Cần những "liều thuốc" thực tế hơn để ngăn chặn bạo lực học đường

Hoàng Văn Minh |

Bạo lực học đường liên tục xảy ra ở các trường học của nhiều địa phương trên cả nước những ngày này.

Mới nhất là đoạn video dài hơn 2 phút, ghi lại cảnh 1 nữ sinh bị 3 bạn nữ khác đánh, túm tóc kéo và bị bắt quỳ xuống vòng tay xin lỗi. Một số nữ sinh khác thì đứng quay video, buông lời kích động và nói tục rất phản cảm.

Bối cảnh của đoạn clip diễn ra tại không gian có tên là “Nhà văn hóa phường 1” (thành phố Đông Hà). Và 4 nữ sinh liên quan là học sinh lớp 7, 8 tại các trường học ở thành phố Đông Hà.

Những vụ bạo hành tương tự, thậm chí với tính chất nghiêm trọng hơn như đánh đập, lột quần áo nữ sinh, dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu, đánh hội đồng đến chấn động não… cũng liên tục xảy ra ở các địa phương Quảng Bình, Đà Nẵng, Long An…

Có cảm giác là nếu các tờ báo giờ mở riêng chuyên mục về bạo lực học đường thì gần như ngày nào cũng có tin mới, và toàn tin gây chấn động, bức xúc.

Tình trạng bạo lực học đường, dù cả ngành giáo dục, chính quyền các cấp cùng gia đình đã có rất nhiều nỗ lực ngăn chặn, phòng chống, vẫn đang diễn ra và có tính chất phức tạp hơn.

Với bình quân mỗi năm học cả nước đã xảy ra hơn 1.500 vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau… như thông tin của Chính phủ trong Báo cáo số 508 ngày 3.10.2023 gửi đến các đại biểu Quốc hội về đánh giá việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Nguyên nhân của bạo lực học đường cũng được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn và các đại biểu Quốc hội mổ xẻ rất kỹ trên diễn đàn Quốc hội ở phiên họp gần nhất.

Thậm chí cả giáo dục gia đình - một trong những nguyên nhân chính của bạo lực học đường cũng được soi chiếu chi tiết bằng các con số của tòa án. Ví như hàng năm có 220.000 vụ ly hôn, trong đó có từ 70 - 80% có lý do liên quan đến xung đột và bạo lực gia đình. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói, “theo thống kê, số học sinh có bối cảnh bạo lực gia đình liên quan đến bạo lực trong nhà trường có một tỉ lệ rất lớn”.

Rồi cả trách nhiệm của ngành văn hóa cũng được đề cập kèm đề nghị cần sớm định hướng, thúc đẩy, hình thành giá trị văn hóa mới.

Về giải pháp, ngoài các phương pháp đã làm, sẽ làm của Bộ GD&ĐT, các đại biểu Quốc hội cũng kêu gọi, đề nghị cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình. Đồng thời đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề bạo lực học đường…

Các cách làm, các phương pháp xử lý, phòng chống, ngăn chặn bạo lực học đường của chúng ta lâu nay vẫn chưa phát huy hiệu quả như mong muốn.

Rõ ràng, các giải pháp, hay tinh thần xử lý của cơ quan chức năng cần thực tế hơn, đi vào thực chất hơn thay vì "xử lý nghiêm", "không để xảy ra"... sau mỗi vụ việc!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Bạo lực học đường ngày càng nhiều, cần nắm bắt tâm lý học sinh từng cấp học

THÙY TRANG |

Vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng nhiều khiến môi trường giáo dục bị ảnh hưởng.

Phát động cuộc thi Sáng kiến về phòng ngừa bạo lực học đường

TRÀ MY |

Ngày 1.4, tại Trường trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình, Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ phát động cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất.

Khi giáo viên trở thành nạn nhân bạo lực học đường

Nhóm PV |

Chia sẻ tại Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?” do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, các khách mời đều cho rằng, để xảy ra sự việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Trường THCS Tân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, người đứng đầu nhà trường phải có trách nhiệm.

Có nên xử phạt học sinh quay clip bạo lực học đường?

Phương Thảo |

Thời gian qua, hàng loạt vụ bạo lực học đường được các em học sinh quay clip và phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ vì tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Và sau những vụ việc trên, nhiều em học sinh “xem bằng điện thoại” đã phải chịu các hình thức kỷ luật, khiến dư luận tỏ ra băn khoăn.

Đau xót khi giáo viên trở thành nạn nhân của bạo lực học đường

Hà Quyên |

Mới đây, một nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang đã cùng dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào người cô gây rúng động xã hội.

Danh sách 20 website giả mạo Cổng Dịch vụ công quốc gia, ngân hàng

KHÁNH AN |

Qua kiểm tra và phân tích, các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) nhận thấy có nhiều trường hợp lừa đảo giả mạo các mạng xã hội, ngân hàng, thư điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia...

Xuân Lan khẩu chiến vì phim và cách phản ứng “ai cho anh chê con tôi xấu”

Mi Lan |

Cựu siêu mẫu Xuân Lan có cuộc khẩu chiến kéo dài với nhà phê bình phim Lê Hồng Lâm trên mạng xã hội. Xuân Lan cho rằng, “những review ác ý” của nhà phê bình đã kéo theo hệ lụy không nhỏ đến phim “Cái giá của hạnh phúc”.

"Long marathon" hoàn tất hành trình chạy bộ xuyên Việt ở Dinh Độc Lập

Thanh Vũ |

Sau 20 ngày, chân chạy Nguyễn Văn Long đã có mặt ở TPHCM, hoàn tất hành trình 20 ngày chạy bộ xuyên Việt.

Bạo lực học đường ngày càng nhiều, cần nắm bắt tâm lý học sinh từng cấp học

THÙY TRANG |

Vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng nhiều khiến môi trường giáo dục bị ảnh hưởng.

Phát động cuộc thi Sáng kiến về phòng ngừa bạo lực học đường

TRÀ MY |

Ngày 1.4, tại Trường trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ (quận Ba Đình, Hà Nội), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ phát động cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” lần thứ nhất.

Khi giáo viên trở thành nạn nhân bạo lực học đường

Nhóm PV |

Chia sẻ tại Tọa đàm “Khi giáo viên là nạn nhân của bạo lực học đường: Tại sao tinh thần tôn sư trọng đạo bị phai nhạt?” do Báo Lao Động tổ chức ngày 8.12, các khách mời đều cho rằng, để xảy ra sự việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Trường THCS Tân Phú, Sơn Dương, Tuyên Quang, người đứng đầu nhà trường phải có trách nhiệm.

Có nên xử phạt học sinh quay clip bạo lực học đường?

Phương Thảo |

Thời gian qua, hàng loạt vụ bạo lực học đường được các em học sinh quay clip và phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều người phẫn nộ vì tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Và sau những vụ việc trên, nhiều em học sinh “xem bằng điện thoại” đã phải chịu các hình thức kỷ luật, khiến dư luận tỏ ra băn khoăn.

Đau xót khi giáo viên trở thành nạn nhân của bạo lực học đường

Hà Quyên |

Mới đây, một nhóm học sinh lớp 7 ở Tuyên Quang đã cùng dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào người cô gây rúng động xã hội.