Tìm lối ra cho các ngôi mộ cổ Hoàng gia ở Gò Công

KỲ QUAN |

Gần 20 ngôi mộ cổ bề thế, có niên đại trên dưới 200 năm, gắn liền với tên tuổi những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Lễ bộ Thượng thư (dưới triều Nguyễn) Phạm Đăng Hưng (cha bà Từ Dũ), Hoàng Thái hậu Từ Dũ (mẹ Vua Tự Đức) đang bị lãng quên, bị “nhốt” không có lối ra vào. Làm thế nào để quần thể mộ cổ này có lối ra, trở thành những giá trị văn hóa - lịch sử - kiến trúc của vùng đất Gò Công và cả miền Tây Nam Bộ?

Trơ gan cùng tuế nguyệt

Dòng họ Phạm Đăng đi tiên phong khai canh vùng đất Gò Công và thành đạt trên vùng đất này chỉ sau 2 thế hệ. Đến thế hệ thứ 3 thì dòng họ Phạm Đăng đã thành danh ở kinh đô Huế. Bắt đầu từ ông Phạm Đăng Hưng và các con, hiện ở Huế có nhiều chi, nhánh họ Phạm Đăng thế hệ thứ 9 - 10 - 11... nhiều người thành đạt. Cách đây khoảng 10 năm, một số hậu duệ họ Phạm Đăng từ Huế về thăm quê cha đất Tổ và phát hiện ra bên ngoài Khu di tích quốc gia Lăng Hoàng Gia còn nằm rải rác gần 20 ngôi mộ cổ của các thế hệ đầu tiên dòng họ Phạm Đăng ở Gò Công. Các ngôi mộ đều còn lưu danh đầy đủ, hầu hết còn khá nguyên vẹn, một số bị sứt mẻ, sạt lở. Hầu hết ngôi mộ đều được bao bọc bởi nhà dân, không có lối vào, cây dại phủ kín, trong đó có mộ ông Phạm Đăng Dinh người có công khai phá vùng đất Gò Công, mộ mẹ bà Từ Dũ. Theo những người dân sống lâu năm ở đây, ngày trước các ngôi mộ đều có lối vào, dần dần tất cả lối vào đều biến mất.

Được sự cho phép của chính quyền địa phương, các hậu duệ họ Phạm Đăng đã phát hoang, tu sửa lại các ngôi mộ bị sứt mẻ, sạt lở và làm nhà bia tưởng nhớ công ơn ông Phạm Đăng Dinh đã có công khai phá vùng đất Gò Công ngay tại ngôi mộ của ông. Đại diện họ tộc Phạm Đăng cũng đã có cuộc làm việc với chính quyên địa phương và một vài hộ dân sống chung quanh mộ ông Phạm Đăng Dinh để bàn phương án mở lối ra vào khu mộ ông Phạm Đăng Dinh.

Cần lắm một lối ra

Nhưng để có lối ra vào cho tất cả các ngôi mộ cổ còn lại, nhất là lối ra đúng nghĩa cho cả quần thể mộ cổ ở Giồng Sơn Quy, để quần thể mộ này gắn với Khu di tích quốc gia Lăng Hoàng Gia, trở thành giá trị văn hóa - lịch sử - kiến trúc thực thụ, thì cần có sự vào cuộc của ngành chức năng tỉnh Tiền Giang, bởi việc ấy nằm ngoài khả năng của hậu duệ dòng họ Phạm Đăng. Lăng Hoàng Gia và quần thể mộ cổ bên ngoài lăng giờ không còn thuộc về một ai, mà là của chung, của lịch sử cần được cả cộng đồng chung tay giữ gìn, bảo vệ.

Ngoài việc tạo lối ra vào các ngôi mộ, cũng cần mở lối liên thông các ngôi mộ với Khu di tích quốc gia Lăng Hoàng Gia để khách tham quan sau khi chiêm ngưỡng di tích Lăng Hoàng Gia, họ dễ dàng bước qua tham quan các ngôi mộ cổ của các thế hệ đầu tiên dòng họ Phạm Đăng khai phá vùng đất này. Việc đưa các ngôi mộ cổ vào di tích lịch sử Lăng Hoàng Gia sẽ tạo nên quần thể văn hoá lịch sử đầy đặn hơn, phong phú và đa dạng hơn, trở thành một địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn hơn cho địa phương, giúp quảng bá về văn hóa và du lịch cho vùng đất Gò Công được tốt hơn.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Văn Mai - Trưởng khu phố Lăng Hoàng Gia, phường Long Hưng, TP Gò Công - cho biết, ông đồng ý với việc mở lối đi công cộng vào khu mộ ông Phạm Đăng Dinh nếu vận động được dân hiến đất. Hướng đến tương lai khách du lịch khi đến viếng di tích quốc gia Lăng Hoàng Gia và mộ ông Phạm Đăng Hưng sẽ có đường vào viếng mộ ông Phạm Đăng Dinh, người có công khai canh vùng đất Gò Công.

Còn bà Đặng Thị Chanh - Chủ tịch UBND phường Long Hưng, TP Gò Công - trong một lần làm việc với hậu duệ họ Phạm Đăng và các hộ dân sống gần mộ ông Phạm Đăng Dinh, đã chia sẻ, bà hoan nghênh việc hiến đất của các hộ dân để làm lối đi công cộng vào khu mộ ông Phạm Đăng Dinh. Bà cũng dự định sẽ cho khu phố Lăng Hoàng Gia tổ chức họp dân lấy ý kiến để có sự đồng thuận của dân về việc làm lối đi công cộng vào khu mộ ông Phạm Đăng Dinh.

Trưởng phòng Quản lý di tích (Cục Di sản văn hóa) Nguyễn Viết Cường: “Sau khi báo chí đăng tải, Cục Di sản đã nắm được thông tin. Phía cục đã gửi văn bản đề nghị Sở Văn hóa tỉnh Tiền Giang báo cáo chi tiết thực trạng, sau đó đưa ra phương hướng giải quyết”.

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Bị lãng quên, quần thể mộ cổ Hoàng gia có nguy cơ biến mất

KỲ QUAN |

Đó là một quần thể những ngôi mộ cổ bề thế còn gần như nguyên vẹn dù đã trải qua trên dưới 200 năm, bên dưới các ngôi mộ là những tên tuổi ít nhiều gắn với dòng chảy lịch sử dân tộc, với các triều Vua nhà Nguyễn và với công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam. Vậy mà các ngôi mộ rất có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa ấy đang bị lãng quên và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trên vùng đất Tây Nam Bộ, nơi những công trình kiến trúc có niên đại trăm năm rất quý hiếm.

Thế giới 24h: Giá vàng giảm mạnh, Trung Quốc phát hiện mộ cổ

Nhóm PV |

Tin tức thế giới mới nhất ngày 6.5: Nguyên nhân giá vàng thế giới giảm mạnh; Nga tổng duyệt cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng; Các chủ nợ hối thúc Ukraina trả tiền; Thông tin mới về tìm kiếm máy bay MH370; Trung Quốc phát hiện mộ cổ thời nhà Minh.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ bằng gạch nguyên vẹn từ thời nhà Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) đã được phát hiện ở làng Hexitou, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ lớn nhất, cao cấp nhất thời nhà Chu

Thanh Hà |

Mộ cổ lớn nhất, cấp cao nhất và có cấu trúc phức tạp nhất từ ​​thời nhà Chu cổ đại đã được Trung Quốc khai quật.

Mộ cổ Trung Quốc 700 năm hé lộ vị thế của thái giám quyền lực triều Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ thời nhà Minh được bảo tồn rất tốt mang tới những hiểu biết mới về quyền lực của các thái giám cấp cao Trung Quốc từ 700 năm trước.

Trung Quốc sắp mở cửa cho khách tham quan 15 ngôi mộ cổ

Ngọc Vân |

Bảo tàng lăng mộ dưới lòng đất đầu tiên ở Tân Cương, Trung Quốc sẽ khai trương vào tháng 4.2024, giới thiệu với công chúng 15 ngôi mộ cổ.

Khai quật mộ cổ 1.200 năm chứa đầy vàng

Ngọc Vân |

Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ cổ 1.200 năm tuổi của một lãnh chúa chứa bộ sưu tập vàng khá lớn.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Bị lãng quên, quần thể mộ cổ Hoàng gia có nguy cơ biến mất

KỲ QUAN |

Đó là một quần thể những ngôi mộ cổ bề thế còn gần như nguyên vẹn dù đã trải qua trên dưới 200 năm, bên dưới các ngôi mộ là những tên tuổi ít nhiều gắn với dòng chảy lịch sử dân tộc, với các triều Vua nhà Nguyễn và với công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam. Vậy mà các ngôi mộ rất có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa ấy đang bị lãng quên và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trên vùng đất Tây Nam Bộ, nơi những công trình kiến trúc có niên đại trăm năm rất quý hiếm.

Thế giới 24h: Giá vàng giảm mạnh, Trung Quốc phát hiện mộ cổ

Nhóm PV |

Tin tức thế giới mới nhất ngày 6.5: Nguyên nhân giá vàng thế giới giảm mạnh; Nga tổng duyệt cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng; Các chủ nợ hối thúc Ukraina trả tiền; Thông tin mới về tìm kiếm máy bay MH370; Trung Quốc phát hiện mộ cổ thời nhà Minh.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ bằng gạch nguyên vẹn từ thời nhà Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) đã được phát hiện ở làng Hexitou, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ lớn nhất, cao cấp nhất thời nhà Chu

Thanh Hà |

Mộ cổ lớn nhất, cấp cao nhất và có cấu trúc phức tạp nhất từ ​​thời nhà Chu cổ đại đã được Trung Quốc khai quật.

Mộ cổ Trung Quốc 700 năm hé lộ vị thế của thái giám quyền lực triều Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ thời nhà Minh được bảo tồn rất tốt mang tới những hiểu biết mới về quyền lực của các thái giám cấp cao Trung Quốc từ 700 năm trước.

Trung Quốc sắp mở cửa cho khách tham quan 15 ngôi mộ cổ

Ngọc Vân |

Bảo tàng lăng mộ dưới lòng đất đầu tiên ở Tân Cương, Trung Quốc sẽ khai trương vào tháng 4.2024, giới thiệu với công chúng 15 ngôi mộ cổ.

Khai quật mộ cổ 1.200 năm chứa đầy vàng

Ngọc Vân |

Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ cổ 1.200 năm tuổi của một lãnh chúa chứa bộ sưu tập vàng khá lớn.