Đừng cố hiểu sai bức tượng "Người đàn ông cúi chào"

Hoàng Văn Minh |

Cuối cùng thì bức tượng “Người đàn ông cúi chào” của nhà điêu khắc người Hàn Quốc Yoo Young Ho cũng được yên vị bên bờ sông Hương của Huế, nhưng tranh cãi về nó vẫn còn chưa dứt.

Sau hơn 3 năm “hoãn binh” để cân nhắc, lắng nghe ý kiến, mới đây, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định tiếp nhận và cho đặt bức tượng “Người đàn ông cúi chào” (tiếng Anh: Greetingman; tiếng Hàn: 그리팅맨) – một dự án nghệ thuật cộng đồng hiện đại của nhà điêu khắc người Hàn Quốc Yoo Young Ho ở công viên bờ Nam sông Hương.

Bức tượng “Người đàn ông cúi chào” tại công viên ở bờ Nam sông Hương, thành phố Huế. Ảnh: Tường Minh
Bức tượng “Người đàn ông cúi chào” tại công viên ở bờ Nam sông Hương, thành phố Huế. Ảnh: Tường Minh

Đây là bức tượng do Thị trưởng thành phố Namyangju (tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc) tặng thành phố Huế nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt - Hàn.

Theo nhà điêu khắc Yoo Young Ho, “Người đàn ông cúi đầu” hay "Greetingman" khắc họa hình tượng một người đàn ông cao 6m, đứng trong tư thế cúi đầu chào. Hình tượng này biểu trưng cho sự gặp gỡ, tôn trọng, thán phục, hòa giải và hòa bình.

Riêng nước da màu xanh dương của tượng mang ý nghĩa không định kiến sắc tộc, khỏa thân có nghĩa không phân biệt sang hèn. Thông điệp là hòa bình và hòa giải vượt qua mọi giới hạn giữa các nền văn hóa và sắc tộc khác nhau.

Cho đến nay, bức tượng Greetingman đã được lắp đặt tại hơn mười địa điểm trên khắp thế giới. Bức tượng sẽ tiếp tục được phổ biến ở nhiều nơi trên trái đất, thúc đẩy giao tiếp, tôn trọng và khiêm tốn, đồng thời truyền bá thông điệp hòa bình dưới bất kỳ hình thức chào hỏi nào.

"Chào hỏi là sự khởi đầu của tất cả các mối quan hệ" - trang web của dự án Greetingman dẫn lời Yoo Young Ho cho biết: “Đây là một dự án nghệ thuật cộng đồng, hiện đại, có sự tương tác với công chúng. Ví như khi thấy tượng cúi chào thì công chúng sẽ cúi chào lại bức tượng” - Yoo Young Ho phát biểu trên trang web của dự án và đặt câu hỏi: “Bạn sẽ có cảm giác thế nào khi có một người khổng lồ cúi chào mình?”.

Câu trả lời từ Huế và Việt Nam, xuất hiện trên báo chí và mạng xã hội là: Nhiều ý kiến chia sẻ theo hướng đồng thuận với việc lắp đặt tượng tại công viên bờ Nam sông Hương, “để Huế phải khác đi, Huế luôn luôn mới” như một câu slogan thịnh hành từ nhiều năm nay.

Nhưng cũng nhiều người ở Huế và từ khắp nơi trên cả nước cũng có ý kiến khác, theo cách đặt vấn đề một bức tượng loã thể như vậy xuất hiện ở Huế Cố đô, vốn khiêm cung, gia giáo là thiếu phù hợp.

Nhiều ý kiến nhân danh bảo tồn những giá trị của văn hóa nói chung, văn hóa Cố đô Huế nói riêng, nhưng muốn thể hiện giá trị hiểu biết của cá nhân mình, hơn là cố gắng tìm hiểu ngọn nguồn câu chuyện và xa hơn nữa là giá trị của nghệ thuật và thẩm mỹ nói chung, vô tình đã quá đà trong phán xét.

“Huế luôn luôn mới” là một câu slogan đầy khát khao thay đổi của chính quyền và người dân. Thế nhưng Huế sẽ còn lâu mới mới được, nếu để bức tượng “Người đàn ông cúi chào” bị những tư duy bó hẹp và cũ mòn... chào thua!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Tượng đồng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sắp được đưa về Huế

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Bức tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm bằng chất liệu đồng cao 1,7m được một doanh nhân ở TP. Hồ Chí Minh có nhã ý tặng cho TP. Huế với hi vọng để người mến mộ có thể dừng chân ngắm, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của người nhạc sĩ tài hoa.

Chuyện thu hồi tượng người trước Đại Nội Huế và bài học ứng xử với di sản

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ việc thu hồi những bức tượng người đặt trước Đại Nội Huế vì phản ứng dữ dội từ dư luận; hay ý tưởng về phương án xây dựng cầu gỗ bắc qua Hộ Thành hào, kết nối đường Trần Huy Liệu với khu vực Thượng thành để đi vào Đại Nội, điều này cho thấy, các nhà quản lý phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng khi "đụng" đến Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.

Tranh cãi về căn cứ để thu phí cao tốc đường bộ do nhà nước đầu tư

Hiếu Anh |

Vấn đề thu phí cao tốc đường bộ do nhà nước đầu tư đang gây nhiều tranh cãi.

Cao ủy EU bày cách kết thúc xung đột Nga - Ukraina trong vài ngày

Song Minh |

Cao ủy EU về chính sách đối ngoại tuyên bố biết cách kết thúc xung đột Nga - Ukraina "ngay lập tức".

Người vào Hội An vãn cảnh, ăn uống... thì không buộc mua vé tham quan

Hoàng Bin |

Quảng Nam - “Hội An sẽ tập trung kiểm soát khách theo đoàn, đối với khách đi dạo, vãn cảnh, ăn uống, chụp hình cưới thì không phải mua vé tham quan từ sau ngày 15.5 tới đây" - đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND TP Hội An.

Ký cấp đất dự án sân golf FLC không đúng, nhiều cán bộ bị kỷ luật

THANH TUẤN |

Ngày 11.5, tin từ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai cho biết, vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 34, thông báo kết quả kiểm tra xử lý kỷ luật một số cán bộ công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) của tỉnh.

Tài xế than xe hết đăng kiểm không lưu hành vẫn phải đóng phí đường bộ

LÂM ANH |

Hành trình đăng kiểm phương tiện vẫn còn rất nhiều khó khăn với các tài xế, chủ xe bởi hiện nay, thay vì xếp hàng ở trung tâm đăng kiểm, họ phải chờ cả tháng hoặc nhiều tháng mới đến lượt. Dù xe ôtô nằm nhà, không thể lưu hành và kinh doanh, họ vẫn phải đóng phí đường bộ khi đi đăng kiểm.

Tượng đồng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sắp được đưa về Huế

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Bức tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm bằng chất liệu đồng cao 1,7m được một doanh nhân ở TP. Hồ Chí Minh có nhã ý tặng cho TP. Huế với hi vọng để người mến mộ có thể dừng chân ngắm, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của người nhạc sĩ tài hoa.

Chuyện thu hồi tượng người trước Đại Nội Huế và bài học ứng xử với di sản

PHÚC ĐẠT |

THỪA THIÊN HUẾ - Từ việc thu hồi những bức tượng người đặt trước Đại Nội Huế vì phản ứng dữ dội từ dư luận; hay ý tưởng về phương án xây dựng cầu gỗ bắc qua Hộ Thành hào, kết nối đường Trần Huy Liệu với khu vực Thượng thành để đi vào Đại Nội, điều này cho thấy, các nhà quản lý phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng khi "đụng" đến Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới.

Thu hồi những bức tượng người trong Đại Nội Huế: Thử nghiệm thừa thãi?

Tường Minh |

Việc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho thu hồi số tượng người đặt trên cầu Kim Thủy dẫn vào Ngọ môn Huế sau khi có ý kiến phản đối của dư luận cho thấy trung tâm này đang hành xử với di sản theo kiểu thừa giấy vẽ voi.