậy.

Còn với doanh nghiệp, điểm nghẽn là thủ tục pháp lý và những điều kiện để triển khai dự án.

Chính sách tốt, đúng nhu cầu bức thiết của người lao động nhưng khi thực hiện lại gặp khó cho thấy vấn đề tiếp cận chính sách đang có quá nhiều trở ngại. Trong đó trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, mua - bán nhà ở xã hội còn phức tạp, kéo dài, khó khăn hơn cả nhà ở thương mại, tạo rào cản cho cả chủ đầu tư lẫn người lao động.

Tháo bỏ rào cản, tạo cơ hội và điều kiện đồng thời có cơ chế minh bạch và công bằng mới bớt được nghịch lý: người nghèo cần tiền, mà tiền vẫn ở trong ngân hàng hoặc “quay xe” trả lại Nhà nước.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Đang gấp rút xây dựng 300.000 căn nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết có tổng cộng 294 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng, với quy mô 288.499 căn.

Cần thí điểm cơ chế đặt hàng làm nhà ở xã hội

ANH HUY |

Hiện nay, mặc dù có nhiều ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà. Các chuyên gia cho rằng để nguồn cung phong phú, cần phải thực hiện theo cơ chế thị trường, có đặt hàng...

Chủ đầu tư nhà ở xã hội NHS Trung Văn lên tiếng việc cò lộng hành chênh giá

Ngọc Thùy |

Liên quan đến loạt phản ánh của Lao Động về tình trạng cò môi giới lộng hành, sử dụng hàng loạt chiêu trò thu tiền chênh của khách hàng để có suất mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), chủ đầu tư dự án đã lên tiếng.

Loạt dự án nhà ở xã hội khởi công rồi đắp chiếu

Thu Giang |

Việc xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương trên cả nước chưa thể khởi sắc khi nhiều chủ đầu tư vẫn còn loay hoay gỡ vướng pháp lý, thủ tục trong khi người có nhu cầu mua khó tiếp cận.

Mercedes nguyên bản trượt đăng kiểm, lo nhiều mẫu ôtô phiên bản bị làm khó

KHÁNH LINH |

TP Hồ Chí Minh - Chủ nhân chiếc xe Mercedes-Benz C250 Exclusive bày tỏ lo ngại cho những trường hợp xe ôtô có nhiều phiên bản khác nhau sẽ còn gặp khó khi đi đăng kiểm, giống như trường hợp của mình.

“Làm đường cho dân mà bít hết lối rẽ như vậy sao chúng tôi di chuyển được"

Việt Dũng - Hải Danh |

Hà Nội – Để thực hiện dự án đường Vành đai 2,5, Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hoàng Mai, Hà Nội (chủ đầu tư) đã khôi phục và dựng hơn 500 mét hàng rào bê tông để bảo vệ dự án. Tuy nhiên, việc dựng rào chắn trải dài đã bịt hết các lối quay đầu, sang đường của người dân khiến quá trình đi lại trở nên khó khăn.

Đắk Nông đau đầu với quy hoạch khai thác bô xít

Phan Tuấn |

Toàn tỉnh Đắk Nông có 8 huyện, thành phố với diện tích hơn 650.000ha. Thế nhưng, hiện có 189.040ha nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố vướng quy hoạch khai thác bô xít.

Nhiều du khách quan tâm giá vé, chỗ ngồi xem lễ hội pháo hoa ở Đà Nẵng

Mỹ Linh |

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2023, đông đảo du khách bắt đầu tìm hiểu thông tin về giá vé, chỗ ngồi trong dịp này.

Đang gấp rút xây dựng 300.000 căn nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết có tổng cộng 294 dự án nhà ở xã hội đang được triển khai xây dựng, với quy mô 288.499 căn.

Cần thí điểm cơ chế đặt hàng làm nhà ở xã hội

ANH HUY |

Hiện nay, mặc dù có nhiều ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà. Các chuyên gia cho rằng để nguồn cung phong phú, cần phải thực hiện theo cơ chế thị trường, có đặt hàng...

Chủ đầu tư nhà ở xã hội NHS Trung Văn lên tiếng việc cò lộng hành chênh giá

Ngọc Thùy |

Liên quan đến loạt phản ánh của Lao Động về tình trạng cò môi giới lộng hành, sử dụng hàng loạt chiêu trò thu tiền chênh của khách hàng để có suất mua căn hộ tại dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), chủ đầu tư dự án đã lên tiếng.

Loạt dự án nhà ở xã hội khởi công rồi đắp chiếu

Thu Giang |

Việc xây dựng nhà ở xã hội tại các địa phương trên cả nước chưa thể khởi sắc khi nhiều chủ đầu tư vẫn còn loay hoay gỡ vướng pháp lý, thủ tục trong khi người có nhu cầu mua khó tiếp cận.