Bị lãng quên, quần thể mộ cổ Hoàng gia có nguy cơ biến mất

KỲ QUAN |

Đó là một quần thể những ngôi mộ cổ bề thế còn gần như nguyên vẹn dù đã trải qua trên dưới 200 năm, bên dưới các ngôi mộ là những tên tuổi ít nhiều gắn với dòng chảy lịch sử dân tộc, với các triều Vua nhà Nguyễn và với công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam. Vậy mà các ngôi mộ rất có giá trị lịch sử - kiến trúc - văn hóa ấy đang bị lãng quên và có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trên vùng đất Tây Nam Bộ, nơi những công trình kiến trúc có niên đại trăm năm rất quý hiếm.

Nơi phát tích một “Hoàng tộc”

Từ TPHCM theo QL50 đi về phía Nam khoảng 50km là tới TP Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang. Trước khi vào trung tâm thành phố, du khách bắt gặp một biển chỉ dẫn vào “Lăng Hoàng gia” thuộc khu phố Lăng Hoàng Gia, phường Long Hưng, TP Gò Công, một Di tích lịch sử cấp quốc gia, điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang.

Theo các nguồn sử liệu, vào khoảng giữa thế kỷ 17, các lưu dân miền Trung đã sử dụng ghe bầu men theo bờ biển vào khai khẩn vùng Tây Nam Bộ ngày nay. Họ vào cửa Tiểu, cửa Đại (2 nhánh của sông Cửu Long), đến vùng Gò Công (ngày nay là TP Gò Công và 2 huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, đều thuộc tỉnh Tiền Giang), Mỹ Tho, Cái Bè..., nơi còn là rừng rậm với nhiều thú dữ. Đi tới đâu, người Việt khai phá rừng hoang đến đó, định cư lập ấp và sản xuất nông nghiệp.

Ông Phạm Đăng Dinh (1705 - 1776) vốn là người giỏi chữ Nho và nghề Y, là một trong những người đầu tiên từ Quảng Ngãi vào khai hoang vùng đất Gò Công. Thời ấy dọc theo sông Tiền có những gò cát cao ráo so với vùng đất trũng xung quanh, người dân gọi là “giồng”. Ông Phạm Đăng Dinh dừng chân ở giồng Sơn Quy (do gò cát cao giống mai rùa) khai khẩn đất hoang.

Ông Phạm Đăng Dinh có người con Phạm Đăng Long (1730 - 1798) bản tính thông minh, ham học, mở trường dạy học ở giồng Sơn Quy. Ông Phạm Đăng Long có người con là Phạm Đăng Hưng (1764 - 1825) thi đỗ Tam trường (trường thi Gia Định) năm 20 tuổi, được triều đình bổ làm Lễ sinh ở Phủ, sau đó được thăng Lại bộ Tham tri. Đến năm 1824 được sắc phong Lễ bộ Thượng thư, là đại thần triều Nguyễn nổi tiếng văn tài và hiền đức. Ông có 4 người con làm quan to trong triều Nguyễn.

Vua Minh Mạng kết thông gia gả công chúa Quy Đức cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật và phong chức Phò mã Đô úy. Vua Minh Mạng cũng tuyển và tác hợp con gái của ông là Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ) cho Hoàng tử Miên Tông, sau là vua Thiệu Trị. Là mẹ ruột của Vua Tự Đức, Hoàng thái hậu Từ Dũ với đức độ hơn người mãi lưu danh hậu thế và làm rạng danh vùng đất Gò Công.

Lăng Hoàng gia và Quần thể mộ cổ bị lãng quên

Năm 1825, ông Phạm Đăng Hưng bệnh mất, linh cữu được đưa về an táng tại giồng Sơn Quy. Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1826, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, trên phần đất rộng 3.000m2, ngay trên nền nhà cũ của dòng họ Phạm Đăng.

Các nghệ nhân tài hoa bậc nhất chuyên xây dựng lăng tẩm, cung đình từ Huế được đưa vào cùng với nghệ nhân địa phương xây dựng nên công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách cung đình. Sau ngày đất nước thống nhất, từ đường họ Phạm Đăng (Lăng Hoàng gia) đã được giao cho Nhà nước quản lý, trở thành địa điểm tham quan ưa thích của người dân địa phương và du khách gần xa.

Trong Lăng Hoàng gia, ngôi mộ bề thế của ông Phạm Đăng Hưng có vị trí đặc biệt khi chứa đựng trong ấy nhiều giá trị văn hóa - lịch sử - kiến trúc độc đáo. Nhưng trong quần thể Giồng Sơn Quy, còn có nhiều ngôi mộ cổ hơn, lớn hơn, của cha mẹ, ông bà ông Phạm Đăng Hưng, cùng những ngôi mộ tương đương hoặc nhỏ hơn của con cháu ông, hầu hết đều còn khá nguyên vẹn.

Giống như mộ ông Phạm Đăng Hưng, quần thể mộ họ Phạm Đăng tại ấp Lăng Hoàng Gia đều rất đẹp về thẩm mỹ và độc đáo về kiến trúc, thể hiện phong cách hoàng gia. Quần thể mộ nói trên có ngôi nằm ngay bên ngoài tường rào Lăng Hoàng gia (rộng 3.000m2) hiện nay, còn lại cách Lăng Hoàng gia đôi ba trăm mét đến khoảng 1.000m.

Vùng đất đặc quyền của dòng họ Phạm Đăng (100 mẫu ruộng) qua bao biến thiên của lịch sử nay bị xé manh mún thuộc quyền sở hữu của hàng trăm hộ dân trong vùng. Hầu hết các ngôi mộ đều nằm trong vườn nhà của các hộ dân, người bên ngoài muốn vào xem cũng không được nếu như chủ đất không đồng ý. Nhiều ngôi mộ bị cây dại phủ kín hoặc nằm cạnh nhà vệ sinh, chuồng chăn nuôi của chủ nhà... Ngay cả mộ mẹ ông Phạm Đăng Hưng (bà nội bà Từ Dũ) và vợ ông Phạm Đăng Hưng (mẹ bà Từ Dũ) cũng chịu cùng hoàn cảnh.

Đau lòng hơn, các ngôi mộ cổ có nguy cơ bị đào bới, như trường hợp 2 ngôi mộ của cháu ông Phạm Đăng Hưng là Phạm Đăng Hựu mất năm 1841 và Phạm Đăng Đạt mất năm 1860, nằm cách mộ ông Phạm Đăng Dinh vài chục mét, đã tồn tại trên 160 năm nhưng mới bị chủ đất đào bới di dời đi mất.

Theo tìm hiểu của người viết, trên vùng đất Tây Nam Bộ hiện còn 2 quần thể mộ cổ rất có giá trị, đó là khu mộ họ Mạc ở TP Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) gắn liền với tên tuổi Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và khu mộ cổ họ Phạm Đăng ở TP Gò Công gắn liền với tên tuổi ông Phạm Đăng Hưng, Từ Dũ, kể cả Vua Tự Đức...

Khu mộ họ Phạm Đăng có niên đại ngắn hơn khu mộ họ Mạc khoảng 20 năm, còn về quy mô, bề thế khu mộ họ Phạm Đăng ở Gò Công vượt xa khu mộ họ Mạc ở Hà Tiên. Mỗi ngôi mộ họ Mạc ở Hà Tiên rộng vài chục mét vuông, còn mỗi ngôi mộ họ Phạm Đăng ở Gò Công rộng cả trăm mét vuông với tường thành bao quanh.

Nhưng nếu như khu mộ cổ họ Mạc ở Hà Tiên đang được bảo quản tốt, trở thành giá trị văn hóa - lịch sử đích thực và phục vụ hiệu quả du lịch địa phương thì khu mộ cổ họ Phạm Đăng ở Gò Công đang bị lãng quên và có nguy cơ biến mất dần.

Ngày 2.12.1992, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận Khu lăng mộ Hoàng gia là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. “Lăng Hoàng gia” quá nổi tiếng nên từ lâu đã trở thành địa danh, ngày trước là ấp Lăng Hoàng Gia (thuộc xã Long Hưng, TX Gò Công), nay là khu phố Lăng Hoàng Gia thuộc phường Long Hưng, TP Gò Công.

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Thế giới 24h: Giá vàng giảm mạnh, Trung Quốc phát hiện mộ cổ

Nhóm PV |

Tin tức thế giới mới nhất ngày 6.5: Nguyên nhân giá vàng thế giới giảm mạnh; Nga tổng duyệt cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng; Các chủ nợ hối thúc Ukraina trả tiền; Thông tin mới về tìm kiếm máy bay MH370; Trung Quốc phát hiện mộ cổ thời nhà Minh.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ bằng gạch nguyên vẹn từ thời nhà Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) đã được phát hiện ở làng Hexitou, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ lớn nhất, cao cấp nhất thời nhà Chu

Thanh Hà |

Mộ cổ lớn nhất, cấp cao nhất và có cấu trúc phức tạp nhất từ ​​thời nhà Chu cổ đại đã được Trung Quốc khai quật.

Mộ cổ Trung Quốc 700 năm hé lộ vị thế của thái giám quyền lực triều Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ thời nhà Minh được bảo tồn rất tốt mang tới những hiểu biết mới về quyền lực của các thái giám cấp cao Trung Quốc từ 700 năm trước.

Trung Quốc sắp mở cửa cho khách tham quan 15 ngôi mộ cổ

Ngọc Vân |

Bảo tàng lăng mộ dưới lòng đất đầu tiên ở Tân Cương, Trung Quốc sẽ khai trương vào tháng 4.2024, giới thiệu với công chúng 15 ngôi mộ cổ.

Khai quật mộ cổ 1.200 năm chứa đầy vàng

Ngọc Vân |

Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ cổ 1.200 năm tuổi của một lãnh chúa chứa bộ sưu tập vàng khá lớn.

Khai quật 168 mộ cổ ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Có 168 mộ cổ được khai quật gần đây ở Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Thế giới 24h: Giá vàng giảm mạnh, Trung Quốc phát hiện mộ cổ

Nhóm PV |

Tin tức thế giới mới nhất ngày 6.5: Nguyên nhân giá vàng thế giới giảm mạnh; Nga tổng duyệt cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng; Các chủ nợ hối thúc Ukraina trả tiền; Thông tin mới về tìm kiếm máy bay MH370; Trung Quốc phát hiện mộ cổ thời nhà Minh.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ bằng gạch nguyên vẹn từ thời nhà Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) đã được phát hiện ở làng Hexitou, tỉnh Sơn Tây, phía bắc Trung Quốc.

Trung Quốc phát hiện mộ cổ lớn nhất, cao cấp nhất thời nhà Chu

Thanh Hà |

Mộ cổ lớn nhất, cấp cao nhất và có cấu trúc phức tạp nhất từ ​​thời nhà Chu cổ đại đã được Trung Quốc khai quật.

Mộ cổ Trung Quốc 700 năm hé lộ vị thế của thái giám quyền lực triều Minh

Thanh Hà |

Mộ cổ thời nhà Minh được bảo tồn rất tốt mang tới những hiểu biết mới về quyền lực của các thái giám cấp cao Trung Quốc từ 700 năm trước.

Trung Quốc sắp mở cửa cho khách tham quan 15 ngôi mộ cổ

Ngọc Vân |

Bảo tàng lăng mộ dưới lòng đất đầu tiên ở Tân Cương, Trung Quốc sẽ khai trương vào tháng 4.2024, giới thiệu với công chúng 15 ngôi mộ cổ.

Khai quật mộ cổ 1.200 năm chứa đầy vàng

Ngọc Vân |

Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ cổ 1.200 năm tuổi của một lãnh chúa chứa bộ sưu tập vàng khá lớn.

Khai quật 168 mộ cổ ở Trung Quốc

Thanh Hà |

Có 168 mộ cổ được khai quật gần đây ở Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc.