Giải khát cho miền Tây chưa đủ, cần một chiến lược “sống chung với hạn mặn”

Lê Thanh Phong |

Hình ảnh người dân một số địa phương Đồng bằng sông Cửu Long xách từng can nhựa đi chở nước sạch cho thấy vùng đất này đang trong tình trạng khát nước dữ dội. Người khát, cây trồng cũng khát, bao nhiêu nước ở sông suối đã bị vét cạn để phục vụ sản xuất. Nhưng trước mắt, hạn mặn còn đe dọa kéo dài ở những tháng hè dài.

Nỗi lo về khát chỉ một phần, còn lại là mối nguy xâm nhập mặn cận kề, nhiều nội đồng vùng bị mặn nhập sâu tới 50-70km. Hậu quả của nhiễm mặn sâu không chỉ một mùa là thau rửa sạch được, ảnh hưởng nặng nề đến nuôi trồng, canh tác. Nhiều vuông tôm ở Kiên Giang thành “tôm khô”, các tỉnh khác cũng tương tự. Còn nữa, cùng với hạn mặn là sụt lún, sạt lở, các loại thiên tai này tấn công dồn dập, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Sông suối cạn nước, rừng khô cỏ cháy, rất dễ xảy ra hỏa hoạn. Cháy trong lúc thiếu nước này quả thực là một đòn bồi của thiên tai, vụ cháy rừng ở Cà Mau là một tiếng cảnh báo cho các địa phương khác.

Có niềm vui trong lúc này là nhiều tổ chức, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ quân đội hỗ trợ vận chuyển, cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn mặn, kể cả hải đảo xa xôi. Nhưng những sự hỗ trợ này chỉ tạm thời, khó có thể đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt. Trong lúc khan hiếm nước, chính quyền kêu gọi cộng đồng tiết kiệm, sử dụng nước ngọt có hiệu quả.

Thiếu nước có tác động tiêu cực đến đời sống người dân, dễ sinh bệnh tật. Chính quyền phải có những khuyến cáo, hướng dẫn người dân sinh hoạt vệ sinh, xử lý đúng tiêu chuẩn các nguồn nước từ ao hồ, phòng các bệnh lây nhiễm qua đường nước.

Hạn mặn đã tấn công nhiều đợt vào Đồng bằng sông Cửu Long, với những cảnh báo về biến đổi khí hậu, nước biển dâng, sắp tới vùng đất này còn gánh chịu thiên tai nặng nề hơn. Cho nên, cần có một chiến lược phòng chống hạn mặn, sạt lở lâu dài, ổn định.

Làm việc với một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về tình trạng hạn mặn mùa khô năm nay ngày 7.4 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo, về lâu dài, thiên tai hạn mặn ngày càng cực đoan do thiếu nước ở thượng nguồn, người dân nên chủ động trữ nước với tinh thần "sống chung với hạn mặn". Địa phương tính toán kết nối các nhà máy để đưa nước sạch về cho người dân, bố trí lại địa bàn dân cư cho phù hợp.

Đầu tư một hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân, hạn chế tối đa khai thác nước ngầm, đó cũng là chủ động nguồn nước và chống sụt lún.

Lê Thanh Phong
TIN LIÊN QUAN

Ấm lòng những xe tải chở nước sạch cho người dân vùng hạn mặn Long An

An Long |

Long An - Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại huyện Tân Trụ, lực lượng vũ trang tỉnh đã kịp thời điều động xe tải nước miễn phí giúp bà con vượt qua mùa hạn mặn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn chuyển đổi số trong ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Kết luận về công tác phòng chống hạn mặn ngày 7.4, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý, cần có tầm nhìn mới đối với cả Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và đặt trên bối cảnh tình hình sẽ thiếu lượng nước thượng nguồn, do đó cần có giải pháp căn cơ hơn, đồng bộ trên toàn vùng.

Hạn mặn bủa vây, kéo dài, người dân Bến Tre thiếu nước ngọt trầm trọng

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, nhà máy nước bị nhiễm mặn, người dân sinh sống ở một số nơi thuộc Tiền Giang, Bến Tre thiếu nước ngọt trầm trọng. Thậm chí, đến nước mặn dưới kênh cũng được tận dụng.

Thế lực nào đang thao túng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội?

Nhóm PV |

Như Lao Động đã đưa tin, dù có quyết định của Thủ tướng, văn bản đôn đốc của các bộ, ngành nhưng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vẫn không thành lập Hội đồng trường. Nhiều nhà đầu tư cho rằng có một nhóm thế lực đang thao túng trường.

Điều tra một công nhân tử vong tại dự án đường kết nối sân bay Long Thành

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 16.4, Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc nghi tai nạn lao động xảy ra tại công trường xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Long Thành (huyện Long Thành) khiến một công nhân tử vong.

Cận cảnh tuyến cao tốc 11.024 tỉ đồng ở Lạng Sơn sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Vĩnh Hoàng - Anh Huy |

Dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) có tổng mức đầu tư 11.024 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước gần 5.500 tỉ đồng. Tuyến cao tốc này sẽ được hoàn thiện vào năm 2026.

Vào công trường khoan núi vá hầm đường sắt Bãi Gió

Hữu Long - Hoài Luân |

Khánh Hòa - Nhận định địa chất xung quanh hầm đường sắt Bãi Gió phức tạp nên lực lượng chức năng quyết định khoan núi, đổ bêtông từ trên xuống để gia cố vỏ hầm. Nếu thành công, ngành đường sắt sẽ thông tuyến Bắc-Nam trong vài ngày tới.

Vợ chồng Tổng thống Mỹ công khai thu nhập

Khánh Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill Biden công bố hồ sơ thuế năm 2023, tiếp nối truyền thống công khai thu nhập - vốn tạm gián đoạn dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.

Ấm lòng những xe tải chở nước sạch cho người dân vùng hạn mặn Long An

An Long |

Long An - Trước tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại huyện Tân Trụ, lực lượng vũ trang tỉnh đã kịp thời điều động xe tải nước miễn phí giúp bà con vượt qua mùa hạn mặn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu gắn chuyển đổi số trong ứng phó hạn mặn

Thành Nhân |

Kết luận về công tác phòng chống hạn mặn ngày 7.4, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý, cần có tầm nhìn mới đối với cả Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và đặt trên bối cảnh tình hình sẽ thiếu lượng nước thượng nguồn, do đó cần có giải pháp căn cơ hơn, đồng bộ trên toàn vùng.

Hạn mặn bủa vây, kéo dài, người dân Bến Tre thiếu nước ngọt trầm trọng

Thành Nhân |

Hạn mặn kéo dài, nhà máy nước bị nhiễm mặn, người dân sinh sống ở một số nơi thuộc Tiền Giang, Bến Tre thiếu nước ngọt trầm trọng. Thậm chí, đến nước mặn dưới kênh cũng được tận dụng.