Khu mộ cổ Hoàng gia ở Gò Công kêu cứu nhắc lời kêu gọi "chấn hưng văn hóa"

Lê Thanh Phong |

Khu mộ cổ Hoàng gia trên dưới 200 năm, gắn liền với những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Lễ bộ Thượng thư Phạm Đăng Hưng (cha bà Từ Dũ), Hoàng Thái hậu Từ Dũ (mẹ Vua Tự Đức), đang bị lãng quên, bị “nhốt” không có lối ra vào.

Gần 20 ngôi mộ cổ của các thế hệ đầu tiên dòng họ Phạm Đăng nằm bên ngoài Khu di tích quốc gia Lăng Hoàng Gia ở Gò Công, Tiền Giang. Trong đó có mộ ông Phạm Đăng Dinh người có công khai phá vùng đất Gò Công và mộ mẹ bà Từ Dũ.

Theo phản ánh của phóng viên Lao Động, các ngôi mộ cổ có nguy cơ bị đào bới, như trường hợp 2 ngôi mộ của cháu ông Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Hựu mất năm 1841 và Phạm Đăng Đạt mất năm 1860, nằm cách mộ ông Phạm Đăng Dinh vài chục mét, đã tồn tại trên 160 năm nhưng đã bị chủ đất đào bới di dời đi mất.

Do khu đất của dòng họ Phạm Đăng (100 mẫu ruộng) bị người dân trong vùng xẻ ra thành "trăm mảnh" và bao chiếm, nên không có lối ra vào. Có những ngôi mộ nằm cạnh nhà vệ sinh, chuồng heo của các hộ dân sở hữu đất. Chính quyền cũng không quan tâm để có biện pháp bảo vệ khu mộ cổ.

Tuy nhiên, việc cứu khu mộ cổ này còn kịp, đó là chính quyền cho dừng ngay lại các hoạt động xâm hại, quy hoạch thành cụm di tích mộ cổ của dòng họ Phạm Đăng gắn liền với Khu di tích quốc gia Lăng Hoàng Gia được xây dựng năm 1826, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng. Ngày 2.12.1992, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận Khu lăng mộ Hoàng gia là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Gắn khu mộ cổ vào quần thể Lăng Hoàng gia sẽ tạo thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử cho địa phương. Người dân, du khách có một địa chỉ để tìm hiểu bước chân khẩn hoang và công lao mở cõi của tiền nhân mấy trăm năm trước.

Nhiều địa phương mong có được những di tích văn hóa lịch sử để trùng tu, tôn tạo, vừa bảo tồn vừa đưa vào khai thác du lịch nhưng không có. Tiền Giang sở hữu một khu mộ cổ rất giá trị, nhưng để cho hoang tàn, hư hại và có nguy cơ bị biến mất.

Tại sao khu mộ họ Mạc ở Hà Tiên được tỉnh Kiên Giang trùng tu tôn tạo thành địa chỉ văn hóa nổi tiếng thu hút khách thập phương, còn khu mộ cổ dòng họ Phạm Đăng lại hoang tàn, câu hỏi này dành cho chính quyền địa phương.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam giai đoạn 2025-2035 với tổng vốn 350.000 tỷ đồng.

Làm gì để chấn hưng văn hóa, xây bảo tàng, xây trung tâm văn hóa và công trình văn hóa mới để phục vụ người dân? Rất cần, nhưng đừng quên, có những khu di tích lịch sử văn hóa rất có giá trị đang bị lãng quên, thậm chí bị phá hoại như khu mộ cổ Hoàng gia ở Gò Công, các nhà quản lý có biết không?

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Tìm lối ra cho các ngôi mộ cổ Hoàng gia ở Gò Công

KỲ QUAN |

Gần 20 ngôi mộ cổ bề thế, có niên đại trên dưới 200 năm, gắn liền với tên tuổi những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Lễ bộ Thượng thư (dưới triều Nguyễn) Phạm Đăng Hưng (cha bà Từ Dũ), Hoàng Thái hậu Từ Dũ (mẹ Vua Tự Đức) đang bị lãng quên, bị “nhốt” không có lối ra vào. Làm thế nào để quần thể mộ cổ này có lối ra, trở thành những giá trị văn hóa - lịch sử - kiến trúc của vùng đất Gò Công và cả miền Tây Nam Bộ?

Bị lãng quên, quần thể mộ cổ Hoàng gia có nguy cơ biến mất

KỲ QUAN |

Đó là một quần thể những ngôi mộ cổ bề thế còn gần như nguyên vẹn dù đã trải qua trên dưới 200 năm, bên dưới các ngôi mộ là những tên tuổi ít nhiều gắn với dòng chảy lịch sử dân tộc, với các triều Vua nhà Nguyễn và với công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam. Vậy mà các ngôi mộ rất có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa ấy đang bị lãng quên và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trên vùng đất Tây Nam Bộ, nơi những công trình kiến trúc có niên đại trăm năm rất quý hiếm.

Nhiều lao động có mặt ở cơ quan đúng giờ để điểm danh rồi ăn sáng, uống trà

Minh Hương |

Tham gia tham luận tại Diễn đàn Nâng cao năng suất lao động quốc gia ngày 26.5, ông Mai Thiên Ân - đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) - cho biết, nhiều lao động không tuân thủ nội quy, giờ giấc, tác phong làm việc như đi trễ, về sớm... gây đình trệ công việc.

Đã có kết quả ADN của 3 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

KHÁNH AN |

Ngày 26.5, cơ quan chức năng đã có kết quả giám định ADN đối với 3 nạn nhân tử vong trong vụ cháy nhà trọ tại Trung Kính (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội).

Southampton giành vé thăng hạng Premier League

NHÓM PV |

Tối 26.5 (giờ Việt Nam), Southampton giành vé cuối cùng thăng hạng Premier League 2024-2025 sau trận chung kết play-off thắng Leeds United.

Toàn cảnh 3 vị trí dự kiến xây hầm chui trên tuyến vành đai 3 ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Hà Nội đang nghiên cứu xây dựng hầm chui tại 3 nút giao trên tuyến Vành đai 3, tổng vốn đầu tư gần 4.500 tỉ đồng.

Hé lộ tổn thất của dàn tên lửa bất bại S-400 của Nga trong xung đột Ukraina

Thanh Hà |

Nga đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống tên lửa đất đối không S-400 Triumf để củng cố năng lực phòng không tích hợp.

Vết tích lái xe phân khối lớn khiến Ngọc Trinh có tiền cũng khó xóa bỏ

Anh Trang |

Đây là vết tích không chỉ có nguy cơ theo Ngọc Trinh cả đời mà còn ảnh hưởng tới cơ thể, gây mất thẩm mỹ cho "nữ hoàng nội y".

Tìm lối ra cho các ngôi mộ cổ Hoàng gia ở Gò Công

KỲ QUAN |

Gần 20 ngôi mộ cổ bề thế, có niên đại trên dưới 200 năm, gắn liền với tên tuổi những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Lễ bộ Thượng thư (dưới triều Nguyễn) Phạm Đăng Hưng (cha bà Từ Dũ), Hoàng Thái hậu Từ Dũ (mẹ Vua Tự Đức) đang bị lãng quên, bị “nhốt” không có lối ra vào. Làm thế nào để quần thể mộ cổ này có lối ra, trở thành những giá trị văn hóa - lịch sử - kiến trúc của vùng đất Gò Công và cả miền Tây Nam Bộ?

Bị lãng quên, quần thể mộ cổ Hoàng gia có nguy cơ biến mất

KỲ QUAN |

Đó là một quần thể những ngôi mộ cổ bề thế còn gần như nguyên vẹn dù đã trải qua trên dưới 200 năm, bên dưới các ngôi mộ là những tên tuổi ít nhiều gắn với dòng chảy lịch sử dân tộc, với các triều Vua nhà Nguyễn và với công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam. Vậy mà các ngôi mộ rất có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa ấy đang bị lãng quên và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trên vùng đất Tây Nam Bộ, nơi những công trình kiến trúc có niên đại trăm năm rất quý hiếm.