Khi văn bản tuýt còi bị tuýt còi

Anh Đào |

Ngay sau khi Bộ GTVT “tuýt còi” dịch vụ đi chung xe của Uber, Grab, Bộ Tư pháp liền “tuýt còi” cái văn bản “tuýt còi” này vì cho rằng quy định này không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải... Câu chuyện một lần nữa cho thấy sự bất cập trong tư duy quản lý chứ không thuần tuý nằm ở kỹ thuật ban hành văn bản quy phạm.

Trở lại ít năm trước, khi đưa ra đề xuất xe ôtô vào nội đô phải đi đủ số người (chẳng hạn xe 5 chỗ phải đủ 5 người), những người quản lý đã nói tới lợi ích tiết kiệm, như kiểu lo cho dân, bên cạnh mục tiêu chính là hạn chế ôtô vào nội thành để chống ùn tắc.

Khi ấy, những ý kiến phản đối đa phần đều đặt vấn đề đại loại làm sao mà gom cho đủ người, chẳng lẽ lại sẽ sinh ra một nghề mới là ngồi thuê... Quy định ấy tất nhiên không thể ban hành và nó được nhớ mãi, như một minh chứng cho sự oái oăm của những đề xuất kiểu “ngồi trên trời làm chính sách”.

Song khi Uber và Grab, với chỉ một phần mềm kết nối, quản lý rất đơn giản để giải bài toán đi chung xe bế tắc năm xưa thì Bộ GTVT lại tuýt còi. Và cái lý của văn bản tuýt còi này, thật kỳ lạ và không thể lý giải, lại là “đảm bảo quyền lợi cho hành khách”.

Tại sao Bộ GTVT lại quản lý nhân danh việc bảo vệ quyền lợi mà mỗi người dân đều định lượng, đều tự quyết được? Rất khó để trả lời. Khó như việc tưởng như đơn giản là trả lời câu hỏi khái niệm quyền lợi của dân.

Đúng hơn, có lẽ là tư duy quản lý "không quản được thì cấm", chưa biết là gì thì cứ cấm cho... an toàn. 

Với việc văn bản tuýt còi bị tuýt còi, một lần nữa lại cho thấy chất lượng ban hành văn bản rất “có vấn đề”. Mà chuyện buộc đi chung để bảo vệ quyền lợi hay cấm đi chung cũng vì bảo vệ quyền lợi cho dân cho thấy sự khác biệt trong việc tư duy quyền lợi của dân. Và cả sự sợ hãi của quản lý trước những cái mới, cái hay, cái tiến bộ. Sợ hãi, lo ngại chỉ vì nó mới, nó khác mình, chỉ vì mình không quản lý được, vì không có lợi ích trong đó.

Và cái lý nhà nước chỉ đúng, văn bản quản lý chỉ được chấp nhận khi những người ban hành văn bản luật đặt mình vào vị trí của người dân, của doanh nghiệp để lý giải về chuyện bảo vệ quyền lợi cho họ. 

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Bộ Giao thông “nghĩ lại việc cấm cửa” dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber

Khánh Hoà |

Trước những ưu điểm của dịch vụ đi chung xe, dường như Bộ GTVT đang có ý “nghĩ lại” về quyết định cấm cửa dịch vụ này.

Cấm dịch vụ đi chung Grab, Uber là trái luật?

Bảo Thắng |

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã ban hành văn bản về việc cấm áp dụng hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng, với lý do để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, cơ quan quản lý đã nói ngược và đây là văn bản có dấu hiệu trái luật.

Hà Nội: Cấm Uber, Grab thực hiện dịch vụ đi chung xe

Vương Trần |

Văn phòng UBND TP.Hà Nội vừa có công văn đề nghị Sở GTVT nghiên cứu, đề xuất về việc cấm hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng (các dịch vụ GrabShare và UberPOOL)

Cầu thủ Việt Nam và thử thách xuất ngoại

AN NGUYÊN |

Văn Toàn, Quang Hải, Công Phượng và Huỳnh Như là những cầu thủ tiếp tục hành trình xuất ngoại nhiều thử thách trong năm mới 2023.

Trở lại Hà Nội sau Tết Quý Mão, hành trang gói ghém của bạn trẻ có gì?

PHÙNG LINH |

“Mang thêm nữa đi con!” và rồi bánh chưng, giò lụa, nước ngọt, bánh kẹo, rau củ... được chất đầy trên hành trang của những người con rời quê về thành phố bắt đầu nhịp sống thường nhật sau Tết Nguyên đán.

Hết Tết, cha mẹ thông thái làm gì với lì xì của con?

Thúy Ngọc |

Mỗi gia đình lại có một cách ứng xử riêng với lì xì từ dùng để chi tiêu hàng ngày đến tiết kiệm, nhưng cha mẹ thông thái sẽ để con cái tự quyết.

Chật vật mua vé xe trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết

HỮU CHÁNH |

Nghệ An - Nhiều hãng xe chạy tuyến cố định Nghệ An - Hà Nội đã thông báo hết vé. Người dân phải chật vật mới mua được tấm vé để trở lại thành phố làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Người Việt đẹp hơn

Nguyễn Thị Ngọc Hải |

“Ăn cho mình, mặc cho người” - câu của người xưa, mặc đẹp cho người ngắm giờ không hoàn toàn đúng nữa rồi. Người Việt mình ngày càng sành điệu cả ăn lẫn  mặc. Thật đúng, “Ăn đã tinh, mặc đã khôn”...

Bộ Giao thông “nghĩ lại việc cấm cửa” dịch vụ đi chung xe của Grab, Uber

Khánh Hoà |

Trước những ưu điểm của dịch vụ đi chung xe, dường như Bộ GTVT đang có ý “nghĩ lại” về quyết định cấm cửa dịch vụ này.

Cấm dịch vụ đi chung Grab, Uber là trái luật?

Bảo Thắng |

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội đã ban hành văn bản về việc cấm áp dụng hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng, với lý do để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý cho rằng, cơ quan quản lý đã nói ngược và đây là văn bản có dấu hiệu trái luật.

Hà Nội: Cấm Uber, Grab thực hiện dịch vụ đi chung xe

Vương Trần |

Văn phòng UBND TP.Hà Nội vừa có công văn đề nghị Sở GTVT nghiên cứu, đề xuất về việc cấm hình thức đi chung xe đối với xe hợp đồng (các dịch vụ GrabShare và UberPOOL)