Để doanh nghiệp chủ động, tự nguyện vì người lao động

Hoàng Lâm |

Những túi quà Tết được xếp gọn gàng, buộc sẵn lên xe máy của công nhân trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với người lao động thuộc Công ty Tân Đệ (tỉnh Thái Bình). Mỗi suất quà có giá trị khoảng 1,8 triệu đồng gồm 12 món thực phẩm, gia vị, đồ uống thiết yếu. Với hàng chục nghìn lao động, số tiền quà Tết cho công nhân lên đến vài chục tỉ đồng.

Nhưng điều mà chính người lao động ở đây vui, muốn gắn bó lâu dài cùng nhà máy không chỉ là giá trị món quà mà là cách tặng quà. Cách cho hơn của đem cho. Nó thể hiện sự trân trọng của doanh nghiệp, công đoàn cơ sở đối với công sức của người lao động. Như một sự tri ân.

Tất nhiên, gói quà Tết chỉ là một phần trong khái niệm “vì người lao động”. Nó còn là nỗ lực tạo ra môi trường làm việc thân thiện, an toàn, là đồng lương luôn được đảm bảo, là những cam kết trong thỏa ước lao động tập thể luôn được thực hiện công khai, minh bạch, là tạo cơ hội để người lao động được học tập nâng cao tay nghề, hưởng thụ những giá trị văn hóa, tinh thần…

Trên khắp đất nước, có hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp có những sáng tạo, đổi mới để đảm bảo quyền và lợi ích đối với người lao động mà Công ty Tân Đệ chỉ là một điển hình về sự đổi mới.

Quan hệ lao động là quan hệ hai chiều. Doanh nghiệp vì người lao động thì người lao động cũng vì doanh nghiệp. Thiếu một trong hai yếu tố, tính cân bằng sẽ bị phá vỡ.

Giá trị các mặt hàng, đặc biệt là những mặt hàng xuất khẩu thì việc chăm lo, bảo vệ, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động cũng là một yếu tố rất quan trọng để ký kết đơn hàng.

Trong câu chuyện thiếu đơn hàng khiến người lao động nghỉ việc diễn ra từ đầu năm, có một điểm đáng chú ý là: doanh nghiệp nào đầu tư, vì người lao động nhiều lại có đơn hàng ổn định.

Nghị quyết số 41-NQ/TW, ngày 10.10.2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới cũng đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ cho lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân: “Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, thực chất giữa doanh nghiệp và người lao động, đẩy mạnh ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người lao động; định kỳ tổ chức đối thoại, hội nghị người lao động trong doanh nghiệp. Quan tâm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là về tiêu chuẩn, an toàn lao động, an sinh, phúc lợi xã hội, dân chủ ở cơ sở, hạn chế tối đa tranh chấp lao động. Tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò cầu nối giữa người lao động với doanh nhân, doanh nghiệp; phối hợp phát triển doanh nghiệp, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội”.

“Vì người lao động” cần trở thành một phong trào rộng khắp trên cơ sở tự nguyện và chủ động của doanh nghiệp. Bởi lẽ chăm lo, đầu tư cho người lao động cũng chính là đầu tư vào giá trị của doanh nghiệp mang lại hiệu quả rất thiết thực cho doanh nghiệp tạo ra sự ổn định bền vững và phát triển.

Đó cũng chính là thông điệp của Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023 từ đó tìm ra những điển hình, những cách làm hay, những sáng tạo tốt để chăm lo tốt hơn cho người lao động, tạo ra sức mạnh nội sinh của dân tộc, sức mạnh của đất nước, góp phần để vươn tới các mục tiêu to lớn đã đề ra.

Hoàng Lâm
TIN LIÊN QUAN

Phong trào “Doanh nghiệp vì người lao động” được quan tâm, thúc đẩy

Hà Anh |

Hiện tại, Công đoàn Dệt may Việt Nam quản lý 116 công đoàn cơ sở, địa bàn trải dài trên cả nước. Tổng số 109.542 đoàn viên công đoàn/116.286 công nhân viên chức lao động (trong đó đoàn viên nữ là 76.610 người, chiếm tỉ lệ 70%).

Vietcombank khẳng định thương hiệu "Doanh nghiệp vì người lao động"

Minh Ánh |

Là đơn vị 7 lần liên tiếp được bình chọn “Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” và 3 lần liên tiếp được trao giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”, Công đoàn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn ý thức được vai trò của công đoàn trong chặng đường tạo dựng và phát triển thương hiệu "doanh nghiệp vì người lao động".

Công nhân quá lứa nặng nỗi lo bị bỏ rơi trước làn sóng sa thải

Phương Thảo - Hoài Luân |

Bên cạnh những trăn trở về mức thu nhập, làn sóng sa thải nhân sự đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều công nhân lao động “quá lứa”, không còn nằm trong độ tuổi ưu tiên tuyển dụng. Bởi, cứ qua một năm gắn bó với doanh nghiệp, họ lại càng dễ trở thành đối tượng bị gọi tên mỗi khi công ty tính chuyện “thay máu” lao động.

Căn biệt thự xa hoa ở Bắc Ninh nơi 17 nam, nữ tổ chức tiệc ma tuý

Vân Trường - Vĩnh Hoàng |

Bắc Ninh - Căn biệt thự, nơi 17 nam, nữ tổ chức tiệc ma tuý giữa đêm, được thiết kế theo kiến trúc lâu đài, bên trong có hồ cá, tiểu cảnh, có 4 lớp cửa và lắp đặt hệ thống camera giám sát xung quanh 24/24 giờ.

Khởi tố 104 bị can trong chống dịch COVID-19, tập trung xử lý vụ Việt Á

PHẠM ĐÔNG |

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến cho biết, lực lượng đã tập trung điều tra, xử lý các hành vi lợi dụng chính sách phòng chống dịch bệnh COVID-19 để tham nhũng tiêu cực, đặc biệt là các vụ mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã chỉ đạo, như vụ án Việt Á.

Thi đọ sắc của các loài mèo quý tộc, có con trị giá 300 triệu đồng

Mỹ Lệ - Anh Tú |

TPHCM - Với sự quy tụ của gần 90 chú mèo thuần chủng đến từ khắp đất nước Việt Nam và các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Philippines…, cuộc thi mèo đẹp tại TPHCM được tổ chức vào ngày 28-29.10 được coi là cuộc thi mèo lớn nhất trong năm của Việt Nam. Tại đây, hội tụ đa dạng các giống mèo như: Bengal, main cool, mèo Anh lông ngắn,… nhiều con mèo có giá trị lên tới hàng trăm triệu đồng.

Bác sĩ bất lực chờ máu điều trị ở nơi 15 năm chưa từng thiếu máu

PHONG LINH - PHƯƠNG ANH |

Tại các bệnh viện ở ĐBSCL, hiện nay, máu chỉ được dùng cho các trường hợp “tối cấp cứu” còn những trường hợp như suy thận mạn, ung thư, hở van tim,… vẫn phải xếp hàng chờ điều trị. Từng là nơi chi viện máu cho TPHCM và cả bệnh viện Bạch Mai, 15 năm qua, kể từ khi thành lập ngân hàng máu năm 2008, ĐBSCL chưa bao giờ thiếu máu trầm trọng và kéo dài như hiện nay...

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh bị xem xét kỷ luật vừa được bổ nhiệm hơn 1 năm

Vân Trường |

Ông Nguyễn Công Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Bắc Ninh vừa bị đề nghị kỷ luật do dùng bằng Thạc sĩ giả, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng tại địa phương.

Phong trào “Doanh nghiệp vì người lao động” được quan tâm, thúc đẩy

Hà Anh |

Hiện tại, Công đoàn Dệt may Việt Nam quản lý 116 công đoàn cơ sở, địa bàn trải dài trên cả nước. Tổng số 109.542 đoàn viên công đoàn/116.286 công nhân viên chức lao động (trong đó đoàn viên nữ là 76.610 người, chiếm tỉ lệ 70%).

Vietcombank khẳng định thương hiệu "Doanh nghiệp vì người lao động"

Minh Ánh |

Là đơn vị 7 lần liên tiếp được bình chọn “Doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” và 3 lần liên tiếp được trao giải thưởng “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động”, Công đoàn Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) luôn ý thức được vai trò của công đoàn trong chặng đường tạo dựng và phát triển thương hiệu "doanh nghiệp vì người lao động".