Chúng ta phải trả giá vì băm nát quy hoạch, nhưng ai là “ chúng ta”?

Anh Đào |

Thủ đô: mỗi năm thêm “cả huyện người”, tốc độ phương tiện cá nhân tăng ở mức “hai con số”, chung cư nhồi nhét, tăng gấp 4 lần sau 10 năm. Liệu có khi nào không phải chỉ ùn tắc khắp nơi - mà đến thở cũng là xa xỉ?

Bức ảnh được Báo Lao Động ghi lại trên đường Lê Văn Lương, Hà Nội. Một khuôn mặt thẫn thờ, vô hồn, cam chịu và bất lực của một người dân - như chính chúng ta. Dường như sự bất lực có sức mạnh biểu cảm hơn nhiều so với một bức ảnh nghìn nghịt chen chúc ùn ứ.

Đường Lê Văn Lương thì... huyền thoại rồi. Đoạn từ nút giao Láng đến Hoàng Minh Giám dài có 1km, nhưng đang phải cõng đến 40 toà chung cư... biến nó trở thành con đường khổ nạn ùn tắc bậc nhất Thủ đô.

Có một thống kê từng được CBRE Việt Nam công bố rằng, chỉ sau 10 năm, số lượng căn hộ chung cư ở Thủ đô đã tăng gấp 4 lần.

Dân số Hà Nội tăng bình quân mỗi năm khoảng 200.000 người, tương đương với “một huyện lớn”.

Còn tốc độ tăng của phương tiện cá nhân là khoảng: 10,2%/năm với ô tô và khoảng 6,7% với xe máy.

Trong khi đó, diện tích đất dành cho giao thông/diện tích xây dựng đô thị tại Thủ đô tăng chỉ khoảng 0,3%.

Những con số vô lý và khập khiễng như một hàm răng vẩu. Một vị chủ tịch thành phố từng bày tỏ băn khoăn: Có những khu đất chỉ 5-7 ha nhưng bị “băm” ra cho 2-3 chủ đầu tư… làm quy hoạch theo kiểu đấy thì không bao giờ tốt được.

Kiểu đấy là kiểu gì? Chính vị chủ tịch này sau đó đã tự trả lời: Là kiểu “quy hoạch băm nát Hà Nội” mà giờ chúng ta phải trả giá.

Chúng ta/ nhân dân phải trả giá thì đúng rồi! Ở những khuôn mặt thẫn thờ, bất lực trong ùn tắc, ở khắp Thủ đô. Trong những cơn trầm uất, những nỗi ác mộng chôn chân hàng tiếng đồng hồ, hằng ngày.

Nhưng ai là chúng ta đã làm quy hoạch băm nát Thủ đô?!

Hơn 10 năm trước, khi toà nhà chọc trời Keangnam còn chưa khánh thành, một kiến trúc sư đã “tiên đoán” rằng: Keangnam sẽ biến đường vành đai 3 trở thành đường nội bộ.

Sau 10 năm, vành đai 3 giờ đây như một con đường độc đạo giữa “rừng chung cư” với cả 4 điểm giao đều ùn tắc. Và tương lai, còn khủng khiếp nữa khi đồ án thiết kế đô thị hai bên đường vành đai 3, đoạn Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển thậm chí cho phép xây thêm các cao ốc 50 tầng để tạo... điểm nhấn.

Dường như đã đến lúc Thủ đô phải “siết cao ốc” rồi. Và đầu tiên cần siết bằng cách chỉ ra và ràng buộc trách nhiệm những “chúng ta” đã quy hoạch băm nát Thủ đô, những “chúng ta” vẫn cấp phép xây dựng, nhồi nhét cao ốc, kể cả trong nội thành, kể cả khi có lệnh cấm.

Anh Đào
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý giao thông Hà Nội: Mở cầu đường không theo kịp dự án chung cư

Phạm Đông - Yến Nhi |

Thành phố Hà Nội đang phải mở rộng nhiều tuyến đường để giải cứu các điểm nóng giao thông. Nhưng đường vừa mở rộng thì lại mọc lên chung cư cao tầng bám sát mặt đường khiến tắc đường còn trầm trọng hơn. Nghịch lý này đang khiến bài toán giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của thành phố quanh quẩn.

Hà Nội: "Nhồi nhét" chung cư bám sát mặt đường, giao thông "ngộp thở"

Phạm Đông - Yến Nhi |

Hà Nội - Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu chỉ dài 2km nhưng gánh đến 40 dự án chung cư; đường Nguyễn Tuân dài chưa đến 1km cũng gánh tới 20 dự án chung cư... Việc “nhồi” chung cư vào nội thành nhưng không đánh giá tác động giao thông khiến đường phố của Hà Nội "ngộp thở" và ùn tắc.

Lo ngại khi “nhồi” thêm căn hộ vào cao ốc trong nội đô

Cao Nguyên |

Hà Nội đã có quyết định nâng thêm 10 tầng, chuyển công năng văn phòng thành căn hộ, tăng thêm gần 850 cư dân ở cố định tại Dự án Mỹ Đình Pearl. Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng ký 2 quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đô thị mới (ĐTM) Mỹ Đình II và Xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng. Các chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh này có thể gây áp lực không nhỏ đến hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội…

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Nghịch lý giao thông Hà Nội: Mở cầu đường không theo kịp dự án chung cư

Phạm Đông - Yến Nhi |

Thành phố Hà Nội đang phải mở rộng nhiều tuyến đường để giải cứu các điểm nóng giao thông. Nhưng đường vừa mở rộng thì lại mọc lên chung cư cao tầng bám sát mặt đường khiến tắc đường còn trầm trọng hơn. Nghịch lý này đang khiến bài toán giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông của thành phố quanh quẩn.

Hà Nội: "Nhồi nhét" chung cư bám sát mặt đường, giao thông "ngộp thở"

Phạm Đông - Yến Nhi |

Hà Nội - Trục đường Lê Văn Lương - Tố Hữu chỉ dài 2km nhưng gánh đến 40 dự án chung cư; đường Nguyễn Tuân dài chưa đến 1km cũng gánh tới 20 dự án chung cư... Việc “nhồi” chung cư vào nội thành nhưng không đánh giá tác động giao thông khiến đường phố của Hà Nội "ngộp thở" và ùn tắc.

Lo ngại khi “nhồi” thêm căn hộ vào cao ốc trong nội đô

Cao Nguyên |

Hà Nội đã có quyết định nâng thêm 10 tầng, chuyển công năng văn phòng thành căn hộ, tăng thêm gần 850 cư dân ở cố định tại Dự án Mỹ Đình Pearl. Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cũng ký 2 quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đô thị mới (ĐTM) Mỹ Đình II và Xây dựng cải tạo chỉnh trang hai bên tuyến đường Phạm Hùng. Các chuyên gia cho rằng, việc điều chỉnh này có thể gây áp lực không nhỏ đến hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội…